Ợ nóng không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Người bị ợ nóng uống thuốc gì để cải thiện tình trạng của mình? Những thông tin sau đây sẽ giúp các bạn có được sự tham khảo hữu ích.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ợ nóng
1.1 Nguyên nhân ợ nóng cơ học
Ợ nóng cơ học là trường hợp ợ nóng xảy ra do các nguyên nhân liên quan tới thực phẩm dung nạp hàng ngày hoặc do các thói quen không tốt như:
- Ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn khô cứng
- Uống rượu bia, cà phê, chè đặc
- Sử dụng một số loại thuốc: Nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, các thuốc giảm đau không steroid khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ là ợ nóng, buồn nôn, mệt mỏi,…
- Tập thể dục quá sức, tập bài tập trồng cây chuối quá lâu cũng sẽ khiến người tập bị ợ nóng và có cảm giác buồn nôn.
Thông thường, ợ nóng do những nguyên nhân cơ học kể trên không đáng lo ngại. Phần lớn triệu chứng ợ nóng sẽ tự giảm sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống hoạt sinh hoạt mà không cần dùng thuốc.
1.2 Nguyên nhân bệnh lý
Theo thống kê tại Việt Nam thì có khoảng 90% trường hợp bị ợ nóng thường xuyên là do mắc bệnh lý về dạ dày. Một số bệnh lý có thể gây ra chứng ợ nóng là:
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Viêm loét dạ dày.
- Ung thư dạ dày.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Sỏi mật.
- Đau tim.
Trong trường hợp ợ nóng là do nguyên nhân bệnh lý gây ra, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để biết ợ nóng đang ở mức độ, giai đoạn nào. Trong quá trình điều trị, cần sử dụng các loại thuốc theo đơn và tuân thủ đúng liều của bác sĩ đã đưa ra. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2. Các loại thuốc chữa ợ nóng
2.1 Với nguyên nhân trào ngược dạ dày
Ợ nóng là triệu chứng điển hình của căn bệnh trào ngược dạ dày. Ợ nóng do trào ngược dạ dày khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, khó chịu và đau, nhất là khi nằm xuống. Việc giải quyết chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra có thể được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị chứng ợ nóng bao gồm:
2.1.1. Thuốc kháng acid
Các loại thuốc này được sử dụng với mục đích chính là trung hòa lượng axit trong dạ dày, giúp người bị ợ nóng giảm được cơn đau. Tuy nhiên, thuốc kháng acid chỉ có tác dụng làm giảm đau trong thời gian ngắn, không có tác dụng lâu dài. Một số thuốc kháng acid thường dùng là:
Thuốc Gelusil®
Tác dụng:
- Giảm chứng ợ nóng, ợ chua.
- Cải thiện tình trạng khó tiêu và đau dạ dày.
Liều dùng:
- Người lớn, trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
- Uống 2-4 viên/lần khi có triệu chứng ợ nóng xuất hiện hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý dùng cho các triệu chứng đã kéo dài hơn 2 tuần trừ khi được bác sĩ chỉ định.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cách sử dụng:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên uống thuốc sau khi ăn để tránh kích ứng dạ dày.
- Nên uống thuốc với nhiều nước.
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn.
- Táo bón.
- Tiêu chảy
- Nhức đầu.
Thuốc Mylanta Maximum Strength®
Tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị ợ nóng, ợ chua.
- Điều trị tiêu chảy do acid dạ dày gây ra.
- Cải thiện tình trạng đau bụng, đầy hơi.
Liều dùng với người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên:
- Dùng 10-20ml/lần.
- Không dùng quá 60ml trong 24 giờ, không sử dụng liều tối đa hơn 2 tuần.
- Với trẻ em dưới 12 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách sử dụng:
- Có thể sử dụng thuốc kèm với thức ăn. Nên uống thuốc sau khi ăn.
- Uống thuốc với nhiều nước.
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn.
- Đau đầu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
Thuốc Maalox
Tác dụng:
- Điều trị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
- Điều trị chứng loét đường tiêu hóa và giảm chức năng tiêu hóa do tăng tiết acid dạ dày.
- Chữa chứng đầy hơi, khó tiêu.
Liều dùng:
- Với bệnh tăng tiết acid dạ dày: 1-2 viên/ngày.
Cách sử dụng:
- Dùng cho người trên 16 tuổi.
- Dùng thuốc sau khi ăn.
- Nhai thuốc càng kỹ càng tốt.
Tác dụng phụ:
- Có thể gây rối loạn nhu động ruột.
- Mất phosphor khi dùng thuốc dài ngày.
2.1.2. Thuốc giảm sản xuất acid
Nhóm thuốc giảm sản xuất acid ngăn cản dạ dày bài tiết dịch vị do tăng tiết histamin tại dạ dày. Tác dụng cụ thể phụ thuộc vào liều lượng sử dụng. Nhóm thuốc này giúp giảm nồng độ acid trong dịch vị và giảm cả số lượng acid dạ dày. Tác dụng của nhóm thuốc này không nhanh như nhóm thuốc kháng acid nhưng mang lại tác dụng lâu dài hơn. Các thuốc trong nhóm giảm sản xuất acid thường dùng là:
Thuốc Ranitidine
Tác dụng:
- Giảm lượng axit trong dạ dày.
- Điều trị ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản.
- Điều trị loét dạ dày.
- Ngăn chặn các vấn đề ở dạ dày và thực quản gây ra do tăng axit trong dạ dày.
Liều dùng:
Với người lớn:
- Dùng 150mg uống 2 lần/ ngày;
- Dùng 50mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ.
Với trẻ em:
Trẻ sơ sinh:
- Dùng 1,5 mg/kg truyền tĩnh mạch liên tục trong 12 giờ. Tiếp sau đó dùng 1,5-2 mg/kg/ngày chia ra mỗi 12 giờ.
- Dùng 1,5 mg/kg/liều truyền tĩnh mạch liên tục.Tiếp đó dùng 0,04 – 0,08 mg/kg/giờ hoặc 1 – 2 mg/kg/ngày.
- Dùng 2 mg/kg/ngày chia trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
Đối với trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi:
- Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ
- Dùng 4 – 10 mg/kg/ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
Cách sử dụng:
- Có thể sử dụng bằng cách tiêm hoặc uống.
- Nếu dùng thuốc một lần trong ngày, hãy uống thuốc sau bữa tối, trước khi đi ngủ.
- Không được ngừng dùng thuốc khi đang điều trị. Không tự ý tăng giảm liều dùng.
Tác dụng phụ
- Phát ban.
- Sốt.
- Khó thở.
- Sưng mặt, môi, lưỡi, họng.
- Đau đầu, khó ngủ.
- Buồn nôn.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
Thuốc Nizatidine
Tác dụng:
- Điều trị loét dạ dày – tá tràng, ngăn ngừa bệnh tái phát sau điều trị.
- Điều trị rối loạn dạ dày thực quản do tăng tiết axit trong dạ dày.
- Ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa gây ra bởi axit dạ dày.
Liều dùng:
Với người lớn:
- Liều điều trị: Dùng 300mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.
- Liều duy trì: Dùng 150mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.
Với trẻ em:
- Trẻ trên 1 tuổi: Dùng 10 mg/kg/ngày chia làm hai liều trong 8 tuần.
- Trẻ từ 4 đến 11 tuổi: Dùng 6 mg/kg/ngày.
Cách sử dụng:
- Uống thuốc sau khi ăn để tránh kích ứng dạ dày.
- Sử dụng thuốc dưới dạng dung dịch cần đong chính xác lượng thuốc.
Tác dụng phụ:
- Phát ban.
- Khó thở.
- Sưng mặt, môi, lưỡi, họng.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Tiêu chảy.
Thuốc Famotidine
Tác dụng:
- Điều trị bệnh loét dạ dày và ruột.
- Giảm chứng ợ chua và những triệu chứng khác gây ra do trào ngược dạ dày thực quản.
- Chữa lành, cải thiện và ngăn ngừa bệnh về dạ dày gây ra do axit tăng cao.
Liều dùng:
Người trên 16 tuổi:
- Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch 20mg sau mỗi 12 giờ.
- Đường uống: Dùng 40 mg một lần một ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc dùng 20 mg hai lần một ngày.
- Trẻ em từ 1-16 tuổi: 0,5mg/kg/ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc chia làm hai lần mỗi ngày.
Cách sử dụng:
- Thuốc có thể dùng dưới dạng đường uống hoặc tiêm.
- Nếu dùng 1 lần trong ngày, hãy sử dụng thuốc vào sau bữa ăn tối, trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ:
- Khó thở.
- Phát ban.
- Sưng mặt, môi, lưỡi.
- Khô miệng.
- Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.
Thuốc Cimetidine
Tác dụng:
- Điều trị, ngăn ngừa tái phát loét dạ dày và ruột.
- Điều trị các bệnh về dạ dày và cổ họng do trào ngược axit tăng gây ra.
- Giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, đau dạ dày.
- Điều trị khó tiêu do tăng axit trong dạ dày.
Liều dùng:
Với người lớn:
- Đường tiêm: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 300mg sau 6 giờ.
- Đường uống: Uống 800mg mỗi ngày hai lần hoặc 400mg mỗi ngày bốn lần.
Với trẻ em:
- Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: Tiêm tĩnh mạch hoặc bắp 5-10 mg/kg/ngày.
- Trẻ 1 – 5 tuổi: Tiêm tĩnh mạch hoặc bắp 10-20 mg/kg/ngày.
- Trẻ 6 – 15 tuổi: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 20-40mg/kg/ngày.
Cách sử dụng:
- Thuốc có thể dùng bằng đường tiêm hoặc uống.
- Uống thuốc với nhiều nước.
- Uống trước khi ăn các loại thức ăn gây ợ nóng ít nhất 30 phút.
Tác dụng phụ:
- Ho, khó thở.
- Sưng mũi, mặt, họng, lưỡi.
- Phát ban đỏ.
- Chóng mặt, buồn nôn và nôn.
- Đau đầu, nhịp tim đập nhanh.
- Sốt nhẹ.
2.1.3. Các thuốc ức chế bơm proton
Các thuốc ức chế bơm proton không có hoạt tính từ pH trung tính. Trong tế bào dạ dày, thuốc được chuyển thành các chất có hoạt tính và gắn vào bơm proton. Do đó, chúng ức chế đặc hiệu và không phục hồi bơm này. Các thuốc này giúp giảm sự bài tiết của axit dạ dày do mọi nguyên nhân gây ra. Thuốc có tác dụng ức chế bài tiết axit dạ dày khoảng 24 giờ khi dùng 1 liều. Một số loại thuốc ức chế bơm proton thường dùng là:
Thuốc Omeprazole
Tác dụng:
- Điều trị các bệnh về rối loạn dạ dày và đường ruột.
- Giảm lượng axit do dạ dày tiết ra.
- Chữa lành tổn thương dạ dày gây ra do axit. Ngăn ngừa vết loét dạ dày và ung thư thực quản.
Liều dùng:
Với người lớn:
- Liều điều trị: Dùng 20mg/ngày trong 4 đến 8 tuần.
- Liều duy trì: Liều 10-20mg/ngày.
Với trẻ em:
Trẻ sơ sinh:
- Dùng 0,7 mg/kg/liều một lần mỗi ngày.
Trẻ từ 1 đến 16 tuổi:
- Từ 5kg đến dưới 10kg : 5mg/ngày.
- Từ 10kg đến dưới hoặc bằng 20kg: Dùng 10mg/ngày.
- Trên 20kg: Dùng 20mg/ngày.
Cách sử dụng:
- Uống thuốc trước bữa ăn.
- Không nhai, nghiền nát thuốc. Uống thuốc với nhiều nước.
Tác dụng phụ:
- Sưng mặt, môi, lưỡi, họng.
- Phát ban đỏ, khó thở.
- Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Sốt, đau đầu.
- Tiêu chảy nhẹ.
Thuốc Lansoprazole
Tác dụng:
- Điều trị và ngăn chặn viêm loét dạ dày, đường ruột.
- Điều trị ăn mòn thực quản và các bệnh khác gây ra do axit tăng quá mức trong dạ dày.
- Điều trị chứng ợ nóng xảy ra thường xuyên.
Liều dùng:
- Với người lớn: Dùng 15mg/ngày trong 8 tuần.
Với trẻ em:
Trẻ 1-11 tuổi:
- Nặng dưới 30kg: Dùng 15mg/ngày.
- Nặng trên 30kg: Dùng 30mg/ngày.
Trẻ 12-17 tuổi:
- Dùng 15mg/ngày trong 8 tuần.
Cách sử dụng:
- Có thể dùng bằng cách uống hoặc tiêm.
- Uống trước khi ăn, uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt, đau đầu.
- Cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh.
- Tiêu chảy, ho, cảm giác nghẹt thở.
- Co giật.
2.2 Với nguyên nhân viêm loét dạ dày
Trường hợp ợ nóng là do viêm loét dạ dày gây ra, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một trong số những loại thuốc sau đây, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mình:
Thuốc kháng acid: gồm các muối magnesium (trisilicat, carbonat,..) các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat,…).
Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày: Có tác dụng che phủ lớp niêm mạc dạ dày để bảo vệ niêm mạc tránh tác động của axit dạ dày. Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày thường được sử dụng Gastropulgite,…
Thuốc kháng sinh diệt khuẩn HP: Được sử dụng trong trường hợp viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP. Trong trường hợp này cần được sử dụng kháng sinh đường uống. Nguyên tắc điều trị là kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh với thuốc giảm tiết acid.
Thuốc chống tăng tiết dịch vị: Gồm 2 loại thuốc chính là thuốc kháng thụ thể histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton. Một số loại thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng là Lansoprazol, Pantoprazol, Omeprazol,… Thuốc kháng thụ thể histamin H2 như Ranitidin, Famotidin, Cimetidin,…
2.3 Với nguyên nhân ung thư dạ dày
Trường hợp bị ợ nóng do ung thư dạ dày thì người bệnh cần phải tuân thủ mọi ý kiến của bác sĩ về phác đồ điều trị. Người bệnh không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc Tây hay Đông y khi chữa tham khảo ý kiến.
2.4 Đau tim
Với trường hợp ợ nóng do đau tim, người bệnh cần sử dụng các thuốc để điều trị và nâng cao sức khỏe của tim để giảm ợ nóng. Tùy thuộc vào việc đau tim do nguyên nhân nào gây ra mà các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những loại thuốc sau:
- Thuốc điều trị suy tim sung huyết như Nitroglycerin, Isosorbide,…
- Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim như Amiodarone, Quinidine, Digoxin, Beta blocker,…
- Thuốc chống đông như Heparin, Acenocoumarol (sintrom), Dabigatran, Rivaroxaban,…
- Nhóm thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn như Vinpocetine, Piracetam …
- Thuốc điều trị tăng lipid máu như Fenofibrate, Atorvastatin,…
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: Nifedipine, Captopril,…
2.5 Sỏi mật
Bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể.
Trên đây là những kiến thức bổ ích giúp bạn tìm hiểu bị ợ nóng uống thuốc gì? Ngay khi có dấu hiệu ợ nóng, bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.