Cùng với những thay đổi tích cực trong lối sống, sử dụng thuốc trị trào ngược axit dạ dày là điều cần thiết để có thể điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày dứt điểm. Nếu các loại thuốc Tây y có thể giúp bạn nhanh chóng tạm biệt những triệu chứng khó chịu thì thuốc Đông y lại khá an toàn và mang đến nhiều tác dụng lâu dài. Vậy trào ngược dạ dày dùng thuốc gì?
Nội dung bài viết
1. Bệnh trào ngược dạ dày
1.1. Triệu chứng của trào ngược dạ dày
- Chứng ợ chua ợ nóng: Đây là triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất, biểu hiện ở cảm giác đau, nóng rát cực kỳ khó chịu. Cảm giác này chạy dọc từ dưới vùng thượng vị chạy lên phía trên thực quản và cổ họng, miệng có vị chua acid đôi khi có thể có vị đắng của dịch mật. Ợ chua ợ nóng có thể xuất hiện vào bất cứ thời gian nào, dù bạn mới ăn xong hay không ăn gì.
- Buồn nôn và nôn: Những tác động của acid dịch vị lên dạ dày và thực quản thường kích thích và làm cho cơ thể bạn có cảm giác buồn nôn, thậm chí có người còn xuất hiện nôn mửa dữ dội.
- Đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu: Trào ngược dạ dày thường sinh ra khí trong hệ tiêu hóa dẫn đến chứng đầy hơi khó tiêu.
- Đau tức ngực: Do thức ăn cùng dịch vị trào ngược lên có thể chèn ép vào thực quản.
- Các vấn đề về hệ hô hấp: Acid dịch vị có thể trào ngược vào thanh quản và phổi gây nên những vấn đề như: ho dai dẳng, viêm phổi, viêm amidan, viêm phổi, hen suyễn….
- Tăng tiết nước bọt
- Miệng đắng: Do dịch mật có thể trào ngược từ dưới tá tràng lên dạ dày và theo dịch vị đi lên cổ họng.
1.2. 5 biến chứng của trào ngược dạ dày
Khi bạn thấy thường xuyên xuất hiện chứng ợ chua ợ nóng hoặc đồng thời có từ 2 triệu chứng trở lên có thể bạn đang mắc chứng trào ngược acid. Hãy đi khám để điều trị dứt điểm, không để bệnh tái phát và gây những ảnh hưởng không tốt, thậm chí là nguy hiểm đến sức khỏe như:
- Chứng viêm loét thực quản, chảy máu thực quản
- Hẹp thực quản
- Các bệnh viêm, nhiễm trùng đường hô hấp
- Barrett thực quản
- Ung thư thực quản
1.3. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày
Theo các bác sĩ, trào ngược dạ dày xảy ra là do sự tăng tiết acid dạ dày và sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới.
- Thường xuyên lo âu, căng thẳng, stress (chiếm đến 75% nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày)
- Do thói quen ăn muộn ngay trước khi đi ngủ, ăn quá no, ăn nhanh
- Thức khuya, làm việc khuya
- Sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá
- Do các bệnh lý về dạ dày hoặc các bệnh lý khác
Vì vậy, để điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày, bạn cần giải quyết tận gốc từ nguyên nhân gây bệnh.
2. 5 loại thuốc trị trào ngược axit dạ dày
Dựa trên cơ chế tác động, thuốc tây y trị trào ngược axit dạ dày được phân làm các nhóm thuốc sau, tuy nhiên sử dụng loại nào vào lúc nào bạn cần nhận được chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng khi chưa biết rõ tình trạng bệnh:
2.1. Nhóm thuốc kháng acid antacid
Cơ chế:
- Trung hòa acid
- Làm tăng pH dịch vị
- Ức chế hoạt động của men pepsin
Tác dụng: Làm giảm nhanh các triệu chứng nóng rát, ợ nóng khó chịu
Một số biệt dược thường gặp: Maalox, Gastropulgite, Yumgel, Phosphat Gel
Lưu ý:
- Nhóm thuốc này thường được sử dụng phối hợp với những thuốc khác như PPI, thuốc kháng Histamin H2
- Sử dụng từ 5 – 7 ngày, tối đa là 1 tháng để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc ảnh hưởng đến thận, gây nhuyễn xương
- Không sử dụng cho bệnh nhân suy thận
- Có thể làm giảm hấp thu thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh
2.2. Nhóm thuốc trị trào ngược axit dạ dày kháng Histamin H2
Cơ chế: Giảm bài tiết acid dịch vị, giảm tiết dịch vị
Tác dụng: Làm giảm nhanh các triệu chứng nóng rát, ợ nóng khó chịu
Một số biệt dược thường gặp: Zantac, Ranitidin, Ranitinize, Famotidin…
Lưu ý: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
2.3. Nhóm thuốc ức chế bơm proton PPI
Cơ chế: Giảm bài tiết acid dịch vị, giảm tiết dịch vị
Tác dụng:
- Ức chế đặc hiệu và không khôi phục bơm proton giúp giảm lượng acid tiết ra, cân bằng dịch vị trong dạ dày, nhanh làm lành vết loét, tiêu diệt HP
Một số biệt dược thường gặp: Nexium, Pantoloc, Lomax,
Lưu ý: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
2.4. Nhóm thuốc làm rỗng dạ dày
Tác dụng: Kích thích tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và không để thức ăn ứ đọng trong dạ dày quá lâu.
Một số biệt dược thường gặp: Reglan, Prokinetic…
2.5. Nhóm thuốc làm tăng co bóp thực quản
Tác dụng: tăng cường cơ thắt thực quản dưới, tăng co bóp thực quản và dạ dày giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, hạn chế trào ngược lên cổ họng.
Một số biệt dược thường gặp: Mosapride, Itopride, Metoclopramide…
Khi các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không có tác dụng, các bác sĩ có thể sẽ đưa ra chỉ định thực hiện phẫu thuật cho bạn.
3. Các loại thuốc đông y
Các bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản được xây dựng dựa trên chính những nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh.
3.1. Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày acid do stress, căng thẳng
Dược liệu:
- Thảo quyết minh (sao vàng), Mẫu lệ chế, Long nhãn, Phòng sâm mỗi loại 16g
- Cam thảo, Trần bì, Bạch linh, Bạch biển đậu mỗi loại 12g
- Bán hạ, Hậu phác mỗi loại 10g
- Chỉ xác 8g
- Hạt sen, Hắc táo nhân mỗi loại 20g
- Đại táo 5 quả
Cách dùng:
- Rửa sạch, sắc nhỏ lửa, 2 ngày một thang
- Uống ngày 2 lần, uống sau khi ăn, uống khi thuốc còn ấm nóng
3.2. Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản bị nôn mửa nhiều
Dược liệu:
- Nhân sâm 15g
- Can khương 30g
- Thục tiêu 10g
- Di đường 100g
Cách dùng:
- Rửa sạch nhân sâm, can khương, thục tiêu cho vào sắc với 1,2 lit nước, cô đặc lại còn 150ml
- Bỏ bã, đun sôi hòa tan với Di đường
- Chia làm 4 lần uống trong ngày khi còn ấm nóng
3.3. Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày acid do ăn uống không điều độ
Dược liệu:
- Tía tô, Hoài sơn, Biển đậu, Sâm đại hành, Lá đắng, Bạch truật, Cây ngũ sắc mỗi loại 16g
- Hoàng kỳ 15g
- Đương quy, Lá lốt mỗi loại 12g
- Chỉ xác, Trần bì mỗi loại 10g
- Sinh khung 4g
Cách dùng:
- Rửa sạch, sắc uống 2 ngày một tháng
- Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, uống khi thuốc còn ấm nóng để phát huy tác dụng
3.4. Bài thuốc đông y cải thiện triệu chứng trào ngược acid dạ dày
Dược liệu:
- Thanh bì 8g
- Trần bì 10g
- Bối mẫu 12g
- Trạch tả 16g
- Thược dược, Chi tử, Đan bì 20g
Sử dụng:
- Rửa sạch, sắc với 1,7lit nước, cô đặc còn 250ml
- Chia uống 5 lần/ ngày
- Uống nguội
4. Phương pháp chữa trào ngược dạ dày không cần thuốc
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bị trào ngược không thể bỏ qua những lưu ý sau trong quá trình điều trị.
4.1. Điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt khoa học
Hầu hết các nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều xuất phát từ những thói quen ăn uống, lối sống không lành mạnh và thiếu khoa học. Do đó, điều chỉnh ăn uống và lối sống là cần thiết trong và sau quá trình điều trị bệnh trào ngược. Đây là cách bạn có thể điều trị dứt điểm và ngăn không cho bệnh tái phát.
Vậy bạn cần thay đổi như thế nào?
- Không để bản thân phải chịu những căng thẳng, lo âu, stress. Luôn cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Không ăn quá no, ăn quá muộn, không thức khuya, không làm việc khuya
- Không mặc quần áo quá chật
- Không vận động mạnh hoặc không nằm ngay sau khi ăn no
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá
- Không để béo phì thừa cân, duy trì cân nặng ổn định
- Không ăn những loại đồ ăn làm tăng tiết acid hoặc kích thích dạ dày
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần 30 phút. Đặc biệt tập dưỡng sinh hay Yoga rất tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược.
4.2. Sử dụng nghệ kết hợp mật ong
Nghệ và mật ong là bộ đôi hoàn hảo để chữa bệnh trào ngược acid dạ dày, nếu sử dụng đúng cách và hợp lý bạn có thể chữa trào ngược dạ dày không cần thuốc.
Curcumin trong nghệ có tác dụng giảm viêm, nhanh lành vết thương, giảm tiết acid… Mật ong với một lượng lớn dưỡng chất làm hạn chế tổn thương niêm mạc, hạn chế tiết acid, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nhanh triệu chứng…
4.2.1. Sử dụng nghệ tươi
Nguyên liệu:
- Nghệ tươi 500g
- Mật ong nguyên chất 500 – 1000ml
- Lọ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Nghệ mua về rửa sạch, cạo vỏ, để ráo nước rồi đen cắt thành từng miếng mỏng
- Bỏ nghệ vào trong lọ thủy tinh, từ tử đổ mật ong vào và ngâm trong 1 tuần ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào
Sử dụng:
- Lấy 2 thìa cà phê mật ong – nghệ pha với chút nước ấm và uống
- Uống 2 – 3 lần/ ngày
4.2.2. Sử dụng bột nghệ
Nguyên liệu:
- Bột nghệ 150g
- Mật ong nguyên chất 100g
- Lọ thủy tinh rửa sạch
Cách thực hiện:
- Cho bột nghệ vào một chiếc bát lớn
- Từ từ đổ mật ong vào phần bột nghệ và trộn đều lên tạo thành một khối đồng nhất
- Nặn thành những viên nhỏ như hạt ngô, sau đó bỏ vào lọ thủy tinh
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Sử dụng: Uống 2 -3 viên/ ngày
4.3. Gừng
Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, không độc quy kinh Phế, Tỳ và Vị có tác dụng trong việc điều trị những bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.
Theo Tây y, trong gừng có chưa Oleoresin, tecpen, zingiberol…có tác dụng giảm đau, chống viêm, trung hòa acid, ức chế sự hình thành prostaglana
Có rất nhiều cách chế biến gừng tươi để trị bệnh trào ngược như: gừng tươi ngâm mật ong, gừng tươi ngâm giấm…nhưng đơn giản nhất là trà gừng
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Nước âm
- Mật ong
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, giã nát
- Cho gừng vào một ly trà nhỏ, thêm nước nóng
- Thêm chút mật ong cho dễ uống
Sử dụng: uống vào buổi sáng hoặc sau khi ăn xong
4.4. Lá húng Tây
Đây cũng là 1 trong những cách chữa trào ngược dạ dày không cần thuốc khá an toàn hiệu quả. Trong thành phần của lá húng Tây có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp:
- Bảo vệ các tế bào lót của thực quản, thanh quản
- Ổn định lượng acid có trong dạ dày.
Cách sử dụng: Ăn trực tiếp 5 lá/ lần
4.5. Nha đam
Nha đam hay lô hội là một loại dược liệu giúp điều trị bệnh trào ngược dạ dày rất tốt. Đó là nhờ hợp chất hữu cơ glycoprotein có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- Nha đam 5 lá
- Mật ong nguyên chất 500ml
Các thực hiện
- Nha đam rửa sạch, gọt bỏ hết phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng đem xay nhuyễn
- Cho phần nha đam đã xay vào lọ thủy tinh sạch
- Thêm vào 500ml mật ong, khuấy đều
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Sử dụng: Uống 30ml/ lần, ngày uống 2 – 3 lần
4.6. Hạt thì là
Hoạt chất anethole được tìm thấy trong hạt thì là có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau do co thắt dạ dày, giảm tiết acid dịch vị.
Cách sử dụng: Nhai và nuốt 2 hạt thì là/ lần, sử dụng 2 lần/ ngày sau khi ăn cơm trưa và tối.
>> Bạn cũng nên tìm hiểu: trào ngược dạ dày nên ăn gì ? để hỗ trợ điều trị
Trên đây là một số nhóm thuốc trị trào ngược axit dạ dày đang được sử dụng trong những phác đồ điều trị hiện đại. Mỗi nhóm thuốc sẽ có những cơ chế tác động khác nhau, vì thế bạn hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc phù hợp.