Thật đáng lo ngại khi nhiều người bệnh chủ quan cho rằng ợ hơi trào ngược dạ dày chỉ là ợ bình thường và không nguy hiểm. Đến khi căn nguyên gây bệnh phát triển thành biến chứng nặng hơn người bệnh mới bàng hoàng phát hiện ra. Lúc này quá trình điều trị không chỉ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc mà còn khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy hiểm.
Nội dung bài viết
1. Ợ hơi trào ngược dạ dày
Ợ hơi trào ngược dạ dày là một phản xạ của cơ thể dựa trên cơ chế bệnh lý gây ra mà không phải là phản xạ sinh lý thông thường. Để nhận biết ợ hơi do trào ngược dạ dày, bạn có thể dựa vào 3 yếu tố sau đây:
1.1 Tần suất ợ hơi
Ở người bị ợ hơi sinh lý số lần ợ hơi chỉ xuất hiện khoảng 6 – 20 lần/ngày, con số này thấp hơn nhiều lần so với số lần ợ hơi ở người trào ngược dạ dày thực quản. Các bác sĩ cho biết, người bị trào ngược có thể bị ợ hơi đến 30 lần/ngày.
Triệu chứng ợ hơi xuất hiện liên tục không chỉ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang suy giảm mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và chất lượng công việc của người bệnh.
1.2 Thời gian ợ hơi
Các đợt ợ hơi sinh lý thường kết thúc rất nhanh, chỉ khoảng 2 tiếng sau khi ăn và rất ít khi xuất hiện trở lại. Điều này trái ngược hoàn toàn với các cơn ợ hơi trào ngược dạ dày.
Ợ hơi do trào ngược dạ dày có thể xuất hiện kéo dài liên tục cả ngày trong thời gian nhiều tháng liên tiếp. Triệu chứng chỉ giảm nhẹ khi bệnh lý trào ngược được kiểm soát.
1.3 Triệu chứng mắc kèm
Ngoài hiện tượng ợ hơi, người bệnh còn xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:
- Cảm giác nóng rát dạ dày – thực quản: Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản, lượng acid dịch vị bị tăng tiết quá mức bình thường, điều này khiến cho niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương và gây nóng rát dạ dày. Khi dịch acid tống ngược lên thực quản thì cảm giác nóng rát sẽ lan lên vị trí này.
- Nôn/ buồn nôn: Có 2 yếu tố có thể gây ra cảm giác buồn nôn ở người trào ngược đó là sự nhạy cảm của niêm mạc thực quản sau khi bị tổn thương và sự rối loạn co bóp nhu động của dạ dày. Người bệnh thường cảm giác buồn nôn vào sáng sớm, lúc đánh răng hay khi ăn no.
- Nuốt nghẹn: Là cảm giác có vật mắc lại ở cổ khi người bệnh nuốt xuống. Triệu chứng nuốt nghẹn cho thấy niêm mạc thực quản bị phù nề khiến lòng thực quản bị hẹp lại.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, khàn giọng….
2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của dạ dày. Một chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp cùng thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giúp tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị các bệnh gây ợ hơi trào ngược dạ dày.
2.1 Điều chỉnh cách sinh hoạt
Các thói quen sinh hoạt tốt giúp người bệnh trào ngược nhanh chóng thoát khỏi chứng ợ hơi bao gồm:
Thường xuyên luyện tập các bài tập phù hợp
Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, luyện yoga… được đánh giá là rất tốt cho những người bị ợ hơi trào ngược dạ dày.
Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết: Chế độ tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng tái tạo và tự phục hồi của tế bào. Từ đó khắc phục tình trạng tăng tiết acid đồng thời khôi phục hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
Ngủ đủ và đúng giờ
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, người ngủ muộn hơn 11 giờ khuya và ngủ dưới 6 tiếng một ngày có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao hơn hẳn so với người ngủ đủ và đúng giờ. Ở những người bị trào ngược, bệnh nhân ngủ sai cách có biểu hiện triệu chứng trầm trọng hơn so với những bệnh nhân ngủ điều độ.
Tránh làm việc, căng thẳng quá sức
Khi cơ thể bị căng thẳng sẽ kích ứng các dây thần kinh huy động cortisol. Cortisol dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, tăng acid HCl và Pepsine. Từ đó làm tăng tính kích thích của trào ngược.
Vì vậy, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi và giải tỏa hết các áp lực để bạn có được khỏe tốt nhất.
Không được lạm dụng thuốc Tây
Có rất nhiều các loại thuốc Tây, thậm chí là chính các thuốc điều trị bệnh dạ dày cũng có thể tạo ra tác dụng ngược lại khiến dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn và làm triệu chứng ợ hơi trào ngược trở nên trầm trọng.
Cách tốt nhất là không tự ý uống thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói
Cả hai tình huống này đều có thể làm rối loạn cơ chế tiết acid của dạ dày và làm xuất hiện các triệu chứng trào ngược.
Đối với những người đang có triệu chứng nặng, các bác sĩ khuyên rằng mỗi bữa bạn chỉ nên ăn khoảng 60% khẩu phần ăn thông thường và san nhỏ lượng còn lại thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống quyết định đến 40% tỉ lệ thành công trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, bạn hãy đặc biệt lưu ý đến các loại thực phẩm dưới đây.
2.2.1 Thực phẩm nên ăn
Thực phẩm có tính kiềm
Các thực phẩm có tính kiềm sẽ hạn chế tác động của acid dịch vị dư thừa, từ đó ngăn chặn các triệu chứng của bệnh trào ngược bao gồm ợ hơi trào ngược dạ dày. Các thực phẩm có tính kiềm điển hình gồm:
- Các loại rau
- Các loại quả: Quả bơ, bí đỏ, chuối…
- Các loại hạt: Hạnh nhân, đậu xanh, hạt mè…
- Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa: sữa chua, men vi sinh…
- Các loại trà thảo mộc
2.2.2 Thực phẩm nên kiêng
- Món nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm kích thích tăng tiết acid
- Món ăn nhiều gia vị cay nóng
- Thực phẩm có tính acid
Hàm lượng acid tự nhiên trong các thực phẩm này làm tăng cao nồng độ acid trong dạ dày. Điển hình của nhóm thực phẩm này bao gồm:
- Các loại quả có vị chua nhiều: Khế, chanh, cóc, xoài, mận…
- Các loại đồ muối: Dưa, cà, hành, hẹ muối…..
- Các loại giấm: Giấm rượu, giấm gạo, giấm ớt….
3. Cách chữa ợ hơi trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày giai đoạn đầu không quá nguy hiểm dù gây cho người bệnh nhiều triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển sang những biến chứng nguy hiểm như Chít hẹp thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản.
Để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thực hiện những điều sau đây:
- Đến khám tại các bệnh viện, phòng khám để biết mức độ của bệnh
- Bác sĩ sẽ đưa ra chế độ, phác đồ điều trị thích hợp
- Tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng thuốc phải theo đơn bác sĩ
- Tuân thủ thời gian tái khám
Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ kiểm soát được sự tiến triển của bệnh đồng thời đưa ra kết luận về việc tiếp tục điều trị hay có thể ngưng phác đồ. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám đúng lịch hẹn và lưu giữ đầy đủ các đơn thuốc trước đó.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về tình trạng ợ hơi trào ngược dạ dày hay phương pháp điều trị bệnh lý trào ngược, hãy để lại thông tin và câu hỏi của mình ngay dưới bài viết này để được chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ ngay lập tức. Chúc bạn luôn khỏe!