Trẻ em ở bất kì độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày. Đặc biệt trẻ em từ 3 – 5 tuổi cần có cách chữa trào ngược dạ dày riêng.
Trào ngược dạ dày là bệnh do axit dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng. Trào ngược axit có thể gây ra các vấn đề như đau ngực hoặc dạ dày, đau và viêm xoang, đau cổ họng hoặc khàn tiếng. Nó dẫn tới viêm thanh quản, viêm phổi tái phát hoặc hen khó kiểm soát. Khi bệnh phát triển đến mức độ đó, nó được gọi là bệnh trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi, 5 tuổi có thể ngăn chặn được bằng cách tránh 1 số loại thức ăn và thức uống nhất định, tránh xa thuốc lá. Nếu những thay đổi đó không đủ, bé phải điều trị bằng thuốc, và trong trường hợp xấu nhất là phẫu thuật.
Bạn có thể xem thêm:
1. Thay đổi thói quen sống của bé
Cách chữa trào ngược dạ dày cho bé phải bắt nguồn từ chính sự thay đổi thói quen chưa tốt của bé. Nói đúng hơn đó là phụ huynh phải thay đổi cách chăm sóc bé.
Thay đổi lượng thức ăn trong 1 bữa ăn và giảm các loại thức ăn gây hại cho bé là bước đầu tiên để điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Sô cô la và 1 số loại gia vị có thể tăng khả năng xuất hiện trào ngược axit. Việc giảm hoặc tránh dùng các loại thực phẩm đó có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Không để bé uống các thức uống có caffein hoặc hàm lượng axit cao như soda, nước cam và nước uống đóng chai.
Đối với trẻ (bị trào ngược dạ dày) còn bú sữa mẹ, bệnh tình có thể sẽ được cải thiện nếu những bà mẹ hạn chế uống sữa bò và trứng. Ngoài ra, việc bổ sung chất làm đặc cho sữa công thức của em bé không làm giảm lượng axit đi ra khỏi dạ dày.
Hạn chế tối đa việc bé tiếp xúc với thuốc lá, khói thuốc gián tiếp có thể gia tăng nguy cơ bệnh thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, 1 số cha mẹ Việt thường ủng hộ bé uống chút bia rượu, điều này không hề tốt với trẻ.
Ở người lớn mắc bệnh trào ngược dạ dày, thừa cân và giảm trọng lượng thừa là vấn đề trọng tâm. Nhưng điều này phức tạp hơn ở trẻ em, cha mẹ không nên tùy tiện tìm cách giảm cân cho bé mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Trẻ sơ sinh cũng dễ bị trào ngược khi nằm thẳng hoặc nằm úp bụng (tăng áp lực lên dạ dày)
2. Cách chữa bằng sử dụng dược phẩm
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc không được khuyến khích cho trẻ. Đối với trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi, nếu trẻ tiếp tục có các triệu chứng mặc dù cha mẹ đã thay đổi chế độ ăn uống, thuốc có thể được sử dụng để giảm axit dạ dày.
Thuốc kháng axit thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng ợ nóng ở người lớn nhưng không được chứng minh hiệu quả ở trẻ em. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, những loại thuốc mua tự do này chỉ nên được sử dụng ngắn hạn ở trẻ em.
Chỉ có 2 loại thuốc theo toa chính được sử dụng để điều trị cho trẻ em bị trào ngược dạ dày. Các thuốc đối kháng thụ thể histamine-2 ngăn các tế bào dạ dày sản xuất axit. Thuốc ức chế bơm proton ngăn chặn bước cuối cùng trong bài tiết axit trong dạ dày.
Cả hai đều có thể hữu ích nhưng cũng có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn. Phụ huynh cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng cho bé. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng thảo dược tự nhiên cũng cần được cân nhắc kĩ lưỡng.
3. Cách chữa bằng phẫu thuật
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng phẫu thuật là biện pháp cuối cùng. Đối với trẻ em có các triệu chứng bệnh trầm trọng, và không có phương pháp điều trị nào hiệu quả, cha mẹ có thể cân nhắc tới phương pháp phẫu thuật.
Phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật bao đáy vị. Phẫu thuật sẽ bao phần trên của dạ dày và phần dưới của thực quản để ngăn chặn sự di chuyển axit lên thực quản. Trẻ em cần được kiểm tra cẩn thận trước khi xem xét tới biến pháp can thiệp này.
Dù là chữa bằng phương pháp gì thì bạn cũng nên tham khảo ngay chế độ ăn uống để biết nên ăn gì và tránh gì cho bé.
>> Hãy tham khảo ngay: Trào ngược dạ dày nên ăn gì ?
Đặt mua sản phẩm Gastosic – Hỗ trợ hết trào ngược, ngăn tái phát, ngừa biến chứng TẠI ĐÂY
Xem danh sách nhà thuốc có bán sản phẩm Gastosic TẠI ĐÂY
Để được tư vấn miễn phí về cách đối phó với trào ngược dạ dày thực quản, vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1796.