Nhắc tới viêm loét dạ dày người ta thường nghĩ ngay đến cơn đau dai dẳng, âm ỉ kéo dài. Thế nhưng, điều thực sự mang đến nguy hiểm cho người bệnh là những biến chứng tiềm ẩn phía sau. Vậy, viêm loét dạ dày nguy hiểm đến mức nào? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề này!
Nội dung bài viết
Viêm loét dạ dày không nguy hiểm nếu điều trị sớm và đúng!
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, loét bởi sự bào mòn của acid dạ dày (HCl) và enzyme tiêu hóa (pepsin). Mặc dù môi trường dạ dày có phần “khắc nghiệt” với độ pH acid dao động khoảng 3 – 4 nhưng những tổn thương này hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu điều trị sớm và đúng phương pháp.
Mặt khác, cơ chế bảo vệ dạ dày như: sản xuất dịch nhầy và bicarbonat, hệ thống mao mạch tưới máu liên tục, tế bào biểu mô tái tạo liên tục thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương trên niêm mạc. Cơ chế này cũng là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị cho người viêm loét dạ dày.
Để điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần loại bỏ hoặc làm suy giảm yếu tố tấn công đồng thời tăng cường cơ chế bảo vệ niêm mạc. Cụ thể:
- Kiểm soát nồng độ acid dạ dày: Bằng cách giảm bớt nồng độ acid tự do và ngăn tế bào viền trên thành dạ dày tăng tiết acid dư thừa, qua đó loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương niêm mạc.
- Bảo vệ lớp nhầy niêm mạc dạ dày: Thông qua kiểm soát nồng độ acid, tiêu diệt H.pylori và loại bỏ các tác nhân như: stress, thuốc NSAIDs, rượu bia, thuốc lá,… giúp phục hồi và tăng cường lớp bảo vệ niêm mạc.
- Kích thích tế bào biểu mô tăng sinh: Bằng cách ngăn cản dịch vị tiếp xúc với vết tổn thương, đảm bảo dinh dưỡng để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo tế bào, giúp làm lành vết viêm loét.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu: Thông qua điều chỉnh dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi, tập luyện giúp giảm nồng độ H+ và cung cấp vật liệu cho quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương.
Biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày nếu không được điều trị
Nếu không được điều trị, viêm loét dạ dày có xu hướng tiến triển nặng dần và và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng thường gặp nhất trong viêm loét dạ dày. Tình trạng này xảy ra khi ổ viêm, loét ăn sâu xuống niêm mạc dạ dày và làm vỡ các mạch máu. Tùy vào kích thước mạch máu tổn thương mà người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, cụ thể:
- Mạch máu nhỏ: Lượng máu chảy ít nhưng kéo dài khiến người bệnh thiếu máu mạn tính. Các triệu chứng có thể gặp phải gồm: đi ngoài phân đen, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
- Mạch máu lớn: Gây xuất huyết ồ ạt, người bệnh bị mất máu nghiêm trọng. Triệu chứng thường gặp gồm: đau thượng vị dữ dội, nôn ra máu, choáng váng, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, tụt huyết áp, ngất.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày xảy ra khi vết viêm loét xuyên qua thành dạ dày. Tình trạng này được chia làm 2 dạng thường gặp gồm:
Thủng bít
Thủng bít là tình trạng vết thủng dạ dày tiếp cận với những cơ quan nội tạng như: tụy hoặc gan. Lúc này, vết thủng được bịt bởi mạc nối gan, ruột nên dịch tiêu hóa không bị rò rỉ vào khoang bụng.
- Đau thượng vị dữ dội và dai dẳng.
- Đau ở các vị trí khác ngoài bụng, thường gặp ở lưng khi ổ loét xuyên vào tuỵ.
- Cơn đau thay đổi theo tư thế của người bệnh.
Ban đầu, người bệnh có thể được chỉ định thuốc để làm lành vết thủng bít. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để khắc phục tổn thương này.
Thủng tự do
Thủng tự do là tình trạng vết thủng xuyên thấu thành dạ dày vào khoang bụng. Hệ quả là dịch tiêu hóa tràn vào khoang bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng và phá huỷ các cơ quan nội tạng.
Triệu chứng thường gặp khi dạ dày bị thủng tự do gồm:
- Đau thượng vị đột ngột, dữ dội và liên tục.
- Cơn đau nhanh chóng lan rộng khắp vùng bụng, đau nhiều ở hạ sườn phải, đôi khi lan lên hai bả vai.
- Bụng cứng như gỗ do cơ cứng cơ thành bụng.
- Mạch nhanh, tụt huyết áp, tiểu ít.
Thủng dạ dày tự do nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong do sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.
Hẹp môn vị
- Nôn nhiều, thường vào cuối ngày hoặc sau bữa ăn cuối vùng khoảng 6 tiếng.
- Nôn nhiều, dịch nôn chức thức ăn ngày hôm trước và có mùi hôi thối.
- Chán ăn, chướng bụng kéo dài.
Hẹp môn vị kéo dài có thể gây rối loạn nước – điện giải, mệt mỏi và sút cân. Ngoài ra, do máu bị mất kali, natri và clo dẫn đến cơ thể bị nhiễm kiềm. Tuỳ vào mức độ hẹp môn vị mà người bệnh có thể được chỉ định thuốc hỗ trợ hoặc thực hiện phẫu thuật để giải quyết tình trạng tắc nghẽn thức ăn.
Ung thư dạ dày
- Đau bụng âm ỉ kéo dài.
- Chướng bụng, khó tiêu.
- Ợ hơi, buồn nôn và nôn.
- Chán ăn, người mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng.
Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thông thường. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan. Khi các dấu hiệu trên kéo trên 2 tuần, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Giảm nguy hiểm, ngừa biến chứng viêm loét dạ dày bằng cách nào?
Biến chứng của viêm loét dạ dày dù nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được. Dưới đây là một số biện pháp gợi ý để bạn tham khảo:
Thăm khám sớm
Thăm khám sớm ngay khi có triệu chứng bất thường giúp bạn nắm rõ nguyên nhân – mức độ bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Điều này giúp ngăn viêm loét dạ dày tiến triển nặng dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Ngoài thời điểm mới phát hiện triệu chứng, người bệnh cần chú ý thăm khám khi:
- Triệu chứng bệnh không giảm bớt hoặc có xu hướng nặng hơn sau khi áp dụng các biện pháp điều trị.
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường do dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc gây ra.
- Đến lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà quá trình thăm khám viêm loét dạ dày thường gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, kiểm tra vị trí đau và các dấu hiệu bất thường trên cơ thể nếu có.
- Nội soi dạ dày: Được thực hiện bằng cách đưa một camera gắn trên một ống nhỏ vào trong dạ dày để quan sát và đánh giá tình trạng tổn thương hiện có trên niêm mạc dạ dày.
- Test hơi thở: Người bệnh được cho uống thuốc sau đó thu hơi thở vào dụng cụ chuyên dụng nhằm xác định sự có mặt của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày.
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương và triệu chứng của từng người bệnh. Việc nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ giúp tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ biến chứng. Những chú ý cụ thể gồm:
- Dùng đúng loại thuốc: Người bệnh cần dùng đúng thuốc được bác sĩ kê đơn. Nếu muốn thay thế hoặc kết hợp thêm bất kỳ thuốc nào khác, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Dùng thuốc đúng liều: Việc tự ý tăng hoặc giảm liều dùng thuốc có thể làm giảm hiệu quả hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều dùng được bác sĩ kê đơn.
- Tuân thủ cách dùng: Một số loại thuốc có thể yêu cầu cách dùng khác nhau như: không được nhai, uống với ít hoặc nhiều nước, uống lúc no hoặc đói. Người bệnh cần thực hiện đúng những chỉ dẫn này.
- Dùng thuốc đủ liệu trình: Thời gian điều trị viêm loét dạ dày có thể kéo dài từ tuần đến vài tháng. Người bệnh cần điều trị đủ thời gian, tránh tự ý rút ngắn hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc.
☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày
Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học
Lối sống khoa học giúp giảm kích thích lên hệ thần kinh dạ dày, góp phần hạn chế tình trạng co thắt và tăng tiết acid quá mức. Người bệnh cần điều chỉnh một số vấn đề sau:
- Thường xuyên luyện tập: Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất. Thói quen này giúp tăng cường tuần hoàn, thúc đẩy làm lành vết và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Ngủ đúng giờ: Người bệnh cần duy trì thời gian ngủ tối thiểu 6 – 8 tiếng mỗi ngày và ngủ sớm trước 23 giờ. Thói quen này giúp giảm căng thẳng dạ dày, hạn chế tình trạng tăng tiết acid.
- Nghỉ ngơi điều độ: Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp người bệnh hạn chế tâm lý căng thẳng, từ đó giảm kích thích lên dạ dày, tăng cường hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày.
- Ăn uống khoa học: Người bệnh cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học: ăn đúng giờ, ăn đủ bữa tránh ăn quá no, không để bụng quá đói hay ăn quá khuya.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng cân đối giúp cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày, góp phần hạn chế tăng tiết acid dịch vị.
Những nhóm thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày gồm:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu. Thực phẩm điển hình của nhóm này gồm các loại rau, củ, quả tươi và các loại hạt nguyên cám.
- Thực phẩm giàu giàu lợi khuẩn: Hỗ trợ tiêu hóa và ngăn vi khuẩn H.pylori bám vào niêm mạc dạ dày. Thực phẩm cung cấp lợi khuẩn thường gặp như: sữa chua, trà kombucha, miso, tempeh, natto,…
- Thực phẩm giàu flavonoid: Góp phần ức chế vi khuẩn HP, cải thiện tổn thương viêm loét trên niêm mạc dạ dày. Thực phẩm điển hình như: cần tây, bông cải xanh, quả việt quất, diếp cá, trà đen,…
- Thực phẩm giàu omega-3: Giúp chống viêm, ngăn sự phát triển của vết viêm loét. Thực phẩm giàu omega-3 như: cá hồi, cá trích, cá mòi, hạt mắc ca, hạt lanh,….
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì?
Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa như: súp, cháo, canh, món hầm,… hay các món giúp thấm hút dịch vị như: bánh gạo, bánh mì, bỏng gạo,… giúp cải thiện triệu chứng. Cuối cùng, người bệnh cần tránh sử dụng những thực phẩm có hại cho dạ dày như: đồ ăn nhiều dầu mỡ hay quá cay nóng, các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ uống có cồn, nước uống có gas và nước uống chứa cafein.
Kết hợp Gastosic
Viên uống Gastosic là thành quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người viêm loét dạ dày. Sản phẩm giúp giảm nhẹ triệu chứng, ức chế vi khuẩn HP, thúc đẩy quá trình lành loét, nhờ đó phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Thành phần chính của Gastosic là Nano Curcumin siêu nhỏ cho sinh khả dụng cao gấp 10 – 40 lần. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung 9 loại thảo dược cho tác dụng vượt trội và toàn diện:
- Hậu Phác, Trần Bì: Có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm nhanh triệu chứng: đau – nóng rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng,…
- Cam thảo: Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tái tạo và làm lành tổn thương.
- Hoàng Liên, Ngô Thù Du: Có tính kháng khuẩn, giúp ức chế vi khuẩn HP, chống viêm và chống nấm đường tiêu hóa.
- Thương Truật, Gừng: Thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tình trạng đầy chướng bụng, ăn không tiêu.
- Cúc La Mã: Giúp giảm căng thẳng, làm dịu kích thích từ đó ngăn dạ dày co thắt quá mức.
Hiện nay, Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Sản phẩm được phân phối tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY