Trào ngược axit gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực và cổ họng, khiến bạn “ăn không ngon, ngủ không yên”. Nếu tình trạng trào ngược axit diễn ra thường xuyên, bạn có thể bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và những bệnh dạ dày nghiêm trọng khác.
Trào ngược dạ dày nguyên nhân có thể xuất phát từ những lý do tưởng chừng như vô hại mà bạn không ngờ tới, vậy tại sao trào ngược dạ dày ?
1. Trào ngược dạ dày nguyên nhân do đâu
Có rất nhiều nguyên nhân gậy nên trào ngược dạ dày nhưng thường các lý do dưới tích tụ lại trong 1 khoảng thời gian dài.
1.1. Thức ăn và đồ uống
Trào ngược axit nguyên nhân phổ biến nhất đó là do ăn các loại thức ăn và đồ uống không phù hợp.
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán như bơ, phomai, mỡ động vật, gà rán, nem rán…
- Socola, bánh gato, bắp rang bơ…
- Thực phẩm có vị cay
- Thực phẩm có vị chua như cam, chanh, cà chua,…
- Thực phẩm nhiều muối như thịt đóng hộp, xúc xích,…
- Đồ uống có ga, có caffein, rượu, bia,…
Những thực phẩm này gây chứng khó tiêu, đầy bụng và kích thích dạ dày tạo ra axit. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ thắt thực quản dưới làm cho triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản diễn ra thường xuyên hơn.
Bạn hãy xem thêm bài viết sau để biết những thực phẩm nên ăn và nên tránh: Trào ngược dạ dày nên ăn gì ?
1.2. Trào ngược axit nguyên nhân do béo phì
Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân chính đằng sau sự trào ngược axit. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trào ngược axit dạ dày như thực quản Barrett. Khi bạn bị thừa cân, mỡ bụng làm tăng áp lực lên dạ dày và khiến axit trào lên thực quản. Những người béo phì có nhiều hormone estrogen hơn làm tăng nguy cơ mắc trào ngược axit.
1.3. Hiatal hernia (thoát vị hoành)
- Thoát vị hoành tạm thời là khi phần trên cùng của dạ dày phồng lên vào khoang ngực của bạn, ngăn chặn cơ thắt thực quản dưới đóng đúng cách. Khi đó, axit từ dạ dày sẽ dễ dàng trào lên thực quản.
- Thoát vị hoành phổ biến sau tuổi 50 và ở những người béo phì. Chúng đôi khi cũng xảy ra sau khi ho, nôn hoặc chấn thương thực thể.
- Giảm cân cùng với chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trào ngược do thoát vị tạm thời.
- Một số người bị trào ngược do thoát vị gián đoạn có thể sử dụng các loại thuốc. Trong trường hợp cực đoan, phẫu thuật có thể cần thiết để đẩy dạ dày xuống và củng cố hàng rào giữa dạ dày và thực quản.
1.4. Ăn no rồi nằm xuống
- Trào ngược axit nguyên nhân có thể là do bạn ăn no rồi nằm xuống luôn. Vì khi bạn nằm, phần thân trên cơ thể thấp hơn dạ dày. Điều đó khiến cho axit có điều kiện dễ dàng quay trở lại vào thực quản.
- Ăn quá no và nằm cũng có thể khiến thức ăn vượt qua hàng rào thực quản và dẫn đến tăng phơi nhiễm axit.
- Bạn hãy ăn nhiều bữa nhỏ so le trong suốt cả ngày thay vì ăn ít bữa lớn hơn. Bạn không nên nằm xuống cho đến hai hoặc ba giờ sau khi ăn.
- Nếu cần phải nằm, bạn hãy nâng đầu giường lên hoặc nằm trên ghế.
1.5. Ăn vào đêm muộn
Nếu bạn thường xuyên ăn vào đêm muộn, sự tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn do các cơ quan bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ ở lại trong dạ dày và lên men làm tăng axit dạ dày. Ăn đêm cũng khiến cho lớp niêm mạc dạ dày không được nghỉ ngơi và gây loét niêm mạc.
1.6. Hút thuốc
Hút thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và trào ngược dạ dày thực quản là một trong số đó. Hút thuốc có thể làm tăng tỷ lệ mắc chứng trào ngược axit do chúng khiến cơ thể giảm sản xuất nước bọt.
Nước bọt có tính kiềm, vì vậy nó có thể giúp trung hòa axit dạ dày. Nước bọt cũng có thể làm ẩm thực quản và làm giảm tác dụng của axit trào ngược lên thực quản bằng cách đẩy ngược chúng xuống dạ dày.
Tuy nhiên, hút thuốc lá khiến nước bọt không thể tiết ra nhiều. Điều đó làm tăng sản xuất axit dạ dày và thúc đẩy sự di chuyển của muối mật từ ruột đến dạ dày, làm cho axit dạ dày có hại hơn.
1.7. Mang thai
Có đến một nửa số phụ nữ mang thai bị trào ngược axit. Các triệu chứng trào ngược axit nguyên nhân có thể bắt đầu bất cứ lúc nào khi mang thai nhưng phổ biến hơn sau 27 tuần.
Khi mang thai, hormone có sự thay đổi. Sự gia tăng của hormone estrogen trong thời gian mang thai gây ra trào ngược axit trong dạ dày.
Tử cung trong giai đoạn này trở nên to hơn và tăng áp lực lên bụng khiến axit dễ trào ngược lên thực quản hơn.
Chú ý chặt chẽ đến chế độ ăn uống và loại bỏ thực phẩm kích ứng dạ dày là cách tốt nhất để giảm triệu chứng trào ngược axit khi mang thai. Trào ngược axit sẽ giảm dần sau khi em bé được sinh ra.
1.8. Sử dụng 1 số loại thuốc
Trào ngược axit nguyên nhân có thể là do sử dụng chúng trong thời gian dài. Các loại thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược bao gồm:
- Thuốc giảm đau như ibuprofen và aspirin
- Thuốc chống dị ứng
- Thuốc an thần, bao gồm cả các loại thuốc benzodiazepin
- Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline
- Một số loại kháng sinh, bao gồm tetracycline
- Thuốc trị loãng xương đường uống
- Thuốc kháng cholinergic, được sử dụng để điều trị một loạt các rối loạn từ bàng quang hoạt động quá mức.
1.9. Căng thẳng – Stress
Căng thẳng và stress là những nguyên nhân “giấu mặt” trực tiếp gây trào ngược axit mà ít người để ý.
Stress sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động Cortisol. Cortisol cản trở những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày và gây tăng acid HCl, Pepsine. Pepsine làm tăng tính kích thích của trào ngược, nó phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc thực quản.
Ngoài ra, nó gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi và triệu chứng trào ngược tăng lên.
1.10. Xơ cứng bì – Scleroderma
Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn tấn công mô liên kết của cơ thể. Trào ngược axit là một triệu chứng của tình trạng xơ cứng bì. Xơ cứng bì tạo ra các sẹo mô làm cho thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường tiêu hóa. Nó cũng ảnh hưởng đến cơ thực quản dưới làm axit dễ trào ngược lên thực quản. Những người bị xơ cứng bì cũng có thể gặp các rối loạn tiêu hóa khác như táo bón và tiêu chảy .
Trào ngược axit nguyên nhân có thể xuất phát từ 10 lý do trên. Hạn chế được các nguyên nhân này sẽ giúp bạn bảo vệ dạ dày khỏe mạnh và tránh các bệnh dạ dày nguy hiểm khác.
2. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày
Việc khắc phục chứng trào ngược dạ dày bạn nên thực hiện kết hợp theo 2 phương pháp sau.
2.1 Thay đổi lối sống và ăn uống.
- Về ăn uống bạn không nên ăn những món ăn nhiều chất kích thích như những món cay nóng, những món chứa nhiều axit, nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng những đồ uống có ga, chứa nhiều chất kích thích.
- Chia nhỏ những bữa ăn trong ngày: Nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày ra dạ dày của bạn thoải mái hơn. Việc điều tiết axit trong dạ dày từ đó cũng ổn định hơn.
- Tránh nằm ngay sau ăn : Khi bạn vừa dùng bữa xong hãy ngồi để cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn, khi đó trọng lực sẽ hỗ trợ cho bộ máy tiêu hóa. Chú ý không nên ăn trước khi đi ngủ.
- Duy trì cân nặng: Tình trạng thừa cân chính là một trong những nguyên nhân gây trào ngược axit dạ dày. Khi lượng mỡ ở vùng bụng quá dày sẽ làm ảnh hưởng tới cơ co thắt ở thực quản, gây áp lực lên dạ dày gây nên hiện tượng trào ngược.
- Không uống bia rượu những đồ uống có cafein: Rượu sẽ làm cho cơ vòng của thực quản và dạ dày hoạt động không tốt, co thắt không đúng theo hoạt động của cơ thể. Khiến cho axit chảy ngược từ dạ dày lên thực quản.
- Không hút thuốc lá: Khi bệnh nhân nghiện thuốc lá nó sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa nhất là vùng niêm mạc thực quản, nếu không thể bỏ thuốc lá thì cũng nên hạn chế ở mức thấp nhất.
- Thay đổi tư thế ngủ: Dưới tác dụng của lực hấp dẫn thì hiện tượng trào ngược thực quản có thể xảy ra khi ngủ nếu phần thực quản và gan bàn chân bằng nhau. Nên duy trì phần thân phía trên thực quản bao giờ cũng cao hơn gan bàn chân từ 15-20cm.
2.2 Đến khám tại các bệnh viện uy tín
Khi đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Thông qua đó, bác sĩ sẽ biết được tình trạng bệnh cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Bạn cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ đúng liều lượng, thời gian sử dụng.
- Không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc và thời gian sử dụng thuốc.
- Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trào ngược axit dạ dày nguyên nhân do đâu và từ đó có được cho mình những biện pháp và cách xử lý phù hợp giúp đẩy lùi căn bệnh dai dẳng này.