Thực đơn hàng ngày cho người bị viêm loét dạ dày cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân đối và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Đồng thời, cách chế biến thực phẩm cũng cần được chú ý để giảm tác động đến niêm mạc dạ dày. Dưới đây là một gợi ý thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày trong một tuần cũng như cách xây dựng thực đơn để bạn có thể tự biến tấu.
Nội dung bài viết
Cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị viêm loét dạ dày
Trước khi lên thực đơn hàng ngày bạn nên biết được nguyên tắc trong lựa chọn thực phẩm cũng như chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm loét dạ dày.
Thực đơn này không chỉ cần đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe mà còn cần giảm tác động lên niêm mạc dạ dày và giúp lành vết loét. Cùng tìm hiểu cụ thể như nào nhé.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày cũng cần cân bằng, đầy đủ các dưỡng chất và cũng cần phải dễ tiêu hóa để giảm tải áp lực cho dạ dày đang bị tổn thương.
Thực đơn nên cung cấp đủ protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng giảm lượng chất béo và giảm chất xơ khó tiêu. Cụ thể như sau:
- Các nguồn protein: Chọn thịt nạc như gà, cá, thịt bò không mỡ, thịt lợn không bì, thịt gà bỏ da, đậu, đỗ.
- Các loại hạt: Hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia chứa nhiều chất xơ và omega-3 có lợi cho dạ dày.
- Rau củ: Nên chọn cà rốt, bí đỏ, súp lơ, rau cải, rau ngót…. Cần lưu ý chọn rau củ tươi non, tránh những rau già nhiều xơ.
- Trái cây: Chọn những loại giàu vitamin A, C, E như: chuối, táo, lê, dưa hấu, ổi, đu đủ, bơ… Cần lưu ý không ăn những phần khó tiêu hóa ở hoa quả như hạt, vỏ. Chẳng hạn như ổi bạn không nên ăn cả hạt hay không gọt vỏ.
- Các loại ngũ cốc: Ưu tiên cơm gạo lứt, bắp, lúa mạch và lúa mạch đen.
Thực đơn nên tránh
- Không ăn các thực phẩm có tính chất axit cao như dòng trái cây họ nhà cam, quýt, bưởi, nhót, cóc, chanh, khế, cà chua… Do chúng sẽ kích thích niêm mạc tăng tiết axit và làm cho các vết loét lan rộng hơn.
- Những món ăn “đưa miệng” trong bữa cơm gia đình người Việt như dưa muối, hành ngâm… cũng không nên có mặt trong thực đơn người bị đau dạ dày do chúng có thể gây đầy hơi, tăng tiết axit dịch vị không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai, cà phê, rượu bia… cũng được khuyến cáo không nên dùng cho người bị loét bao tử.
- Tránh tiêu thụ các đồ ăn hun khói và đồ chế biến sẵn như xúc xích, mì tôm, thịt nguội, lạp xưởng,… vì chúng thường gây khó tiêu và công đoạn sản xuất, chế biến ra những món ăn này thường gây tích tụ chất có hại cho dạ dày dễ dẫn tới ung thư dạ dày.
Cách lựa chọn thực phẩm
Đồ ăn cần lựa chọn những thực phẩm sạch, tươi ngon và được chế biến sạch sẽ. Cụ thể:
- Chọn hoa quả theo mùa để đảm bảo được độ tươi ngon và không chất bảo quản.
- Đối với các loại rau củ quả bạn nên chọn rau củ quả tươi, còn nguyên cuống, không bị tình trạng dập nát, bị sâu hay đốm lạ. Không nên mua rau đã bị dập, héo úa, có mùi lạ hay có có kích thước bên ngoài khá bất thường.
- Để chọn mua được loại thịt tươi ngon nhất bạn nên quan sát thật kỹ màu sắc bên ngoài. Nên chọn những loại thịt có màu sắc đỏ sẫm hay đỏ tươi. Nên tránh những loại thịt có màu hơi thâm, đen, xanh nhạt hay có màng nhầy ở phía bên ngoài. Bạn cũng tuyệt đối không nên mua những loại thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi bất thường.
- Để mua các loại cá tươi ngon bạn nên chọn những con cá đang còn sống như có thể thấy nó còn đang bơi hay đang thở. Nên chọn những con khỏe và còn nguyên vảy. Nếu không còn sống thì cá và hải sản phải được bảo trong đá lạnh. Tuyệt đối không mua các loại cá bị ươn hay có mùi lạ.
Cách chế biến
- Tránh sử dụng gia vị cay nóng, các loại gia vị gây kích ứng dạ dày như tỏi, hành, ớt.
- Nấu chín thật kỹ: Tránh ăn các món ăn sống hoặc chưa chín đủ, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và kích thích dạ dày.
- Nên sử dụng các phương pháp nấu chế biến như hấp, ninh, luộc thay vì chiên, xào, nướng.
- Không sử dụng dầu mỡ nhiều trong chế biến món ăn. Nên chọn dầu ăn thay vì dùng mỡ để chế biến.
- Chế biến thức ăn cần loại bỏ những phần xơ già để giảm tải áp lực cho dạ dày. Chẳng hạn như cần loại bỏ xơ rau cải ngồng, lột bỏ vỏ tôm, lọc bỏ vỏ ngô nếu dùng ngô nấu súp….
- Nên thêm gừng nghệ vào chế biến món ăn để có tác dụng tích cực với dạ dày. Chẳng hạn món ăn cá kho nghệ, gà rang gừng…
Tóm lại thực đơn cho người viêm loét dạ dày cần đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo độ tươi ngon, chế biến sạch sẽ và cần được lựa chọn phù hợp. Cụ thể thực đơn cho người viêm loét dạ dày như nào? Cùng theo dõi mục dưới nhé.
Gợi ý thực đơn cho người viêm loét dạ dày trong 1 tuần
Dưới đây là gợi ý thực đơn cho người viêm loét dạ dày cho 7 ngày trong tuần cho bạn tham khảo.
Thực đơn ngày thứ 2
Với nguyên liệu chính là thịt bò, một ít hàu cùng rau củ quả, thực đơn 4 bữa cho ngày thứ 2 như sau:
- Bữa sáng: Bánh mì, trái cây tươi, sữa tươi ít đường.
- Bữa trưa: Thịt bò kho, cơm gạo lứt, súp lơ luộc, nước ép cà rốt.
- Bữa phụ: Hạt óc chó, nước dừa tươi.
- Bữa tối: Cháo hàu, canh rau củ, trái cây tươi như chuối.
Với thực đơn này vừa đủ dinh dưỡng dành cho cả ngày mà vẫn đáp ứng được cho người bị viêm loét dạ dày. Lưu ý món thịt bò kho ở bữa trưa, bạn có thể thêm chút gừng nhé. Và nên ăn kèm gừng để cải thiện chứng viêm loét dạ dày nhé. Bữa tối nhẹ nhàng với cháo hàu mà không thiếu dinh dưỡng. Nước dừa tươi ở bữa phụ có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và chống viêm giúp các vết loét dạ dày mau lành.
Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày uống nước dừa được không?
Thực đơn ngày thứ 3
Với nguyên liệu chính là cá chép, thịt gà cùng rau muống, bạn có thể lên thực đơn cho ngày thứ 3 như sau:
- Bữa sáng: Bánh mỳ nướng mật ong, trái cây tươi.
- Bữa trưa: Cá kho nghệ, cơm trắng, rau muống xào tỏi, nước ép táo.
- Bữa phụ: Ngũ cốc dinh dưỡng, sữa chua ít đường.
- Bữa tối: Súp gà, bánh mì nướng, trái cây tươi như đu đủ.
Thay đổi cháo thành súp gà cũng là lựa chọn nhẹ nhàng cho bữa tối của thực đơn viêm loét dạ dày. Món cá kho nghệ ở bữa trưa, bạn nên ăn kèm cả nghệ để cải thiện chứng viêm loét dạ dày. Bổ sung thêm sữa chua ở bữa phụ để cải thiện đường ruột dạ dày của bạn.
Thực đơn ngày thứ 4
Với nguyên liệu chính là thịt lợn, trứng cùng rau nấm củ quả, bạn có thể lên thực đơn cho ngày thứ 4 như sau:
- Bữa sáng: Cháo gà, nước ép lựu
- Bữa trưa: Thịt lợn kho, cơm gạo lứt, canh rau củ, nước ép cà rốt.
- Bữa phụ: Sinh tố bơ, một chút đậu phộng (lạc rang).
- Bữa tối: Súp nấm ngô (có thêm trứng), trái cây tươi như dâu tây.
Đây là thực đơn đa dạng dinh dưỡng cho một ngày, phù hợp với người bị viêm loét dạ dày. Bạn nên chọn thịt lợn nạc để kho ở bữa trưa để giảm mỡ thừa. Bữa tối nên ăn súp ngô đã được lọc vỏ để dễ tiêu hóa.
Thực đơn ngày thứ 5
Nguyên liệu chính cho ngày thứ năm bao gồm: thịt gà, hến và rau củ quả. Cụ thể thực đơn như sau:
- Bữa sáng: Cháo yến mạch, trái cây tươi.
- Bữa trưa: Thịt gà luộc, cơm trắng, rau củ hấp, nước ép dứa.
- Bữa phụ: Bánh bông lan, trà gừng mật ong.
- Bữa tối: Canh hến, bánh mì nướng, trái cây tươi.
Đây là cũng thực đơn phong phú dinh dưỡng cho một ngày, phù hợp với người bị viêm loét dạ dày. Bạn nên ăn cháo yến mạch ở bữa sáng để cung cấp chất xơ và giảm cholesterol. Bữa tối nên ăn canh hến để bổ sung canxi và sắt cho cơ thể. Và một chút trà gừng mật ong rất tốt cho dạ dày.
Thực đơn ngày thứ 6
Nguyên liệu chính bao gồm thịt lợn, thịt gà, rau muống và hoa quả. Thực đơn ngày thứ 6 như sau:
- Bữa sáng: Bánh mì cuộn thịt gà xé, trái cây tươi như bơ chuối.
- Bữa trưa: Thịt băm, cơm trắng, rau muống xào tỏi, nước ép táo.
- Bữa phụ: Ngũ cốc nguyên hạt pha cùng sữa tươi không đường.
- Bữa tối: Súp gà, bánh mì nướng, trái cây tươi như thanh long.
Bạn nên ăn thịt lợn luộc ở bữa trưa để cung cấp protein và chất béo cho cơ thể. Bữa tối nên ăn súp gà nhẹ nhàng để dễ tiêu hóa hơn. Thực đơn này cũng là 1 gợi ý cho người viêm loét dạ dày.
Thực đơn ngày thứ 7
Nguyên liệu chính với thịt nạc,tôm, bạn có thể lên thực đơn ngày thức 7 như sau:
- Bữa sáng: Bánh đa thịt nạc, trái cây tươi như táo.
- Bữa trưa: Tôm rang, cơm gạo lứt, rau củ hấp, nước ép dứa.
- Bữa phụ: Bánh bông lan, 1 cốc sữa hạt.
- Bữa tối: Súp tôm, trái cây tươi như đu đủ chín.
Một thực đơn phù hợp cho người viêm loét dạ dày. Với món tôm rang bạn lưu ý nên chọn nõn tôm để chế biến để loại trừ phần vỏ tôm khó tiêu không tốt cho dạ dày đang yếu của bạn.
Thực đơn ngày chủ nhật
Một chút cua, cá hồi cùng thịt nặc băm và rau quả bạn lên thực đơn cho ngày chủ nhật phong phú như sau:
- Bữa sáng: Bún riêu cua, trái cây tươi như ổi.
- Bữa trưa: Cá hồi nướng, cơm trắng, rau xà lách tươi, nước ép cà rốt.
- Bữa phụ: Khoai lang, 1 cốc sữa ngô.
- Bữa tối: Súp thịt băm rau củ, trái cây tươi như táo.
Cuối tuần bạn có thể có nhiều thời gian hơn, có thể chọn những món cầu kì chút với bữa sáng bún riêu cua tự làm, bữa trưa cá hồi sốt đầy dinh dưỡng và bữa tối nhẹ nhàng với súp thịt băm.
Xem thêm: Viêm hạng vị dạ dày nên ăn gì kiêng gì?
Sử dụng Gastosic để giải pháp hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày
Ngoài thói quen xây dựng thực đơn lành mạnh cho mỗi bữa ăn, người bệnh cũng có thể lựa chọn những sản phẩm thảo dược có lợi cho hệ tiêu hóa, điển hình là Gastosic. Được sản xuất theo công nghệ dây chuyền hiện đại với công thức độc quyền, Gastosic đã mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc, giải quyết tận gốc nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
Sự phối hợp giữa 9 thảo dược quý từ thiên nhiên cho thấy công dụng toàn diện, vượt trội:
- Trung hòa acid dịch vị nhờ Hậu Phác, Trần Bì.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo ‘thời gian trống’ để tái tạo vết loét là công dụng của Cam Thảo, Nano Cucurmin.
- Chất kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, chống nấm và ngăn ngừa vi khuẩn H.P là Hoàng Liên, Ngô Thù Du, Nano Cucurmin.
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày nhờ bộ đôi Thương Truật và Gừng.
- Giảm co bóp dạ dày nhờ làm dịu kích thích, giảm stress từ Cúc La Mã
Công thức độc quyền của Gastosic được nghiên cứu và thay đổi nhiều lần để phù hợp với cơ địa của người dân Việt Nam, mang đến hiệu quả tối ưu cho người viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, người ăn uống kém, khó tiêu…
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết gợi ý cho bạn 7 thực đơn dành cho người bị viêm loét dạ dày. Với gợi ý này bạn có thể tùy chỉnh linh hoạt thành nhiều thực đơn khác nhau nữa theo khẩu vị của bạn. Chúc dạ dày của bạn mau lành.
Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/gastritis-diet