Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa nhiều người mắc phải và gây nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt, thậm chí gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Vậy trào ngược axit dạ dày là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Gastosic tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Bệnh trào ngược axit dạ dày là gì ?
Theo thống kê từ Hội khoa học Tiêu hóa, tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày ở Việt Nam khá cao và xuất hiện ở nhiều nhóm tuổi, kể cả những người còn rất trẻ. Phổ biến nhất là các trường hợp bị nóng dạ dày, buồn nôn, trào ngược axit dạ dày.
Ở lối vào của dạ dày có một bộ phận gọi là cơ thắt thực quản dưới. Nó có chức năng mở ra để tiếp nhận thức ăn đi vào dạ dày và đóng lại để thức ăn không bị trào ngược ra ngoài. Khi chức năng dạ dày suy giảm, cơ thắt thực quản dưới không đóng hết cỡ hoặc mở quá thường xuyên làm axit dạ dày có thể di chuyển ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực, nóng rát vùng thực quản.
Hiện tượng này được gọi là bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên, đa số trường hợp mắc bệnh thường gặp ở người lớn. Theo thống kê, có khoảng 10-20% người lớn đã từng có những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời. Nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không sớm tìm cách khắc phục.
Triệu chứng trào ngược axit dạ dày
Thông thường, người bệnh có thể nhận biết bản thân bị trào ngược dạ dày thông qua một số triệu chứng cơ bản như:
- Đau vùng thượng vị.
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua.
- Buồn nôn, nôn: có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị, thường gặp nếu ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn.
- Miệng thường tiết ra nhiều nước bọt hơn, cảm giác đắng miệng, hôi miệng.
- Có cảm giác khó nuốt, vướng hoặc cảm giác như một cục nghẹn ở cổ.
- Hen suyễn, ho, khan tiếng.
- Xuất huyết tiêu hóa: khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng ho ra máu hoặc phân có máu hoặc màu đen.
Có thể thấy đa số các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày không quá rõ ràng và dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân còn bị nhầm lẫn với các bệnh lý về hô hấp và tim mạch.
Nguyên nhân trào ngược axit dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây lên trào ngược dạ dày thực quản.
Ăn nhiều, ăn quá no
Việc ăn quá no có thể làm căng dạ dày và ruột cũng như làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, dạ dày sẽ luôn rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc sẽ khó hồi phục. Lúc này, dạ dày phải tiết ra nhiều axit hơn để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, cơ thắt thực quản dưới sẽ không đóng được đúng cách. Nó không thể ngăn thức ăn và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Nằm xuống ngay sau bữa ăn
Nằm xuống ngày sau bữa ăn khiến cho các axit được dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn có nguy cơ tràn lên thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày) gây kích thích lớp niêm mạc của thực quản, nơi chỉ quen với môi trường kiềm. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Gastroenterology, người bị trào ngược dạ dày thực quản được khuyến khích chỉ nằm xuống sau khi ăn 3 giờ.
Ăn vặt gần giờ đi ngủ
Thông thường người bệnh có thói quen ăn đêm rồi nằm ngủ ngay nên việc ăn đêm dễ trở thành nguyên nhân trào ngược dạ dày. Ăn vặt gần giờ đi ngủ khiến dạ dày không thể tiêu hóa được hết thức ăn trong nó, dạ dày hoạt động không ngừng nghỉ. Vì thế, thức ăn tồn tại trong dạ dày lâu hơn dẫn đến lên men và tạo ra nhiều axit dạ dày hơn. Nếu tình trạng này kéo dài và thường xuyên sẽ làm suy yếu dạ dày, chức năng tiêu hóa kém dẫn đến chứng trào ngược dạ dạy thực quản.
Thừa cân hoặc béo phì
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng béo phì hoặc thừa cân có thể là tác nhân gây ra chứng trào ngược axit dạ dày. Bởi việc thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán… làm ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày.
Cân nặng quá lớn còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới khiến nó hoạt động không đúng cách. Tình trạng béo phì làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Béo phì được coi là nguyên nhân trào ngược dạ dày tiềm ẩn ít người chú ý tìm hiểu nhưng lại là nguyên nhân không thể xem thường.
Ăn một số thực phẩm nhất định
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hai yếu tố tấn công và yếu tố phòng thủ. Yếu tố tấn công bao gồm sự tăng tiết HCl, pepsine và sự ứ trệ thức ăn trong dạ dày gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản thúc cơ này mở gây trào ngược dạ dày thực quả. Khi yếu tố tấn công quá mạnh sẽ đầy lùi yếu tố bảo vệ. Một số loại đồ ăn có tính kích thích, đồ uống có gas… là tác nhân gây tăng tiết HCl và pepsine giúp gia tăng yếu tố tấn công.
Chính vì vậy, những người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng các loại thực phẩm và hạn chế các loại hoa quả, đồ uống như: thức ăn nhiều chất béo, các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều acid (cam, chanh,…), socola, sữa, cà phê, thuốc lá, rượu bia,…
☛ Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Cách điều trị trào ngược axit dạ dày
Tùy vào mức độ bệnh sẽ có những cách điều trị trào ngược axit dạ dày khác nhau. Đối với những người bị nhẹ thì ưu tiên chọn cách thay đổi lối sống sinh hoạt và sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Còn đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ xem xét và yêu cầu can thiệp ngoại khoa.
Thay đổi lối sống
Để cải thiện triệu chứng trào ngược axit dạ dày, bạn nên thực hiện thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
- Hạn chế đồ ăn có vị chua, cay nóng, nhiều chất béo như chanh, quýt, đồ ăn nhiều ớt, đồ chiên rán… để làm giảm việc tiết axit dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp dạ dày tránh khỏi tình trạng quá tải và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Bữa ăn nên bắt đầu ít nhất 2 đến 3 giờ trước khi bạn nằm nghỉ. Điều đó giúp dạ dày tiêu hóa hết thức ăn và không để thức ăn quá lâu gây lên men trong dạ dày.
- Bạn cũng nên ăn những thực phẩm tốt cho dạ dày thường xuyên như chuối, mật ong, dưa chuột, khoai lang,…
- Từ bỏ hút thuốc lá vì chúng sẽ gây hại cho cơ thể và dạ dày.
- Kê cao gối để thực quản cao hơn dạ dày sẽ hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản khi bạn nằm.
- Đừng mặc quần áo chật hoặc thắt lưng quá chặt, chúng sẽ làm dạ dày gặp áp lực và khó chịu.
- Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm cân và thay đổi chế độ ăn uống.
- Hạn chế uống các loại đồ uống có gas, cồn, rượu bia.
- Bạn không nên nằm ngay sau khi ăn no, không nên thức khuya.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý và có hướng điều trị kịp thời.
Sử dụng thuốc
Hiện nay, y học phát triển đã điều chế ra các loại thuốc với công dụng vượt trội trong điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một số nhóm thuốc cho hiệu quả rõ rệt trong chữa trị có thể kể đến đó là:
- Thuốc ức chế Proton (PPI): Là nhóm thuốc ngăn tiết Acid dạ dày mạnh nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay thông qua tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết acid dịch vị như Omeprazol, Pantoprazol, Esomeprazol, Lansoprazole…
- Thuốc trung hòa acid: Các thuốc trung hòa Acid dạ dày thường dùng là thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphat) và các muối magnesi (carbonat, hydroxyd, trisilicat) như Maalox, Gastropulgite, Alusi…
- Thuốc kháng thụ thể Histamin H2: Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có tác dụng tranh chấp với thụ thể H2 tại tế bào thành, giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày, từ đó giúp hạn chế tình trạng viêm loét thực quản như cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin…
- Nhóm thuốc dạ dày không cần kê đơn: Gaviscon, Yumangel,…
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ do một số loại thuốc cần tuân theo liều lượng và thời gian sử dụng kéo dài khác nhau. Với từng mức độ trào ngược, bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng.
☛ Tham khảo đầy đủ: Top 5 thuốc trị trào ngược hiệu quả
Phẫu thuật
Đối với những trường hợp trào ngược dạ dày nặng, việc dụng thuốc không có hiệu quả cao, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm. 2 phương pháp phẫu thuật thường được cân nhắc bao gồm: phẫu thuật Nissen hoặc phẫu thuật LINX.
- Phẫu thuật Nissen: quấn xung quanh phần trên dạ dày tại vị trí cơ thắt thực quản dưới để thắt chặt cơ và ngăn tình trạng bị trào ngược. Phẫu thuật được thực hiện nội soi, xâm lấn tối thiểu.
- Phẫu thuật Linx: là phẫu thuật cấy ghép một vòng các hạt titan nhỏ chứa từ tín, quấn quanh ngã ba của dạ dày – thực quản. Lực hút từ giữa các hạt giúp cơ vòng đóng lại với axit, tuy nhiên vẫn có thể cho phép thức ăn đi qua.
☛ Xem thêm: Chỉ định của bác sĩ về điều trị trào ngược axit dạ dày
Dùng Gastosic – giải pháp hiệu quả cho người trào ngược dạ dày
Gastosic là sản phẩm chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày. Với cơ chế tác động đa chiều, giải quyết tận “gốc rễ” căn nguyên gây trào ngược dạ dày, Gastosic đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền.
Với thành phần chính là 9 loại thảo dược quý, bao gồm: Nano Curcumin (Chiết xuất nghệ vàng), Trần bì, Cam thảo, Hoàng Liên, Gừng, Cúc La Mã, Hậu phác, Thương truật và Ngô thù du, mang đến 3 tác dụng:
- Hỗ trợ trung hòa acid dư thừa, làm giảm lượng acid trong dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,…
- Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn HP gây bệnh, hỗ trợ làm lành tổn thương vùng niêm mạc thực quản do trào ngược gây ra, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa.
- Hỗ trợ làm dịu các kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, làm giảm hiện tượng trào ngược do tâm lý stress.
Gastosic vừa giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược (như đau nóng rát, ợ nóng,…), vừa bảo vệ niêm mạc của thực quản trước các tác động của acid trào ngược và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, Gastosic an toàn và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY