Khi bị mắc trào ngược dạ dày nên làm gì là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Không đơn thuần là hạn chế ăn cay, ăn nhiều rau xanh, người bị trào ngược còn phải lưu ý nhiều điều hơn nữa.
Nội dung bài viết
1. Trào ngược dạ dày
Thực quản là ống kéo dài từ cổ họng đến dạ dày, là đường dẫn thức ăn, nước uống xuống dạ dày. Ở vị trí tiếp giáp giữa 2 cơ quan này là cơ thắt thực quản dưới, ngăn ngừa trào ngược của dịch dạ dày và thức ăn. Tuy nhiên, khi bị trào ngược dạ dày xảy ra, cơ vòng bị suy yếu làm cho dịch vị dạ dày tràn lên thực quản.
Acid trong dịch dạ dày có đặc tính ăn mòn, phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản. Vì thế, trào ngược dạ dày nếu xảy ra thường xuyên và không được chữa trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản.
Do đó, bạn cần biết hướng xử lý khi nghi ngờ mình đang mắc các dấu hiệu triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bạn có thể tìm hiểu:
2. Trào ngược dạ dày có những triệu chứng điển hình gì ?
Để phân biệt trào ngược dạ dày với những chứng bệnh gì, bạn có thể để ý những dấu hiệu điển hình của trào ngược như là
- Đắng miệng: Do dịch acid dạ dày kèm theo dịch mật trào lên tới khoang miệng gây ra.
- Miệng tiết nhiều nước bọt: Tiết nước bọt nhằm trung hòa bớt acid dịch vị trong miệng.
- Ợ nóng: Chứng ợ nóng là một cơn đau rát ở trung tâm ngực, phía sau xương ức. Nó thường bắt đầu ở bụng trên và lan lên cổ hoặc cổ họng.
- Cảm giác đau tức ngực: Do thức ăn cùng dịch vị dạ dày tràn lên chèn ép thực quản.
- Đau họng, viêm họng, ho: Sự tiếp xúc thường xuyên giữa dây thanh quản và axit dạ dày gây ra viêm.
- Khó nuốt: Acid dạ dày trào ngược lên nhiều và thường xuyên gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản.
- Ợ hơi, ợ chua
- Nôn và buồn nôn.
3. Tìm hiểu các cấp độ của bệnh trào ngược dạ dày
Theo nghiên cứu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản phát triển theo 5 cấp độ gồm: Cấp độ 0, độ A, độ B, độ C, độ D. Cụ thể:
- Trào ngược dạ dày độ 0: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hầu như người bệnh không thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này do các triệu chứng hạn chế và không rõ ràng. Các triệu chứng ợ nóng hoặc ợ hơi có thể xuất hiện nhưng không thường xuyên.
- Trào ngược dạ dày độ A: Đây là giai đoạn mới khởi phát của bệnh. Triệu chứng điển hình ở giai đoạn này là ợ chua và nóng rát cổ họng. Có thể xuất hiện các vết loét kích thước nhỏ hơn 5mm. Đây là giai đoạn chữa trị tốt nhất.
- Trào ngược dạ dày độ B: Các vết loét có kích thước lớn hơn 5mm và có xu hướng hội tụ lại với nhau. Sự tiếp xúc thường xuyên giữa niêm mạc thực quản và axit dạ dày gây ra các triệu chứng như đau bụng âm ỉ và đau rát cổ họng.
- Trào ngược dạ dày độ C: Giai đoạn này, bệnh đã tiến triển gây ra Barrett thực quản. Các vết loét có kích thước to hơn và xuất hiện nhiều hơn. Những triệu chứng khó chịu gồm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn ra máu,… xuất hiện liên tục.
- Trào ngược dạ dày độ D: Đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng và có nguy cơ phát triển thành ung thư thực quản. Các triệu chứng khó chịu xuất hiện với tần suất lớn làm người bệnh thường xuyên mệt mỏi, uể oải.
Mỗi cấp độ có những triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Hiểu rõ tình trạng trào ngược của mình sẽ giúp bạn điều trị đúng hướng và nhanh khỏi.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các cấp độ của bệnh trào ngược qua bài viết sau:
4. Tìm hiểu chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân đầu tiên tác động đến hệ tiêu hóa và hoạt động của dạ dày. Người bệnh trào ngược lại càng phải chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Bởi một số thức ăn đưa vào dạ dày có thể làm gia tăng triệu chứng nhưng cũng có khả năng làm giảm khó chịu đáng kể.
4.1. Những thức ăn cần hạn chế
- Cà chua và trái cây có múi: Hàm lượng axit cao trong những thực phẩm này làm trầm trọng thêm trào ngược dạ dày thực quản.
- Thực phẩm giàu chất béo: Phô mai, khoai tây chiên, kem,… chứa nhiều chất béo làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, gây áp lực lên cơ thắt thực quản.
- Tỏi, hành và thực phẩm cay: Gây kích ứng dạ dày.
- Cà phê: Caffeine kích thích tiết axit dạ dày.
- Bạc hà và sô cô la: Giống như cà phê, những thực phẩm này về mặt hóa học có thể làm cho cơ thắt thực quản dưới bị lỏng ra, gây ra trào ngược axit.
- Rượu, đồ uống có cồn
- Đồ uống có ga: Các cacbonat trong đồ uống này có thể làm cho dạ dày căng phồng và đầy hơi, gây thêm căng thẳng cho cơ thắt thực quản dưới.
4.2. Những thức ăn nên ăn
- Trái cây, nước ép: Hầu hết các loại trái cây và nước ép trái cây như táo, nho, nam việt quất, chuối, lê,…
- Súp: Súp ít chất béo và không có chất béo như súp gà, súp rau.
- Đồ uống: trà thảo dược, nước, nước ép (trừ cam, bưởi và dứa).
- Rau xanh: mồng tơi, rau đay, rau bina, rau bắp cải,…
- Bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc.
- Thịt, gà, cá và các chất thay thế thịt (các loại hạt, đậu phụ, …)
- Dầu, bơ thực vật cung cấp nguồn chất béo lành mạnh.
Bạn hãy xem thêm những món nên ăn với người bị trào ngược:
5. Tìm hiểu một số mẹo chữa đơn giản tại nhà
Bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu có sẵn trong nhà để giảm triệu chứng trào ngược nhanh chóng, giảm sự khó chịu.
5.1. Dùng nghệ kết hợp mật ong
Người bị trào ngược dạ dày nên làm gì? Sử dụng nghệ, bởi nghệ có tính chống viêm, giảm tiết acid dạ dày, giúp vết thương mau lành. Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Dùng mật ong kết hợp với nghệ từ lâu đã là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Bạn dùng 1 muỗng tinh bột nghệ trộn với 2 thìa mật ong và thêm 70ml nước ấm khuấy đều. Uống nước nghệ mật ong vào buổi sáng trước khi ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
5.2. Dùng gừng
Gừng là một chất chống viêm tự nhiên và có thể giúp giảm viêm thực quản. Gừng có tác dụng:
- Tăng cường tiêu hóa chống lại táo bón và đầy hơi
- Giảm cảm giác buồn nôn và nôn.
Người trào ngược dạ dày nên làm gì đó là hãy dùng gừng bằng cách xay nhuyễn 1 muống gừng tươi và pha với nước nóng. Khuấy đều hỗn hợp, có thể thêm chút mật ong và uống vào buổi tối sau khi ăn mỗi ngày.
5.3. Nước ép lô hội
Lô hội có chất nhầy tự nhiên hoạt động như một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Nước ép lô hội cũng giúp làm dịu dạ dày nóng rát và làm giảm nồng độ axit trong dạ dày.
Bạn hãy làm sạch phần thịt trắng của lô hội, ngâm với nước muối 30 phút, rửa sạch nhiều lần để giảm bớt đắng và nhớt. Sau đó, ép lấy nước, có thể thêm 1 thìa mật ong vào để uống. Uống nước ép lô hội sau khi ăn trưa 30 phút.
6. Đi khám sớm để điều trị dứt điểm
Nhiều người chúng ta đều biết đây là căn bệnh rất dễ tái phát, diễn ra dai dẳng và đặc biệt không thể được chữa khỏi với những bệnh nhân có sự ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, trong khi điều này rất phổ biến ngày nay.
Để điều trị dứt điểm bạn nên đến ngay bệnh viện để được khám, các bác sĩ sẽ biết tình trạng bệnh của bạn ra sao, từ đó đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị chuẩn giúp bạn nhanh khỏi bệnh dứt điểm hơn.
Bạn hãy xem thêm:
Với thông tin người bị trào ngược dạ dày nên làm gì được chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều tham khảo hữu ích. Hãy áp dụng ngay khi có dấu hiệu trào ngược để giảm bớt khó chịu nhé.