Việc cho rằng vận động không tốt cho người trào ngược axit dạ dày không hoàn toàn đúng. Vận động mạnh gây ảnh hưởng đến trào ngược, nhưng các bài vận động nhẹ nhàng rất tốt cho cơ thể. Vậy người trào ngược axit dạ dày nên lựa chọn các bài thể dục như thế nào? làm thế nào tránh bị ợ hơi khi tập thể dục ?
Nội dung bài viết
1. Tập thể dục là điều cần thiết
Tại sao mọi người lại cần tập thể dục? Đặc biệt là với người trào ngược axit dạ dày, việc tập thể dục đều đặn và thường xuyên đem lại hiệu quả ra sao?
1.1 Cải thiện chức năng cơ thắt thực quản dưới
Trào ngược axit dạ dày biểu hiện ra triệu chứng do nguyên nhân cơ thắt thực quản dưới bắt đầu trong trạng thái kém hoạt động, tạo cơ hội cho axit trào ngược tổn thương thực quản.
Cơ thể khỏe mạnh chỉ cho cơ thắt thực quản dưới giãn để thức ăn đi vào dạ dày từ 3 – 4 lần một giờ. Ở bệnh nhân trào ngược, sự co giãn của cơ thắt này có thể lên tới 8 lần một giờ, trong đó hiệu quả co thắt không được như trước. Từ đó dẫn tới các biểu hiện ợ nóng, ợ hơi, ợ chua xảy ra ngày càng thường xuyên.
Tập thể dục giúp cải thiện chức năng co bóp của cơ thắt này. Vận động hợp lý còn giúp quá trình tiêu hóa nhanh hơn, giảm áp lực các cơ quan.
1.2 Vận động thường xuyên giúp duy trì cân nặng
Theo các nghiên cứu, béo phì là một nguyên nhân không nhỏ gây trào ngược axit dạ dày, làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu.
Thừa cân khiến ổ bụng gia tăng áp lực, luồng thức ăn từ dạ dày tăng nguy cơ trào ngược lên vùng thực quản. Do vậy, việc duy trì cân nặng ở chỉ số BMI hợp lý là vô cùng cần thiết.
1.3 Vận động giúp giảm stress, căng thẳng
Các bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó có trào ngược axit dạ dày liên quan mật thiết đến nguyên nhân tinh thần.
Stress, căng thẳng kéo dài gây tăng tiết cortisol. Cortisol tiết ra quá nhiều ngăn cản cơ thể tiết các yếu tố bảo vệ dạ dày, đồng thời tăng tiết các yếu tố nguy cơ như axit HCl và pepsine.
Bạn cần duy trì tập thể dục đều đặn giúp cơ thể trong trạng thái tinh thần thoải mái, từ đó giảm nguy cơ trào ngược axit dạ dày cùng các triệu chứng của bệnh.
Tập thể dục phù hợp với người trào ngược axit dạ dày
Tập thể dục luôn tốt cho cơ thể dù là người khỏe mạnh hay mắc các bệnh khác nhau, tuy nhiên với bệnh trào ngược dạ dày người bệnh hay gặp hiện tượng ợ hơi khi tập thể dục, điều này thực sự ảnh hưởng đến chất lượng bài tập.
Làm thế nào tránh ợ hơi khi tập thể dục ?
Thời điểm vận động
Sau bữa ăn chính 3 tiếng là thời điểm phù hợp nhất để vận động. Khi này, thức ăn trong dạ dày đã được co bóp phần lớn để đẩy xuống ruột non, việc vận động sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược axit dạ dày, nhờ vậy hạn chế được hiện tượng ợ hơi.
Trước thời điểm tập, bạn có thể ăn nhẹ các loại bánh ngọt, bánh quy hoặc sữa chua tốt cho tiêu hóa.
Uống nhiều nước
Vận động khiến cơ thể tiết mồ hôi, bạn nên mang theo một chai nước nhỏ giúp bổ sung nước cho cơ thể.
Bạn có thể sử dụng các loại nước bổ sung khoáng, trà giải khát, cần tránh nước có vị chua hay nước có gas.
Bạn có thể quan tâm:
Tập luyện thường xuyên
30 phút/ngày, duy trì đều đặn và thường xuyên, bắt đầu từ những bài tập vận động nhẹ nhàng để cơ thể làm quen. Sau đó bạn nên gia tăng cường độ tập luyện, cơ thể khi quen những bài vận động cần những bài tập nặng hơn để có hiệu quả.
Các bài tập
Bạn có thể lựa chọn các bài tập như: đi bộ, đi xe đạp cường độ phù hợp. Nếu cơ thể chưa quen, bạn nên bắt đầu tại các nơi bằng phẳng, ít dốc. Tránh các bài tập phải cúi gập người xuống, điều này sẽ giảm thiểu hiện tượng ợ hơi khi tập thể dục.
Trang phục thể dục
Khi vận động, bạn cần chú ý đến trang phục. Bạn hãy lựa chọn đồ tập rộng rãi, thoải mái dễ vận động. Quần áo quá bó khiến bạn khó khăn trong quá trình tập luyện.
Tập thể dục thế nào là không hợp lý?
- Tập thể dục ngay sau ăn hoặc khi quá đói.
- Các tư thế không hợp lý: cúi gập người, nằm nâng tạ, trồng cây chuối, nằm ngửa thấp đầu.
- Địa hình vận động nhiều dốc, xóc và không bằng phẳng.
- Trong thời gian tập luyện sử dụng các loại nước giải khát có gas, café, đồ uống chứa chất kích thích.
- Sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng axit cao trong quá trình tập luyện tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.
Bạn hãy xem thêm: