Trào ngược dạ dày để lâu có sao không? là thắc mắc của rất nhiều người khi đang đối mặt với căn bệnh trào ngược dạ dày. Để biết câu trả lời, hãy cùng dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày là gì?
Bình thường sau khi nuốt, thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản, cơ thắt thực quản dưới giãn ra cho phép thức ăn đi vào lòng dạ dày, sau đó đóng lại. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cơ thắt thực quản suy yếu hoặc làm việc kém hiệu quả khiến cho chúng không đóng lại hoàn toàn, tạo điều kiện cho các chất trong dạ dày (acid, dịch mật, thức ăn,…) di chuyển ngược lên trên thực quản, hiện tượng này được gọi là trào ngược dạ dày.
Do niêm mạc thực quản không có lớp chất nhầy bảo vệ như niêm mạc dạ dày, nên khi gặp tình trạng trào ngược, acid dạ dày có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc thực quản. Người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau tức ngực, nóng rát thượng vị, nuốt vướng,…
☛ Chi tiết tại: Chứng trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày để lâu có sao không?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa đã không còn quá xa lạ hiện nay. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời ở giai đoạn ban đầu, bệnh sẽ nhanh chóng chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày không điều trị đúng cách, bệnh thường kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng. Cụ thể là:
Chuyển thành mạn tính khó điều trị
Khi trào ngược dạ dày không được chữa khỏi dứt điểm để bệnh tái đi tái lại nhiều lần, lâu dần có thể chuyển thành trào ngược dạ dày mạn tính. Lúc này, các triệu chứng bệnh vẫn tiếp tục diễn ra, kể cả sau khi điều trị cũng dễ dàng tái phát trở lại. Người bệnh rất khó có thể điều trị dứt điểm và bệnh dễ tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dễ xuất hiện biến chứng
Trào ngược dạ dày cũng giống như các vấn đề sức khỏe khác, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, để lâu bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng phức tạp. Không chỉ gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.
5 biến chứng nếu trào ngược dạ dày để lâu không điều trị
Dưới đây là 5 biến chứng có thể xảy ra nếu trào ngược dạ dày để lâu không điều trị.
Viêm loét thực quản
Đây là một trong những biến chứng xuất hiện với tần suất cao nhất. Nguyên nhân là do dịch dạ dày kéo theo acid và pepsin trào ngược lên thực quản. Khi tiếp xúc với niêm mạc thực quản, pepsin sẽ phá hủy hàng rào chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện cho acid và dịch mật gây bào mòn, tổn thương niêm mạc thực quản. Tình trạng này diễn ra thường xuyên và liên tục khiến cho niêm mạc thực quản bị viêm loét.
Khi gặp biến chứng này, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau tức vùng thượng vị đặc biệt là phía sau xương ức. Khi nuốt thức ăn cảm thấy như có cái gì vướng ở cổ, sau khi ăn no thường hay bị buồn nôn và nôn, lâu dần dẫn đến mất cảm giác thèm ăn.
Hẹp thực quản
Hẹp thực quản là biến chứng xảy ra khi trào ngược dạ dày kéo dài gây viêm loét thực quản mạn tính. Những tổn thương trên niêm mạc thực quản dần hóa thành các mô sẹo, từ đó gây chít hẹp trong lòng thực quản, dẫn đến cản trở đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy nuốt nghẹn, nuốt khó, buồn nôn và nôn,…
Biến chứng về hô hấp
Mặc dù trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa nhưng có nguy cơ cao gây biến chứng về hô hấp. Cụ thể:
- Viêm họng, ho khan: Acid dạ dày có thể trào ngược qua thực quản lên đến hầu họng gây tổn thương niêm mạc tại đây. Đó là lý do người bệnh trào ngược dạ dày thường bị viêm họng, đau rát họng, ho khan kéo dài và khó điều trị dứt điểm.
- Hen suyễn, viêm phổi: Dịch dạ dày, thức ăn khi trào ngược có thể tràn vào đường thở, dẫn đến nghẹt thở, khó thở thậm chí là viêm phổi. Ở một số bệnh nhân, trào ngược dạ dày có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh hen suyễn.
- Khản tiếng kéo dài: Dịch dạ dày trào lên thực quản và khu vực hầu họng rất dễ dẫn đến viêm thanh quản. Đây là bộ phận giúp cơ thể phát ra tiếng nói, khi bị viêm, người bệnh thường xuất hiện tình trạng khản tiếng, hụt hơi, nói mệt,… ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.
Barrett thực quản
Barrett thực quản là biến chứng xảy ra ở khoảng 10% đến 15% người bị trào ngược dạ dày lâu ngày. Khi gặp biến chứng này, các tế bào bình thường của thực quản được thay thế bằng các tế bào tương tự như của ruột khiến niêm mạc thực quản bị biến đổi màu sắc. Đa số các trường hợp barrett thực quản đều không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám bệnh lý khác.
Barrett thực quản là biến chứng nguy hiểm và làm tăng nguy cơ khởi phát ung thư thực quản. Do đó, khi gặp biến chứng này, người bệnh cần chủ động tái khám thường xuyên để tầm soát sớm ung thư (tiền ung thư) và có biện pháp điều trị kịp thời.
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là biến chứng nguy hiểm và khó lường nhất, xảy ra khi trào ngược dạ dày kéo dài và để lâu không điều trị đúng cách. Lúc này, niêm mạc thực quản đã tổn thương nghiêm trọng, thay đổi cấu trúc và tăng sinh mất kiểm soát hình thành tế bào ung thư. Ung thư thực quản được chia làm 2 dạng chính:
- Ung thư biểu mô tuyến: Thường phát triển sau Barrett thực quản, xảy ra phổ biến tại vị trí dưới của thực quản.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Thường xuất hiện ở phần trên và giữa của thực quản, biến chứng này phổ biến hơn ở người Châu Á và Đông Âu.
Tỷ lệ ung thư hóa cao hơn ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ở giai đoạn đầu, biến chứng này thường không có biểu hiện rõ ràng. Đến giai đoạn phát triển, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như đau lan ra sau xương ức, nuốt nghẹn, nuốt đau, sụt cân nhanh bất thường,…
Ngoài ra, trào ngược dạ dày còn dẫn đến một số biến chứng khác như viêm mũi xoang, viêm tai,… Acid trào ngược lên vùng miệng họng thường xuyên cũng làm cho men răng hư tổn, hơi thở có mùi hôi, miệng chua đắng,… Lâu dần dẫn đến chán ăn, kém hấp thu dinh dưỡng và suy nhược cơ thể.
Gastosic giải pháp an toàn hiệu quả cho ng trào ngược dạ dày
Để kiểm soát tốt triệu chứng trào ngược dạ dày và dự phòng bệnh lý tái phát trở lại, bên cạnh việc áp dụng theo đúng phác đồ điều trị y tế, người bệnh có thể sử dụng kết hợp viên uống Gastosic – 100% từ thảo dược thiên nhiên mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả vượt trội cho người bệnh trào ngược dạ dày!
Gastosic là sự kết hợp của Nano Curcumin (tinh chất nghệ vàng siêu sinh khả dụng) được chuyển giao công nghệ độc quyền từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng với 8 thảo dược quý trong tự nhiên có tác dụng:
- Nhóm 1 (Cúc La Mã, Thương truật): Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, hạn chế các kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, từ đó ngăn ngừa các cơn trào ngược dạ dày khởi phát do căng thẳng, trào ngược dạ dày về đêm, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ngủ ngon sâu giấc,…
- Nhóm 2 (Nano Curcumin, Hoàng liên, Cam thảo): Hỗ trợ chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.
- Nhóm 3 (Trần bì, Ngô thù du, Hậu phác, Gừng tươi): Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,…
Nhờ cơ chế tác động đa chiều cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt”, Gastosic không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng mà còn ngăn ngừa cơn trào ngược dạ dày tái phát trở lại. Đã có 98% người bệnh dạ dày thoát bệnh sau khi sử dụng Gastosic đúng liệu trình. Sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép và đang được bày bán rộng rãi tại hơn 2000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trào ngược dạ dày để lâu thường rất khó điều trị khỏi hoàn toàn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị đúng cách, đồng thời kết hợp với việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học tránh để bệnh tái phát trở lại.
Tài liệu tham khảo:
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview
- https://www.webmd.com/heartburn-gerd/understanding-gerd-basics#1
- https://suckhoedoisong.vn/bien-chung-cua-trao-nguoc-da-day-va-cach-khac-phuc-169220207163946312.htm