Ít ai biết được rằng, bệnh trào ngược dạ dày được đánh giá theo nhiều cấp độ khác nhau như trào ngược dạ dày độ A, độ B,… Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không nắm rõ được các cấp độ của bệnh có ý nghĩa như thế nào. Theo dõi những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Nội dung bài viết
Bạn hãy xem thêm:
1. Bệnh trào ngược dạ dày có mấy cấp độ ?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Tính kích thích của các dịch dạ dày gồm axit, HCl, pepsi, dịch mật… với niêm mạc thực quản sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng bệnh trào ngược.
Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển theo nhiều cấp độ khác nhau. Điều đó có nghĩa là mỗi người bệnh với thời gian phát hiện bệnh và tình trạng khác nhau sẽ có cấp độ riêng. Điều này giúp đánh giá được tình trạng cụ thể của người bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Bệnh trào ngược dạ dày được phân thành 5 cấp độ là:
- Trào ngược dạ dày độ 0
- Trào ngược dạ dày độ A
- Trào ngược dạ dày độ B
- Trào ngược dạ dày độ C
- Trào ngược dạ dày độ D
trào ngược dạ dày thực quản là gì
2. Trào ngược dạ dày độ 0
- Ở cấp độ 0, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hầu như không có biểu hiện nào dễ nhận biết.
- Lượng axit dạ dày bị tràn lên thực quản không đáng kể với tần suất ít.
- Chưa gây ra nhiều tổn thương cho dạ dày và thực quản.
- Có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi hoặc ợ nóng không thường xuyên, dễ nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường.
3. Trào ngược dạ dày cấp độ A
- Là giai đoạn bệnh mới khởi phát.
- Niêm mạc thực quản đã bị tổn thương nhưng mức độ còn nhẹ.
- Các vết loét có thể xuất hiện với chiều dài nhỏ hơn 5mm.
- Người bệnh sẽ thấy xuất hiện rõ 2 triệu chứng là ợ chua và nóng rát cổ họng.
Trong giai đoạn trào ngược dạ dày thực quản độ A này, nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ được cải thiện rất nhanh. Ngược lại, nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ tiếp tục phát triển. Người bệnh sẽ có cảm giác chua miệng nhiều hơn, cảm giác nóng rát lan ra ngực và sau xương ức,… Có thể gặp biến chứng phù nề khí quản dẫn tới các triệu chứng như ho, khó thở,…
Trào ngược dạ dày mức độ A cũng là cấp độ phổ biến nhất mà người bệnh kịp thời phát hiện ra bệnh, 90% người bệnh phát hiện ra bệnh vào giai đoạn này, điều này rất quan trọng vì chỉ khi biết tình trạng bệnh chúng ta mới có biện pháp kịp thời để điều trị.
4. Trào ngược dạ dày độ B
- Các vết trợt niêm mạc đã mở rộng hơn và có chiều dài hơn 5mm. Chúng có thể hội tụ hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản. Sự tiếp xúc giữa niêm mạc thực quản và axit dạ dày ngày càng nhiều.
- Các vết loét, trợt dễ bị đau và gây ra cảm giác khó nuốt, nghẹn khi ăn hoặc uống.
- Đau rát trong cổ họng:
- Sau thời gian cảm thấy bị nghẹn, vướng khi đưa thức ăn qua họng, các vết loét sẽ ăn sâu hơn vào thành dạ dày.
- Khi chúng lành lại sẽ tạo thành sẹo và làm cho ống thực quản hẹp hơn. Điều này khiến quá trình nuốt thức ăn, kể cả những thức ăn mềm gặp khó khăn và gây ra tình trạng đau rát cổ.
- Đau âm ỉ trong bụng:
- Thường xuyên gặp phải những cơn đau ở vùng bụng phía trên rốn.
- Cơn đau xuất hiện cả khi no hoặc khi đói.
Bạn có thể tìm hiểu thêm những đồ uống tốt nhất cho người bị trào ngược:
5. Trào ngược dạ dày độ C
- Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển tới mức độ C gây ra Barrett thực quản. Barrett thực quản xảy ra do sự tiếp xúc liên tục của niêm mạc thực quản với axit dạ dày.
- Các tế bào ở vùng thấp thực quản bị biến đổi thành phần và màu sắc. Các vết trợt tập trung lại thành những vết loét to hơn.
- Barrett thực quản gây ra các triệu chứng như khó nuốt, ợ chua, nóng rát bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài ra máu,…
6. Trào ngược dạ dày độ D
- Đây là cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày.
- Thực quản đã bị viêm loét sâu, mức độ tổn thương rộng hơn. Người bệnh đang tiến dần hơn tới ung thư thực quản.
- Ở giai đoạn này, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm biểu mô, tế bào để đánh giá chính xác tình trạng của mình.
- Người bệnh trào ngược dạ dày độ D không chỉ gặp phải các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,.. liên tục mà còn thường xuyên mệt mỏi và uể oải.
7. Nên điều trị trào ngược dạ dày ở cấp độ nào ?
Tùy thuộc vào thể trạng từng bệnh nhân và cấp độ phát triển của bệnh mà mỗi người bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh trào ngược dạ dày ở giai đoạn 0 rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Do đó, điều trị trào ngược dạ dày phù hợp nhất là ở cấp độ A.
Trào ngược dạ dày độ A, khi những tổn thương chưa nhiều và bệnh mới khởi phát, việc chữa trị triệt để không quá khó khăn. Điều quan trọng là người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bệnh chính xác và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
- Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Thực hiện uống thuốc theo đơn. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Không tự ý tăng giảm liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày, hạn chế các thực phẩm kích ứng. Tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các chất kích thích.
Bạn hãy xem thêm:
Điều trị trào ngược dạ dày cấp độ A hay bất kỳ cấp độ nào khác chỉ có hiệu quả khi người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng cách. Ở giai đoạn càng sớm thì bệnh càng có cơ hội chữa trị dứt điểm cao.