Ợ hơi đau dạ dày là những biểu hiện thường thấy khi dạ dày không “khỏe mạnh”. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết đây là 2 biểu hiện của căn bệnh dạ dày nguy hiểm khó lường.
1. Ợ hơi đau dạ dày là gì ?
1.1. Ợ hơi
Ợ hơi là hiện tượng khí từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản đến miệng để thoát ra ngoài. Nguyên nhân là do trong dạ dày có quá nhiều hơi khi cần được giải phóng để giảm sự khó chịu cho dạ dày, cơ thắt thực quản dưới giãn ra để đẩy khí hơi ngược lên thực quản.
1.2. Đau dạ dày
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khi các yếu tố bảo vệ dạ dày suy giảm, dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ tại vùng thượng vị, vùng bụng giữa và đau vị trí phía trên bên trái.
Đau dạ dày và ợ hơi là 2 chứng bệnh gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu ợ hơi đau dạ dày xuất hiện cùng lúc và thường xuyên thì đó lại là biểu hiện của căn bệnh dạ dày khác.
2. Nguyên nhân ợ hơi đau dạ dày
2.1. Thói quen sinh hoạt, ăn uống
Thói quen sinh hoạt, ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến chức năng và hoạt động của dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc hoặc làm trầm trọng tình trạng ợ hơi nóng dạ dày.
- Ăn không đúng bữa: Thời gian ăn uống không ổn định sẽ làm rối loạn nhịp sinh học trong việc nhu động dạ dày và tiết dịch vị khiến cho các triệu chứng bệnh dạ dày xuất hiện.
- Sử dụng thực phẩm không tốt cho dạ dày: Các loại thực phẩm xơ cứng, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ cay nóng, nước có gas… kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị axit, đồng thời chúng còn làm cản trở quá trình tiêu hóa dẫn đến việc ứ đọng thức ăn gây ra hiện tượng lên men sinh hơi, khí, dẫn đến chứng ợ hơi đau dạ dày.
2.2. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng đúng liều lượng hoặc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày và hệ tiêu hóa, gây trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét, xuất huyết dạ dày dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó chịu, buồn nôn, đau dạ dày…
2.3. Do căng thẳng, stress
Khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, stress dễ gây ra tình trạng co thắt dạ dày, kích thích nhu động ruột, kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động cortisol. Cortisol gây tăng acid HCl và Pepsine làm tăng tính kích thích của trào ngược dạ dày, làm bệnh đau dạ dày thêm nặng hơn.
2.4. Bệnh lý về dạ dày
Các bệnh lý dạ dày là nguyên nhân chính gây rối loạn và suy giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày từ đó dẫn đến hiện tượng ợ hơi nóng dạ dày.
- Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhưng không được chữa trị kịp thời sẽ hình thành nên các vết loét lớn. Nguyên nhân chính của bệnh lý này là do sự dư thừa axit dịch vị gây nên.
Khi niêm mạc bị tổn thương kết hợp với acid dịch vị dư thừa khiến cho dạ dày dễ bị kích thích và gây ra tình trạng ợ hơi.
- Thoát vị hoành
Thoát vị hoành là hiện tượng phần trên của dạ dày nhô vào trong khoang ngực tạo thành một búi tròn trong lồng ngực. Tình trạng này làm rối loạn chức năng của dạ dày gây trào ngược acid dạ dày vào thực quản, từ đó dẫn đến một số triệu như: đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng…
- Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến chức năng của dạ dày, khiến người bệnh cảm thấy đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng sau khi ăn…
3. Trào ngược dạ dày gây ợ hơi đau dạ dày
Bệnh trào ngược thực quản dạ dày hay gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng dịch dạ dày (axit, men tiêu hóa, thức ăn…) trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Đây là bệnh lý phổ biến nhất gây nên 2 triệu chứng ợ hơi, đau dạ dày.
Dạ dày và thực quản ngăn cách với nhau bởi cơ vòng thực quản dưới. Cơ vòng thực quản dưới chỉ giãn mở khi có hoạt động nuốt, sau đó sẽ tự động co thắt và đóng kín để ngăn dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, khi cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu sẽ dẫn đến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra phản ứng ợ hơi cảm giác nghẹn, đau, nóng rát.
Bệnh trào ngược dạ dày còn làm tăng tiết acid và các dịch vị dạ dày, phá hủy các chất nhầy bảo vệ niêm mạc, gia tăng các vết loét và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa gây đau dạ dày.
Để thoát khỏi hoàn toàn ợ hơi đau dạ dày thì bạn cần phải điều trị dứt điểm căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
4. Ăn gì kiêng gì khi bị ợ hơi đau dạ dày
4.1. Thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu flavonoid
Flavonoid là chất chống oxy hóa tự nhiên, có khả năng làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn H. pylori, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để cải thiện tình trạng ợ hơi nóng dạ dày bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu flavonoid như hành tây, việt quất, táo, tỏi, cần tây… vào chế độ ăn của mình.
- Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nghệ là một trong những thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt. Trong nghệ có hoạt chất curcumin giúp làm giảm nồng độ axit trong dịch vị dạ dày. Đồng thời hoạt chất này còn có tác dụng làm lành vết loét, chống viêm, chữa đau dạ dày hiệu quả.
Ngoài ra, để bảo vệ niêm mạc dạ dày bạn có thể ăn một số thực phẩm như: trứng chín, bánh ngọt, mật ong, sữa và các thành phẩm từ sữa… vì chúng có vai trò như một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, đồng thời cũng làm giảm kích thích trực tiếp từ axit dịch vị.
- Thực phẩm làm lành vết loét dạ dày
Nước ép cà rốt, nước ép lô hội giúp hạn chế việc tiết quá nhiều axit dịch vị, đồng thời làm giảm sự kích ứng niêm mạc dạ dày. Hơn thế nữa, trong lô hội còn có hoạt chất aleomodine và aleoleine có tác dụng chữa các niêm mạc bị tổn thương.
- Thực phẩm làm giảm tiết axit dạ dày
Để hạn chế tình trạng ợ hơi đau dạ dày người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm thực phẩm như bánh mì, cháo, cơm, khoai, ngô… vào chế độ ăn của mình. Vì những loại thực phẩm này vừa dễ tiêu hóa, vừa tránh được sự kích thích dạ dày gây tình trạng tăng tiết axit. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này có tác dụng giảm nhanh cơn đau, đồng thời hấp thu lượng axit dư thừa có trong dạ dày.
4.2. Thực phẩm nên tránh
- Thực phẩm cay
Khi bị đau dạ dày mà bạn thường xuyên ăn các thực phẩm hay gia vị cay sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày khiến cho tình trạng này trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này sẽ còn gây ra kích ứng dạ dày khiến cho các ổ viêm chuyển thành vết loét.
- Thực phẩm có tính axit
Các loại trái cây có vị chua (ví dụ như: cam, bưởi, chanh, me …) cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi… sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit gây đau bụng, đầy hơi, buồn nôn. Do đó, nếu bạn đang bị ợ hơi đau dạ dày thì nên tránh những thực phẩm trên.
- Thực phẩm dễ gây tổn thương lớp niêm mạc
Đối với người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm có nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ như các loại rau chứa nhiều chất xơ, các loại thức ăn cứng, các loại trái cây còn xanh và cứng (ổi, cóc, táo…), hay thịt có nhiều gân sụn… Để tiêu hóa được những loại thức ăn này dạ dày phải co bóp nhiều hơn, dễ dẫn đến lớp niêm mạc bị tổn thương.
- Thực phẩm gây chướng bụng
Một số loại thực phẩm như dưa cà muối, giá đỗ, hành, hẹ, cần tây…có thể gây ra tình trạng chướng bụng do chúng có khả năng tạo hơi trong dạ dày. Bên cạnh đó, tốt nhất là bạn không nên ăn trứng chưa chín vì lòng trắng trứng sống chứa chất antitrypsin – đây là một chất chống lại sự tiêu hóa protein, gây đầy bụng, khó tiêu.
- Thịt đỏ
Việc ăn nhiều thịt đỏ khiến cho cơ thể chúng ta cảm thấy khó chịu trong quá trình tiêu hóa. Để có thể tiêu hóa được các loại thịt đỏ, cơ thể chúng ta cần sản xuất ra một lượng lớn axit dịch vị. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến xấu đến tình trạng bệnh của người bị ợ hơi nóng dạ dày.
- Hạn chế đồ sống, lạnh
Khi bạn ăn đồ sống hoặc đồ lạnh sẽ gây kích thích mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt là niêm mạc dạ dày nên dễ gây đau dạ dày hay viêm dạ dày.
5. Cách giảm ợ hơi đau dạ dày
Để làm giảm tình trạng ợ hơi nóng dạ dày người bệnh có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đầy:
- Trà bạc hà
Trà bạc hà có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: chống oxy hóa, giúp giảm tắc nghẽn hệ thống hô hấp, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, giảm đau răng và hạ sốt, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trà bạc hà còn có công dụng chống viêm, giúp giảm các triệu chứng đau bụng, khó tiêu.
Việc uống một tách trà bạc hà mỗi ngày không chỉ cải thiện việc tiêu hóa và nó còn có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày, chứng đầy hơi và tiêu chảy.
- Trà gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của gia đình Việt. Ngoài việc sử dụng làm gia vị, gừng còn được xem như một loại thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
Để giảm chứng ợ hơi đau dạ dày bằng trà gừng bạn chỉ cần lấy một củ gừng nhỏ rửa sạch, thái lát mỏng, sau đó cho khoảng 100ml nước đun sôi và đậy kín nắp trong khoảng 5 phút rồi uống.
- Trà hoa cúc
Trong hoa cúc có chứa hoạt chất bisalobol (levomenol) có tác dụng chống kích ứng, chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, loài hoa này còn có Apigenin – chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng.
Khi bạn uống một tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút đến 1 giờ có thể làm giảm tình trạng kích thích dạ dày, đồng thời nó còn giúp cân bằng lượng axit có trong dạ dày, ngăn chặn tình trạng axit dạ dày trào ngược.
- Giấm táo
Giấm táo là một trong những mẹo hay giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, giảm tình trạng ợ hơi đau dạ dày. Vì trong giấm táo chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp làm dịu tình trạng kích thích của dạ dày và ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày.
Hơn thế nữa, giấm táo còn cân bằng nồng độ pH, ngăn chặn các vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa.
- Đu đủ
Trong đu đủ chứa một hàm lượng lớn chất papain – có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó hạn chế việc ứ đọng trong dạ dày, giảm triệu chứng lên men sinh hơi. Nhờ có công dụng này mà đu đủ có thể giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi nóng dạ dày.
- Chuối
Trong chuối có rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là prebiotic có tác dụng kích thích các vi khuẩn đường ruột xử lý thức ăn một cách tốt hơn, tránh tình trạng lưu trữ thức ăn trong dạ dày quá lâu, hạn chế quá trình lên men, sinh hơi.
- Nằm nghiêng bên trái
Đối với người bị ợ hơi đau dạ dày thì việc nằm nghiêng bên trái sẽ làm giảm tình trạng bệnh. Khi nằm nghiêng bên trái khiến hệ tiêu hóa không bị chèn ép dẫn đến việc vận chuyển thức ăn được lưu thông từ trên xuống dưới, từ đó tránh được tình trạng trào ngược axit dịch vị, giảm triệu chứng ợ hơi.
- Xoa bụng
Khi bị đau dạ dày thì bạn có thể áp dụng cách xoa bụng nhẹ nhàng để làm giảm cơ đau dạ dày. Đầu tiên, bạn dùng tay đặt lên bụng sau đó xoa với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ. Bạn thực hiện phương pháp này trong vòng 10 phút có thể làm giảm cơn đau.
- Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng giúp tăng lưu thông máu, giảm co bóp, làm dịu bớt cơn đau dạ dày. Bạn rót nước nóng vào một chai nước hoặc túi chườm sau đó đặt lên bụng để chườm nóng.
6. Điều trị chứng ợ hơi đau dạ dày
Chứng ợ hơi đau dạ dày được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dàng chữa khỏi được hoàn toàn. Nếu để lâu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ khó chữa khỏi dứt điểm và gây ra những biến nguy hiểm. Do đó, khi bạn phát hiện mình có các dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ bị trào ngược dạ dày thực quản cần đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám và chẩn đoán.
Khi có kết quả chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất với tình trạng của người bệnh.
Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, uống thuốc và sinh hoạt hợp lý theo lời dặn của các bác sỹ. Ngoài ra, người bệnh nên điều chỉnh và duy trì các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn các thức ăn có tính kích thích.
Bạn hãy xem thêm:
Ợ hơi đau dạ dày sẽ không còn khiến bạn khó chịu nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nhất là nguyên nhân do trào ngược dạ dày gây ra, điều trị dứt điểm bệnh trào ngược thì những cơn ợ hơi đau dạ dày sẽ biến mất nhanh chóng.