Bạn có biết đau thượng vị bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không? Đó có thể là do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng, tắc ruột, sỏi thận,…. Nếu bạn thường xuyên bị đau thượng vị bên trái, bạn không nên bỏ qua hay tự ý dùng thuốc. Hãy cùng chúng tôi tìm chi tiết đó là những bệnh lý nào? Cũng như cách điều trị hiệu quả trong bài viết này.
Nội dung bài viết
Thế nào là đau thượng vị bên trái?
Đau thượng vị bên trái không phải là thuật ngữ để chỉ tình trạng bị đau thượng vị bên trái mà đây là hiện tượng nhiều người dùng để mô tả tình trạng bị đau vùng thượng vị xu hướng xuất hiện nhiều về phía bên trái. Thượng vị được tính từ phần rốn trở lên đến phần xương ức và những cơn đau này xuất hiện lệch về phía bên trái nên người bệnh gọi là đau thượng vị bên trái.
Đau thượng vị có thể xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc đau thắt, đau nhói, cơn đau thi thoảng mới xuất hiện và có thể kéo dài nhiều giờ. Đau thượng vị có thể xuất hiện ở nhiều khu vực như: đau thượng vị bên trái, đau thượng vị bên phải, đau thượng vị lan ra sau lưng.
Vùng thượng vị này chứa nhiều cơ quan của cơ thể như dạ dày, tuyến mật, gan, thận, đường ruột,… chính vì vậy khi bị đau vùng thượng bị là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc phải bệnh lý nào đó. Lúc này các bạn cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm: Đau thượng vị từng cơn nguy hiểm không?
Đau thượng vị bên trái có phải là bệnh dạ dày?
Đau thượng vị bên trái có phải là bệnh dạ dày không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề như sau:
Dấu hiệu bệnh đau dạ dày
Khi thấy dấu hiệu đau thượng vị bên trái nếu là bệnh về dạ dày thường sẽ xuất hiện kèm theo những dấu hiệu như sau:
- Đau khi đói hoặc sau khi ăn: Dạ dày hoạt động theo cơ chế tiết khi dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị, dạ dày sẽ co bóp mạnh và ngược lại. Cụ thể, khi bụng đói, acid dạ dày tiết ra tăng cao khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, kết hợp với các cơn co thắt của dạ dày, gây đau thượng vị. Khi bạn no, lượng acid dạ dày tiết ra không đủ, dạ dày hoạt động yếu, dẫn đến thức ăn ứ đọng gây chướng bụng.
- Đau bụng kèm theo cảm giác nóng rát vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh về dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng phía trên rốn, gây khó chịu, khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: Do dạ dày hoạt động không tốt nên khó tiêu hóa thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ lên men, gây ợ chua, ợ chua, ợ nóng.
- Cảm giác buồn nôn: Khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết, một phần thức ăn cùng với dịch dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản. Đây là nguyên nhân gây buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn.
Khi thấy xuất hiện đau thượng vị bên trái kèm theo những triệu chứng trên lúc này các bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, khi những tổn thương chưa nhiều thì bệnh dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Đau thượng vị cảnh báo gì về dạ dày?
Đau thượng vị bên trái là cảnh báo những bệnh về dạ dày tiêu biểu có thể kể đến như:
Trào ngược dạ dày: Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh này xuất hiện khi thức ăn dư thừa hoặc acid dạ dày dư thừa sẽ đẩy trào ngược lên thực quản và khoang miệng, gây đau rát họng và bị tức vùng ngực. Theo thời gian của bệnh sẽ xuất hiện ngày một nặng hơn. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm loét dạ dày: đây là một bệnh dạ dày khá phổ biến khi có xuất hiện triệu chứng đau vùng thượng vị bên trái. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn HP hoặc do uống quá nhiều rượu hoặc lạm dụng thuốc giảm đau… Đau vùng thượng vị trái do viêm loét dạ dày gây ra thường xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như chán ăn đột ngột, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn. Những triệu chứng này sẽ nặng hơn khi đói, sau khi ăn hoặc vào ban đêm.
Ngoài dạ dày đau thượng vị bên trái cảnh báo bệnh lý gì?
Ngoài những bệnh về dạ dày đau thượng vị bên trái còn là cảnh báo của những bệnh lý như sau:
Viêm đại tràng
Đại tràng là một phần của ruột già, nằm gần cuối đường tiêu hóa. Triệu chứng điển hình là đau vùng thượng vị bên trái, chán ăn, chướng bụng, ngủ kém và đi ngoài thường xuyên khiến cơ thể suy nhược. Đau cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như cả hai bên hố chậu và hạ sườn phải.
Rối loạn tiêu hóa
Trong trường hợp này, cơn đau vùng thượng vị bên trái thường không nghiêm trọng, chỉ kéo dài trong vài giờ và biến mất sau đó. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác có thể bao gồm đau bụng từng đợt, khó tiêu, đầy hơi,…
Tắc ruột
Đây là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi bị tắc ruột, bất kỳ đoạn ruột nào cũng sẽ có biểu hiện đau ở vùng thượng vị bên trái, kèm theo cảm giác buồn nôn và xuất hiện các âm thanh lớn trong bụng theo cơn.
Sỏi thận
Khi bị sỏi thận, người bệnh thường có các triệu chứng đau vùng thượng vị trái, buồn nôn, nước tiểu đổi màu, tiểu đau buốt, sốt cao về đêm, chân tay run rẩy… Đây là căn bệnh phổ biến, đau bụng sẽ xuất hiện mỗi ngày khi viên sỏi di chuyển. Sỏi được hình thành từ các chất khoáng cứng lắng đọng trong thận và đi vào niệu quản, từ đó gây đau.
Trị đau thượng vị bên trái bằng cách nào?
Để điều trị đau thượng vị bên trái hiệu quả các bạn có thể tham khảo những cách như sau:
Thay đổi lối sống lành mạnh
- Bạn cần đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya sau 11 giờ đêm. Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng để tránh căng thẳng, áp lực quá mức.
- Luôn duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái và lạc quan.
- Tập thể dục mỗi ngày từ 20-30 phút tùy theo sức khỏe và thể trạng của mỗi người.
Xây dựng chế độ ăn khoa học
- Ăn chậm và nhai kỹ.
- Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày.
- Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói lâu.
- Hạn chế ăn quá muộn, tốt nhất trước 8 giờ tối.
- Lựa chọn cách chế biến như luộc, hấp và nên ăn thực phẩm mềm, lỏng như súp.
- Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia và không hút thuốc lá.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn lên men.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, cung cấp khoảng 1,5 đến 2 lít nước.
☛ Tham khảo: Đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì?
Dùng mẹo dân gian
Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp các bạn cải thiện tình trạng đau thượng vị bên trái như:
Chườm nóng: Nhiệt độ cao từ túi chườm có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến dạ dày. Điều này có tác dụng làm giãn cơ co thắt và giảm chứng khó tiêu, táo bón ở trong một số trường hợp. Nên chườm nóng ít nhất 15 – 20 phút để thấy hiệu quả giảm đau.
Nằm nghiêng bên trái: Trong trường hợp đau thượng vị trái do khó tiêu hoặc trào ngược, nằm ngửa có thể khiến triệu chứng trở nên nặng hơn. Các nghiên cứu cho thấy nằm nghiêng bên trái là tư thế tối ưu giúp giảm đau thượng vị bên trái hiệu quả.
Sử dụng nghệ: Hàm lượng curcumin trong nghệ có tác dụng điều trị viêm, chữa lành vết loét và ức chế acid trong môi trường dạ dày. Các bạn có thể dùng nghệ để chữa đau vùng thượng vị bên trái bằng cách dùng nghệ ngâm với mật ong pha với nước ấm, uống viên tinh bột nghệ hoặc dùng nghệ tươi trong chế biến món ăn hàng ngày.
Dùng trà hoa cúc: Thành phần trong trà có tác dụng trung hòa acid, từ đó giảm thiểu các triệu chứng về tiêu hóa và giảm đau vùng thượng vị. Cách pha trà như sau: Lấy 4-5 bông hoa cúc khô hoặc tươi hãm vào nước sôi. Sau đó đậy kín và để ít nhất 15 phút là có thể sử dụng. Các bạn nên uống mỗi ngày 2 tách trà để mang lại hiệu quả.
☛ Xem thêm: 7 lá cây chữa đau thượng vị cực hiệu quả
Sử dụng thuốc điều trị
Trong trường hợp các bạn sau khi áp dụng hết các phương pháp trên mà triệu chứng vẫn không cải thiện có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc Tây để giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng. Lúc này các bạn cần đi thăm khám sớm để các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra cũng như tình trạng, triệu chứng bệnh cụ thể của từng người mà từ đó đưa ra những loại thuốc điều trị phù hợp nhất.
Kết hợp với viên uống Gastosic
Bên cạch những phương pháp trên các bạn có thể tham khảo sử dụng viên uống Gastosic đã được các nhà khoa học nghiên cứu, phát triển và mang đến giải pháp hiệu quả giúp đẩy lùi cơn đau thượng vị bên trái có liên quan đến bệnh dạ dày hiệu quả mà đảm bảo an toàn cho sức khỏe và được rất nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng.
Điểm nổi bật của Gastosic là chứa thành phần Nano Curcumin được chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Curcumin là hoạt chất chính trong Nghệ vàng có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và thúc đẩy làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản. Trong Gastosic, Curcumin được bào chế dưới dạng siêu sinh khả dụng (Nano Curcumin), tăng tốc độ hấp thu lên đến 99%, mang đến hiệu quả vượt trội gấp 40 lần so với chiết xuất nghệ thông thường.
Ngoài ra, Gastosic còn bổ sung 8 thảo dược quý giúp hỗ trợ trung hòa acid dịch vị, đồng thời hạn chế kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, từ đó làm giảm xuất hiện các cơn trào ngược dạ dày, giảm nhanh triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, nóng rát dạ dày,…
Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, lành tính với cơ thể, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép và đang được lưu hành rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY.
Gọi ngay tổng đài miễn phí 18006626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY