Trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều chủ quan vì không hiểu rõ tính chất phức tạp trong tiến trình phát triển bệnh. Vậy trào ngược dạ dày nguy hiểm không? Hãy cùng Gastosic tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Định nghĩa bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ đi qua miệng, thực quản và đến cơ vòng thắt thực quản, cơ này sẽ mở ra cho thức ăn cùng chất lỏng đi vào dạ dày, sau đó đóng lại. Khi cơ thắt thực quản dưới hoạt động bất thường, dịch dạ dày (bao gồm acid dạ dày, dịch vị, có thể có cả thức ăn) trào ngược lên thực quản gây tổn thương niêm mạc thực quản.
Các triệu chứng bệnh mà người trào ngược dạ dày thực quản gặp phải bao gồm: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, khó nuốt, đau tức ngực, rát họng,…
Tuy nhiên bệnh nhân cần phân biệt các triệu chứng của bệnh với một số bệnh khác có triệu chứng tương tự như viêm họng, loét dạ dày – tá tràng, viêm loét dạ dày.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch vị là do cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động kém hiệu quả, có thể là do mất toàn bộ trương lực cơ thắt trong hoặc do các đợt giãn thoáng qua không thích hợp tái đi tái lại (tức là không liên quan đến nuốt). Giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua khởi phát do căng giãn dạ dày hoặc do kích thích dưới ngưỡng ở họng.
Các yếu tố như stress, chế độ ăn uống,… cũng là nguyên nhân làm tăng tiết acid dạ dày, pepsin dạ dày và tăng áp lực lên cơ thắt thực quản đều dẫn đến nguy cơ trào ngược:
- Stress: Ống tiêu hóa của con người được chi phối, điều khiển chủ yếu bởi dây thần kinh phế vị. stress kích thích hệ thần kinh trung ương, từ đó dẫn đến tình trạng giảm lưu lượng tưới máu đến các cơ quan tiêu hóa (trong đó có dạ dày), ảnh hưởng đến các cơn co thắt ở thực quản, làm tăng axit trong dạ dày và gây ra chứng trào ngược.
- Chế độ ăn uống không khoa học: thức ăn có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Một chế độ ăn uống không khoa học dành cho dạ dày lâu ngày tạo áp lực cho hệ tiêu hóa như: ăn uống nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng rượu bia, cà phê,…Thêm nữa thời tiết chuyển lạnh, nhiều người lại có xu hướng ăn thức ăn có nhiều gia vị, cay nóng, lượng thực phẩm ăn cũng nhiều hơn và vô tình tạo gánh nặng cho dạ dày… đây là những yếu tố dẫn đến trào ngược dạ dày dễ tái phát vào mùa lạnh.
- Thuốc lá: Những chất độc có trong khói thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh về phổi và tim mạch mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt thực quản và làm tăng nguy cơ bị trào ngược.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng sâu: bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, nồng độ acid trong dịch vị sẽ tăng cao, kèm theo đó là khả năng tiêu hóa kém kéo dài, cơ thắt thực quản dưới hoạt động không tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vị trào ngược. Đó cũng là lý do vì sao bệnh nhân viêm dạ dày thường đi kèm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới bao gồm thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chẹn kênh canxi, progesterone và nhóm thuốc nitrat cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản là một dạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến và nếu được nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm họng mạn tính
Khi lượng dịch vị acid trào ngược lên vùng hầu họng dễ gây viêm nhiễm với các triệu chứng: ho, vướng đờm ở cổ. Nhiều người chỉ uống thuốc trị viêm họng bằng kháng sinh thông thường mà không chú ý đến trào ngược dạ dày thì hiệu quả điều trị cũng không đạt kết quả cao.
Viêm, loét thực quản
Khi bị axit dạ dày tác động thường xuyên, thực quản của người bệnh có thể bị tổn thương, ăn mòn niêm mạc dẫn đến tình trạng viêm loét. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện như khó nuốt, buồn nôn, đau ngực và chán ăn,…
Viêm thanh quản, phế quản
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, kèm theo acid dạ dày trào lên dẫn đến người bệnh trào ngược dạ dày dễ bị viêm thanh quản. Bệnh gây rát họng, mất tiếng, khàn tiếng… do khi ngủ là thời điểm acid tiết ra nhiều gây trào ngược ảnh hưởng đến dây thanh quản. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt thì viêm thanh quản, phế quản dễ bị tái phát thành mạn tính.
Hẹp thực quản
Khi acid dạ dày liên tục trào lên vùng thực quản gây tổn thương niêm mạc thực quản. Niêm mạc thực quản lâu dần sẽ dày lên, xơ hóa, tạo các vùng lồi khiến thực quản hẹp lại gây khó nuốt, đau tức ngực.
Barret thực quản
Các tế bào trong lớp mô lót thực quản có thể bị biến đổi màu sắc và chức năng nếu tiếp xúc nhiều lần, liên tục với acid, dịch vị dạ dày. Từ đó làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Rất khó để nhận biết triệu chứng bệnh. Thông thường, bệnh nhân thường được chẩn đoán qua phương pháp nội soi và sinh thiết. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sớm nếu xuất hiện một số biểu hiện như ợ nóng thường xuyên, đau ngực hay khó nuốt,… Tới giai đoạn này, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bắt đầu khó khăn trong điều trị do đây được coi là giai đoạn “tiền ung thư thực quản”.
Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày – thực quản. Các barret thực quản tiến triển dần thành ung thư. thường xảy ra ở nhóm đối tượng bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên. Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Hơn nữa, rất khó nhận biết biến chứng vì không gây ra những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng với một số dấu hiệu như chảy máu thực quản, đau xương ức, khàn tiếng, giảm cân không rõ nguyên nhân,…
Cách phòng trào ngược dạ dày thực quản
Cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý góp phần giúp giảm tối đa các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản:
- Nên ăn uống điều độ, khoa học, trách các thực phẩm gây khích thích dạ dày, tăng cường chất xơ và rau xanh.
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no hay để dạ dày quá đói.
- Nghỉ ngơi hợp lý, trách căng thẳng stress và hạn chế thức khuya.
- Tránh xa khói thuốc lá vì nó chứa rất nhiều độc tố đối với cơ thể như nicotin, formaldehyde, cyanid… làm ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa và hô hấp.
- Nên chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng và cổ.
- Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, giữ cân nặng ở mức hợp lý.
- Kê cao gối khi ngủ, không vận động mạnh ngay sau khi ăn no.
☛ Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày có tự khỏi không?
Ngoài những biến pháp giảm trào ngược bằng ăn uống, sinh hoạt trên, người bệnh cần 1 sản phẩm công hiệu nhanh, không tác dụng phụ và an toàn trong sử dụng.
Gastosic là sản phẩm hiếm hoi được nghiên cứu & bào chế riêng cho dạ dày – hệ tiêu hóa người Việt Nam. Gastosic lựa chọn 9 thảo dược quý, nguồn nguyên liệu chuẩn hóa loại 1 và nano giúp sinh khả dụng tăng từ 10 đến 40 lần. Sau đây là “cơ chế đồng thời 5 tác dụng” của Gastosic:
- Trung hòa acid dịch vị dạ dày: Hậu phác, Trần bì
- Phục hồi tái tạo vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản: Cam thảo, Nano Curcumin
- Chống viêm, ức chế 65 chủng vi khuẩn HP và các loại vi khuẩn, nấm gây hại khác: Hoàng liên, Ngô thù du, Nano Curcumin
- Tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm áp lực dạ dày: Thương truật, Gừng
- Làm dịu kích thích lên thần kinh dạ dày, thực quản, giảm stress lo âu: Cúc La Mã
Đặc biệt, Gastosic giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả, giảm tần suất tái phát trào ngược. Hỗ trợ tái tạo và phục hồi niêm mạc thực quản bị tổn thương đồng thời ngăn ngừa biến chứng. Sau 1 – 3 tháng sử dụng Gastosic, bạn sẽ nhận ngay các tác dụng tích cực.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Hi vọng bài viết cung cấp đủ thông tin về bệnh trào ngược dịch vị dạ dày có nguy hiểm không cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy phản hồi bên dưới hoặc gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 để được chuyên gia giải đáp.