Vi khuẩn Hp có chữa khỏi không? Làm thế nào để tiêu diệt tận gốc? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này.
Nội dung bài viết
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Hp với tên đầy đủ là Helicobacter pylori, còn được gọi tắt là H. pylori là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở niêm mạc của dạ dày. Đây là một loại vi khuẩn hình xoắn ốc, có 6-8 lông mảnh ở đầu, giúp nó di chuyển trong môi trường nhớt. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường axit của dạ dày, bằng cách tiết ra một enzyme gọi là urease, làm giảm độ axit trong dạ dày.
Hầu hết mọi người đều bị nhiễm H. pylori không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số người lại phát triển các vấn đề như viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và hiếm gặp là ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người này sang người khác. Vi khuẩn gây nhiễm trùng làm suy yếu chất nhầy bảo vệ trong dạ dày và tá tràng, tạo điều kiện cho axit xâm nhập vào lớp niêm mạc nhạy cảm bên dưới. Cả axit và vi khuẩn đều kích thích lớp niêm mạc và hình thành vết loét.
Nếu không được điều trị, H. pylori có thể gây viêm dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc dần dần (viêm dạ dày mãn tính). Nhiễm trùng H. pylori không được điều trị cũng có thể tiến triển thành bệnh loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không?
Câu trả lời là CÓ. Nhiễm vi khuẩn Hp (H. pylori) có thể được điều trị và chữa khỏi bằng nội khoa. Cụ thể, điều trị bao gồm việc sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng với các loại thuốc ức chế axit và thuốc bảo vệ dạ dày.
Thời gian điều trị thường kéo dài từ một đến hai tuần. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm. Điều này giúp đảm bảo loại bỏ toàn bộ vi khuẩn H. pylori và giảm nguy cơ tái nhiễm.
Một trong những chỉ định cần phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình điều trị và kể cả sau điều trị là chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày như: thường xuyên thức khuya, stress, uống nhiều bia rượu..
Nếu nhiễm trùng H. pylori được điều trị kịp thời và theo đúng theo phác đồ, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn mà không gặp lại vấn đề liên quan.
Chữa vi khuẩn Hp bằng cách nào?
Điều trị loét dạ dày, viêm dạ dày và H. pylori thường liên quan đến sự kết hợp của thuốc kháng sinh, thuốc ức chế axit và thuốc bảo vệ dạ dày. Điều trị viêm dạ dày dựa trên nguyên nhân gây viêm. Các loại thuốc có thể được kê toa bao gồm:
- Kháng sinh. Sự kết hợp của các loại kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt H. pylori vi khuẩn. Phác đồ kháng sinh được khuyến nghị cho bệnh nhân có thể khác nhau giữa các khu vực trên thế giới vì các khu vực khác nhau đã bắt đầu cho thấy tình trạng kháng thuốc kháng sinh cụ thể.
- Thuốc ức chế bơm proton. Thuốc ức chế bơm proton ngăn chặn việc sản xuất axit bằng cách ngăn chặn cơ chế bơm axit vào dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: phổ biến nhất là Bismuth subsalicylate. Thuốc này có tác dụng kép bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit và tiêu diệt vi khuẩn H. pylori.
Những phương pháp điều trị này làm giảm các triệu chứng và giúp các mô bị tổn thương do nhiễm trùng được chữa lành.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Điều trị Hp dạ dày
Chữa vi khuẩn Hp trong bao lâu?
Thời gian điều trị vi khuẩn Hp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tình trạng bệnh, độ đáp ứng thuốc, lối sống và chế độ ăn uống của bạn. Thông thường, bạn cần uống thuốc kháng sinh trong ít nhất 2 tuần để tiêu diệt vi khuẩn Hp. Sau đó, bạn có thể cần uống thuốc ức chế bơm proton trong 4-8 tuần để làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày.
Nếu bạn không đáp ứng thuốc có thể cần đến phác đồ tiếp theo. Trường hợp này có thể kéo dài thêm 10-14 ngày nữa để điều trị kháng sinh thay thế.
Bạn cũng cần tái khám sau 4-8 tuần kể từ khi kết thúc điều trị để kiểm tra lại vi khuẩn Hp diệt. Xét nghiệm kiểm tra này cần phải thực hiện ít nhất 1 tháng sau khi ngưng dùng thuốc kháng sinh mới có kết luận chính xác.
Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi có các vấn đề nền sức khỏe, việc điều trị có thể cần thời gian dài hơn hoặc cần sự theo dõi và quản lý thêm.
Tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc bằng cách nào?
Để tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc bạn cần lưu ý các điều sau:
Tuân thủ phác đồ điều trị
Điều này là rất cần thiết, vì vi khuẩn Hp có thể kháng lại một số loại thuốc kháng sinh. Bạn nên uống đủ liều thuốc và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
Tuân thủ cần lưu ý đến việc dùng thuốc.
- Đúng thuốc, đúng liều: Cần phải uống thuốc theo đúng chỉ định về liều lượng cụ thể như đơn thuốc được kê.
- Thời gian dùng thuốc: Có một số loại thuốc cần uống trước ăn và sau ăn. Cần tuân thủ đúng để thuốc phát huy tác dụng.
- Không tự ý bỏ thuốc: Kể cả khi bạn thấy triệu chứng đã giảm đi, cần giữ nguyên liều lượng và uống đến hết liệu trình bác sĩ kê.
Tuân thủ kiêng khem khác: Một số loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp cần tuyệt đối không được uống bia rượu.
Tuân thủ tái khám theo lịch hẹn
Sau khi điều trị, bạn nên kiểm tra lại vi khuẩn Hp bằng các phương pháp xét nghiệm, như thở ure, xét nghiệm máu, phân… để đảm bảo vi khuẩn đã được tiêu diệt hoàn toàn. Nếu không, bạn có thể bị tái nhiễm hoặc kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Việc tái khám này thường là sau 4-8 tuần kể từ khi kết thúc điều trị.
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khoa học để quá trình điều trị hiệu quả. Đây cũng là lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn trong và cả sau điều trị. Chẳng hạn như:
- Thực hiện ăn uống đủ chất, cân bằng, đa dạng, tránh ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, chua, mặn, chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
- Nên ăn nhiều rau quả, chất xơ, chất chống oxy hóa, uống nhiều nước, tránh ăn quá no hoặc đói quá lâu.
- Nên tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mất ngủ.
Phần này bạn có thể đọc chi tiết ở mục phòng ngừa bên dưới nữa nhé.
Kết hợp Gastosic
Sản phẩm Gastosic với các thành phần như Nano Curcuminm, Hoàng liên, Cam thảo giúp hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và các loại nấm gây hại cho đường tiêu hóa, giúp tăng tốc độ làm lành tổn thương niêm mạc dà dày. Hơn nữa, Gastosic là thành quả của quá trình nghiên cứu hơn 5 năm với hơn 100 công thức dạ dày để tìm ra công thức tối ưu nhất phù hợp với cơ địa, thói quen, tập quán của người Việt.
Đặc biêt, Gastosic là sản phẩm được chuyển giao công nghệ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với cơ chế tác dụng đa chiều, cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày”, đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền cho người bệnh.
Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được bày bán rộng rãi tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂYđể được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Phòng ngừa tái nhiễm vi khuẩn Hp như thế nào?
Như bạn đã biết vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn dễ dàng lây lan qua tiếp xúc ăn uống. Chữa khỏi rồi nhưng việc phòng ngừa tái nhiễm cũng rất quan trọng. Bạn nên tạo thói quen như:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không dùng chung bát đũa, ly, muỗng, dụng cụ vệ sinh cá nhân.
- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế ăn ở các hàng quán, vỉa hè, không ăn thực phẩm ôi thiu, hỏng…
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày.
- Loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya, căng thẳng.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/lần với người khỏe mạnh và 6 tháng/lần với nếu bạn đã từng nhiễm khuẩn.
☛ Tham khảo: Bị viêm dạ dày vi khuẩn Hp nên ăn gì?
Trên đây là những thông tin liên quan đến thắc mắc Vi khuẩn Hp có chữa khỏi không. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn từ đó chủ động đi điều trị cũng như phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn này. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.6626 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn TẠI ĐÂY.