Đau dạ dày cấp tính thường xuất hiện đột ngột và gây nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ. Để hiểu rõ hơn về bệnh đau dạ dày cấp tính cũng như các biện pháp điều trị và phòng ngừa, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Đau dạ dày cấp tính là gì?
Đau dạ dày có 2 dạng là đau dạ dày cấp tính và đau dạ dày mạn tính. Nếu như đau dạ dày mạn tính cơn đau âm ỉ kéo dài thì đau dạ dày cấp lại ngược lại.
Đau dạ dày cấp là tình trạng cơn đau khởi phát đột ngột tại vùng thượng vị (vùng bụng phía trên rốn và phía dưới mũi xương ức), cơn đau có thể lan rộng sang hai bên và lan ra sau lưng. Đau dạ dày cấp thường xuất hiện khi dạ dày bị tổn thương và xuất hiện các ổ viêm loét gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Khi xuất hiện cơn đau dạ dày cấp tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn đau dạ dày mạn tính gây khó khăn trong việc điều trị cũng như tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Biểu hiện của đau dạ dày cấp
Đau dạ dày cấp có nhiều biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng. Cụ thể như sau:
Đau vùng thượng vị
Cơn đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng điển hình và xuất hiện phổ biến nhất khi đau dạ dày cấp. Cơn đau thường khởi phát từ vùng thượng vị sau khi ăn no hoặc về ban đêm, cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, quặn thắt, cồn cào,… khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Mức độ đau dạ dày ở từng người khác nhau tùy theo tình trạng tổn thương tại dạ dày.
Ợ hơi, ợ chua
Tổn thương xuất hiện tại dạ dày gây rối loạn chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, acid dạ dày tiết ra nhiều hơn gây tình trạng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị,… Biểu hiện này thường xuất hiện sau khi người bệnh ăn no, ăn đồ ăn có vị chua, đồ cay nóng,…
Buồn nôn và nôn
Cảm giác buồn nôn và nôn ngay sau khi ăn cũng là một biểu hiện của đau dạ dày cấp tính. Tổn thương tại dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở, thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày gây tăng áp lực trong lòng dạ dày và dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn,…
Ngoài các triệu chứng phổ biến kể trên, đau dạ dày cấp còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Đầy hơi, chướng bụng
- Chán ăn
- Đi ngoài phân đen
- Táo bón, tiêu chảy thất thường
- Sụt cân
- Suy nhược cơ thể
Ai dễ bị đau dạ dày cấp tính?
Đau dạ dày cấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương dạ dày, viêm loét dạ dày, rối loạn nhu động dạ dày, nhiễm khuẩn, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học,… Do vậy, bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau dạ dày cấp tính. Trong đó, dưới đây là những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả:
- Người thường xuyên uống rượu bia, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ,…
- Người bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
- Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bỏ bữa, ăn khuya,…
- Người bị stress, căng thẳng quá mức trong một thời gian dài
- Người có tiền sử mắc hoặc đang mắc viêm loét dạ dày tá tràng
- Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) hoặc Corticosteroid
- Người cao tuổi
- Người có tiền sử mắc bệnh ký sinh trùng, bệnh Crohn, HIV/AIDS, suy gan, suy thận,….
Đau dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Đau dạ dày cấp tính thường xuất hiện đột ngột, trong một thời gian ngắn khoảng vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp đau dạ dày kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là khi đau dạ dày cấp tính là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là tình trạng tổn thương nghiêm trọng thành dạ dày. Đây là bệnh lý nguy hiểm gây ra những cơn đau dạ dày đột ngột và dữ dội như dao đâm. Người bệnh bụng cứng như gỗ, nôn ói, đau tức ngực,… Nếu không cấp cứu kịp thời, trường hợp đau dạ dày cấp tính liên quan đến thủng dạ dày có thể gây tử vong do nhiễm trùng phúc mạc.
Xuất huyết dạ dày
Đau dạ dày cấp tính có thể là dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày. Khi tổn thương trên niêm mạc dạ dày lan rộng đến các mạch máu có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến tình trạng xuất huyết vào trong lòng dạ dày. Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh có biểu hiện như đau dạ dày, đi ngoài phân đen, đi ngoài lẫn máu, nôn ra máu, da xanh xao, cơ thể suy nhược,… Trường hợp xuất huyết cấp tính, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức vì có thể dẫn đến sốc mất mất máu, bất tỉnh,…
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Một trong số những biểu hiện của ung thư dạ dày chính là xuất hiện cơn đau dạ dày cấp tính. Cơn đau có thể xảy ra từng đợt, có lúc âm ỉ có lúc dữ dội, kèm theo đó là những triệu chứng khác như ợ nóng thường xuyên, buồn nôn, chán ăn, sụt cân bất thường, suy nhược cơ thể,…
Cách chẩn đoán chính xác bệnh đau dạ dày cấp
Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cấp. Do vậy, để chẩn đoán bệnh một cách chính xác và toàn diện, khi xuất hiện biểu hiện đau dạ dày cấp, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám nhằm xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý.
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết. Ví dụ như:
- Nội soi dạ dày: Là phương pháp được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa. Qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp bên trong dạ dày, từ đó đánh giá mức độ, xác định vị trí tổn thương một cách chính xác nhất.
- Chụp X-quang: Qua hình ảnh X-quang, có thể xác định sơ bộ vị trí, kích thước tổn thương nhưng không thể đánh giá mức độ tổn thương chính xác như phương pháp nội soi dạ dày.
- Sinh thiết mô dạ dày: Phương pháp này nhằm xác định tổn thương dạ dày có phải ung thư ác tính hay không.
- Xét nghiệm tìm HP: Các xét nghiệm như test hơi thở, test nước bọt, tìm kháng thể HP trong máu,… nhằm xác định nguyên nhân gây đau dạ dày cấp tính có liên quan đến vi khuẩn HP hay không, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị đau dạ dày cấp tính bằng cách nào?
Khi xuất hiện cơn đau dạ dày cấp tính, tốt nhất người bệnh nên chủ động đi khám nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp giúp làm giảm cơn đau dạ dày người bệnh có thể tham khảo áp dụng.
Mẹo trị đau dạ dày cấp tại nhà
Các mẹo chữa đau dạ dày tại nhà giúp xoa dịu cơn đau dạ dày hiệu quả, giảm các triệu chứng khó chịu và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Một số mẹo đơn giản trị đau dạ dày người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Massage bụng: Xoa nóng hai lòng bàn tay, áp lên vị trí đau, sau đó xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ kết hợp nắn bóp nhẹ nhàng, thực hiện nhiều lần mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện đến khi cơn đau thuyên giảm.
- Sử dụng trà gừng: Lấy vài lát gừng tươi hoặc trà gừng túi lọc cho vào một cốc nước sôi. Hãm trong khoảng 3-5 phút, sau đó thêm 1 thìa mật ong là có thể thưởng thức. Nên uống từng ngụm nhỏ đến hết. Thực hiện mẹo này 2 lần mỗi ngày sẽ xoa dịu cơn đau dạ dày hiệu quả.
- Uống nghệ và mật ong: Lấy một củ nghệ tươi xay nhuyễn hoặc 1 thìa tinh bột nghệ hòa với 250ml nước sôi. Thêm 1-2 thìa mật ong vào khuấy đều. Uống nghệ mật ong 2-3 lần mỗi ngày đến khi cơn đau dạ dày cải thiện.
- Nhai lá bạc hà: Lấy 2-3 lá bạc hà tươi, đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng, sau đó đem nhai kỹ lá bạc hà trong miệng nuốt lấy phần nước tiết ra. Áp dụng 3-4 lần một ngày đến khi cơn đau dạ dày giảm bớt.
☛ Tham khảo thêm tại: 9 cách làm giảm cơn đau dạ dày cấp tốc tại nhà!
Dùng thuốc điều trị đau dạ dày theo chỉ định
Một số trường hợp đau dạ dày cấp tính có thể được chỉ định dùng thuốc giúp giảm đau nhanh chóng. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân các loại thuốc khác nhau. Điển hình như:
- Thuốc trung hòa acid dạ dày: Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị, thiết lập lại cân bằng pH môi trường bên trong dạ dày, từ đó giúp khắc phục chứng ợ nóng, khó tiêu, đau bao tử,… Nhóm thuốc này thường chứa muối kiềm như Nhôm hydroxit, Magie hydroxit, Natri bicarbonat,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc ức chế bơm proton như Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol,… có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid, giúp giảm đau dạ dày do tăng tiết acid quá mức.
- Thuốc kháng histamin H2: Tương tự như nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2 như Cimetidin, Famotidin,… cũng có tác dụng ngăn ngừa dạ dày tiết acid quá mức gây đau dạ dày cấp tính.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc hoạt động theo cơ chế tạo một lớp màng bao bọc lớp niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ dạ dày trước những tác nhân gây bệnh. Các thuốc thường dùng như Bismuth, Sucralfate,…
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau dạ dày cấp tính có liên quan đến vi khuẩn HP. Các thuốc thường được chỉ định như Erythromycin, Metronidazol, Amoxicillin,…
Kết hợp Gastosic – giảm đau dạ dày hiệu quả
Việc kết hợp sử dụng viên uống Gastosic trong điều trị đau dạ dày là một sự lựa chọn tuyệt vời mà người bệnh không nên bỏ qua. Gastosic là kết quả của quá trình nghiên cứu dài hơn 5 năm với hơn 100 công thức dạ dày khác nhau để tìm ra giải pháp chuyên biệt cho bệnh dạ dày phù hợp với cơ địa, tập quán và thói quen sinh hoạt của người Việt.
Viên uống Gastosic có chứa Nano Curcumin (tinh chất nghệ vàng siêu sinh khả dụng được chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cùng với 8 thảo dược quý từ thiên nhiên. Sự kết hợp này đã đem đến 3 tác động chuyên biệt:
- Nhóm 1 (Cúc La Mã, Thương truật): Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, hạn chế các kích thích thần kinh lên dạ dày – thực quản, giúp hạn chế sự xuất hiện của các cơn co thắt dạ dày, trào ngược dạ dày do căng thẳng, mệt mỏi.
- Nhóm 2 (Nano Curcumin, Hoàng Liên, Cam thảo): Hỗ trợ giảm đau, chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa đầy chướng bụng, khó tiêu.
- Nhóm 3 (Gừng, Trần bì, Ngô thù du, Hậu phác): Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau rát, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, chướng bụng,…
Với 100% thành phần từ thảo dược thiên nhiên, Gastosic an toàn với sức khỏe và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được bán rộng rãi tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Phòng ngừa đau dạ dày cấp từ lối sống sinh hoạt
Để ngăn ngừa cơn đau dạ dày cấp tính tái phát trở lại, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa tăng tiết acid dạ dày quá mức, ngăn ngừa nguy cơ viêm loét dạ dày. Các thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày gồm có:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời hỗ trợ trung hòa acid dạ dày. Thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như rau xanh, củ quả tươi, hạt nguyên cám,…
- Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Sữa chua là thực phẩm chứa lợi khuẩn (probiotic) điển hình. Những lợi khuẩn này có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
- Thực phẩm giàu vitamin khoáng chất: Thực phẩm giàu vitamin khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương, từ đó ngăn ngừa viêm loét dạ dày tái phát trở lại.
Ngoài ra, người bệnh đau dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng một số nhóm thực phẩm sau:
- Rượu bia và đồ uống có cồn: Vì những thực phẩm này có thể khiến tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là thúc đẩy hình thành các tổn thương mới.
- Thực phẩm có tính acid: Dưa muối, kim chi, cà muối,… làm tăng nồng độ acid trong dạ dày gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ hình thành viêm loét dạ dày.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các chất béo bão hòa như đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,… có thể khiến quá trình tiêu hóa bị đình trệ, gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Thói quen sinh hoạt khoa học
Người bệnh nên chủ động xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học để góp phần hạn chế xuất hiện cơn đau dạ dày cũng như tăng tiết acid dạ dày quá mức.
- Ăn uống khoa học: Nên duy trì thói quen ăn uống điều độ, đúng bữa đúng giờ giấc, ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no, không ăn khuya và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ngủ đúng giờ: Cần xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, tối thiểu từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày và nên ngủ trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng gây đau dạ dày.
- Tập luyện thường xuyên: Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế căng thẳng: Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng quá mức sẽ giúp hạn chế cơn đau dạ dày hiệu quả.
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến tình trạng đau dạ dày cấp tính, cũng như các biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày cấp tính, người bệnh nên chủ động đi khám sớm để được tư vấn điều trị kịp thời tránh để lâu dài gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/symptoms/abdominal-pain/basics/causes/sym-20050728
- https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/acute-abdomen-and-surgical-gastroenterology/acute-abdominal-pain
- https://suckhoedoisong.vn/xu-tri-khi-dau-da-day-cap-169110418.htm
- https://suckhoedoisong.vn/viem-da-day-cap-lam-gi-de-phong-ngua-169230128093953367.htm