Loét hành tá tràng forrest 3 là một trong ba mức phân loại của Forrest. Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?… Bài viết dưới đây, Gastosic sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng này.
Nội dung bài viết
Loét hành tá tràng forrest 3 là gì?
Hành tá tràng là phần đầu của ruột non, ngay phía dưới của dạ dày. Loét hành tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc hành tá tràng bị tổn thương hình thành các vết loét. Nếu để lâu, ổ loét có thể ăn sâu và lan rộng xuống các lớp dưới niêm mạc.
Để đánh giá tình trạng xuất huyết của loét viêm loét dạ dày, hành tá tràng thông qua hình ảnh nội soi, người ta thường dựa vào phân loại Forrest. Theo hệ thống phân loại này, loét dạ dày tá tràng được chia làm 3 cấp độ. Cụ thể:
- FI (forrest , forrest i): Là tình trạng xuất huyết đang xảy ra, cấp độ này được chia làm 2 phân nhóm nhỏ là FIa (chảy máu ồ ạt, có thể phun ra thành tia) và FIb (chảy máu chậm, rỉ ra).
- FII (forrest 2, forrest ii): Tình trạng xuất huyết mới xảy ra, bao gồm 3 phân nhóm FIIa (nhìn thấy rõ mạch máu), FIIb (có cục máu đông kết dính), FIIc (có huyết sắc tố trên nền vết loét).
- FIII (forrest 3, forrest iii): Vết loét sạch, không có dấu hiệu xuất huyết.
Như vậy, loét hành tá tràng forrest 3 hay loét hành tá tràng forrest iii được xem là tình trạng nhẹ nhất. Khi đó, ổ loét mới hình thành, sạch và chưa có dấu hiệu xuất huyết hoặc xuất huyết đã cầm máu.
Nguyên nhân gây loét hành tá tràng forrest 3
Tương tự như các bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng khác, loét hành tá tràng forrest 3 có thể xảy ra các nguyên nhân sau:
Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn được tìm thấy trong ruột và dạ dày. Khi chúng phát triển vượt mức, vi khuẩn HP có thể khiến dạ dày tăng tiết acid và làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Khi nhiễm HP, bệnh có thể lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác qua nhiều con đường như miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – miệng,…
Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm như NSAID (Ibuprofen, Diclofenac natri, Meloxicam, Naproxen,…) khi dùng trong thời gian dài hoặc dùng thuốc không đúng chỉ dẫn có thể dẫn đến loét hành tá tràng forrest 3. Nguyên nhân là do ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn ức chế dạ dày tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện cho acid tấn công gây viêm loét, xuất huyết hành tá tràng.
Thói quen sống thiếu khoa học
Thói quen ăn uống, sinh hoạt, lối sống thiếu khoa học cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ loét hành tá tràng forrest 3. Cụ thể:
- Ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên bỏ bữa, ăn khuya, ăn không đúng giờ giấc.
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, có vị chua,…
- Ăn quá no hoặc quá đói, ăn nhanh, nhai không kĩ.
- Uống nhiều rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác.
Căng thẳng stress kéo dài
Thường xuyên căng thẳng, stress cũng làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó có loét hành tá tràng forrest 3. Khi căng thẳng, cơ thể tăng tiết hormon Cortisol – một chất có khả năng kích thích dạ dày tiết acid và tăng co bóp dạ dày. Đó là lý do người thường xuyên căng thẳng hay bị đau dạ dày, nếu để lâu có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân và yếu tố khác cũng có khả năng gây viêm loét hành tá tràng là:
- Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm loét dạ dày thì người bệnh có nguy cơ loét hành tá tràng cao hơn bình thường.
- Có chấn thương vật lý liên quan đến dạ dày – tá tràng vừa mới xảy ra.
- Hội chứng Zollinger – Ellison khiến dạ dày tăng tiết gastrin dẫn đến nồng độ acid dạ dày tăng cao.
Dấu hiệu nhận biết loét hành tá tràng forrest 3
Loét hành tá tràng forrest 3 có nhiều điểm tương đồng với viêm loét dạ dày tá tràng. Cụ thể là:
- Đau bụng: Cơn đau có lúc âm ỉ, lúc dữ dội, kèm theo cảm giác bỏng rát, đau tăng lên khi thời tiết thay đổi, khi đói hoặc sau khi ăn no. Đôi khi cơn đau thường lan sang vùng bụng bên phải, ra sau lưng hoặc lên trên ngực.
- Đầy bụng khó tiêu: Vết loét xuất hiện ở đoạn đầu của ruột non gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, thức ăn bị tích tụ lâu trong dạ dày khiến người bệnh luôn có cảm giác no, không muốn ăn.
- Ợ hơi, ợ chua: Thức ăn tích tụ trong dạ dày cùng với nồng độ acid tăng cao kích thích cơ thắt thực quản mở ra, dẫn đến tình trạng trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản gây ợ hơi, ợ chua thường xuyên.
- Buồn nôn và nôn: Thức ăn tích tụ lâu ngày cùng với acid dịch vị trào ngược lên thực quản gây nôn, buồn nôn.
- Các triệu chứng khác: Rối loạn tiêu hóa, cơ thể suy nhược, gầy sút cân, mất ngủ,…
Loét hành tá tràng forrest 3 có nguy hiểm?
Như đã đề cập ở trên, loét hành tá tràng forrest 3 được xếp vào mức độ nhẹ nhất trong bảng phân loại Forrest, thường là vết loét mới hình thành và chưa có dấu hiệu xuất huyết. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ không gây nguy hiểm. Ngược lại, nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách thì bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Một số biến chứng thường gặp của loét hành tá tràng forrest 3 là:
- Xuất huyết tiêu hóa: Vết loét nếu không điều trị kịp thời thường sẽ ăn sâu, lan rộng đến các mạch máu dưới niêm mạc gây xuất huyết. Khi gặp biến chứng này, người bệnh có thể nôn ra máu tươi, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen cần đưa đi cấp cứu ngay. Một số trường hợp chảy máu chậm có thể dẫn đến thiếu máu, da dẻ xanh xao, cơ thể suy nhược,…
- Hẹp môn vị: Ổ loét nằm gần với môn vị có thể gây hẹp lòng ruột, cản trở đường đi của thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Thức ăn tích tụ lâu trong dạ dày khiến bệnh nhân cảm thấy đầy bụng, nôn mửa, sụt cân nhanh,…
- Thủng hành tá tràng: Vết loét hình thành trong một thời gian dài không điều trị có thể gây thủng hành tá tràng. Khi đó, thức ăn và dịch tiêu hóa theo lỗ thủng tràn ra ổ bụng gây viêm, nhiễm trùng phúc mạc khiến người bệnh đau bụng dữ dội, bụng cứng như gỗ,… Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Ung thư tá tràng: Mặc dù đây là biến chứng hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm và khó lường nhất. Ung thư thường tiến triển âm thầm nên hầu hết người bệnh phát hiện ra thì đã ở giai đoạn nặng.
Phương pháp điều trị loét hành tá tràng forrest 3
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa trên của Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa Châu Âu (ESGE), đối với loét hành tá tràng forrest 3, người bệnh không cần phẫu thuật cầm máu mà cần tuân thủ điều trị bằng thuốc theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định, kết hợp với điều chỉnh thói quen ăn uống, xây dựng lối sống khoa học.
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Tùy vào tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc cụ thể cho bệnh nhân sử dụng. Một số nhóm thuốc thường gặp trong phác đồ của bác sĩ là:
- Thuốc kháng acid: Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị, cân bằng lại acid dịch vị dạ dày, từ đó giúp giảm đau, chống đầy hơi, ợ chua, ợ nóng,… Các thuốc thường chứa thành phần như Nhôm hydroxit, Magie hydroxit, Natri bicacbonat,…
- Thuốc ức chế histamin H2: Cimetidin, Famotidin,… có tác dụng hạn chế dạ dày tiết acid, kiểm soát tốt nồng độ acid vào ban đêm từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazol, Esomeprazol,… có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid nhanh và mạnh mang đến hiệu quả cao trong kiểm soát acid dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày theo nhiều cơ chế khác nhau. Một số thuốc thường dùng là Sucralfat, Bismuth, Misoprostol,…
- Thuốc kháng sinh điều trị HP: Thuốc được chỉ định trong trường hợp loét hành tá tràng forrest 3 có HP dương tính. Một số thuốc kháng sinh thường gặp là Amoxicillin, Clarithromycin, Levofloxacin,… Các kháng sinh thường dùng kết hợp với nhau trong phác đồ để đạt hiệu quả cao và ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc.
☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc trị viêm loét hành tá tràng
Thay đổi chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát tốt triệu chứng loét hành tá tràng. Dưới đây là một số điều người bệnh cần lưu ý:
- Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ăn uống đúng giờ giấc, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Ăn chậm nhai kỹ để quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có tính cay nóng, nhiều gia vị, có vị chua,…
- Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có gas và thức uống có chứa chất kích thích khác.
- Không bỏ bữa, không ăn quá khuya, không nằm ngay sau khi ăn.
- Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ nhằm làm giảm áp lực lên dạ dày, đồng thời hạn chế dạ dày tiết quá nhiều acid.
- Bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho tiêu hóa, có tính trung hòa như gạo, lúa mì, ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi,…
☛ Chi tiết tại: Viêm loét dạ dày hành tá tráng ăn gì?
Xây dựng lối sống khoa học
Người bệnh loét hành tá tràng forrest 3 cũng cần xây dựng lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, đi ngủ đúng giờ giấc.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu thừa cân.
- Duy trì thói quen tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, ưu tiên các bài tập cường độ vừa phải như yoga, đi bộ, đạp xe,…
- Sau khi ăn nên đi lại nhẹ nhàng để giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế đầy bụng, khó tiêu, trào ngược,…
- Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi chưa được cho phép của bác sĩ.
Kết hợp Gastosic giải quyết triệt để nguyên nhân gây loét hành tá tràng!
Theo một thống kê tại Việt Nam, 3 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày được biết đến là do thói quen ăn uống thiếu khoa học, căng thẳng stress kéo dài và môi trường sống thiếu vệ sinh dễ nhiễm vi khuẩn HP. Hiểu được tình hình đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển thành công viên uống Gastosic với mục tiêu “giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt”. Do vậy, Gastosic – 100% từ thảo dược tự nhiên chính là giải pháp người bệnh loét hành tá tràng không nên bỏ qua!
Gastosic là sự kết hợp của 9 thảo dược quý, bao gồm Nano Curcumin (chiết xuất nghệ vàng), Ngô thù du, Hoàng liên. Cam thảo, Hậu phác, Trần bì, Thương truật, Cúc La Mã và Gừng mang đến 3 nhóm tác dụng chuyên biệt:
- Nhóm 1: Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, hạn chế các kích thích thần kinh lên dạ dày, thực quản, từ đó giúp ngăn ngừa các cơn co bóp dạ dày, giảm đau dạ dày vào ban đêm, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
- Nhóm 2: Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương của cơ thể, đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày.
- Nhóm 3: Trung hòa acid dạ dày, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, nóng rát, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nuốt nghẹn, chướng bụng, khó tiêu,…
Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, chứng nhận đảm bảo an toàn khi sử dụng. Chỉ sau hơn 8 năm có mặt trên thị trường, Gastosic không chỉ được các chuyên gia y tế ủng hộ mà còn được hàng ngàn người dùng cho phản hồi tích cực! Sản phẩm hiện đang được bày bán rộng rãi trên 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về loét hành tá tràng forrest 3 cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách!
Tài liệu tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26417980/
- https://www.endoscopy-campus.com/en/classifications/forrest-classification/
- https://www.healthdirect.gov.au/duodenal-ulcer