Bạn hay người nhà bị viêm loét dạ dày đau đầu tìm hiểu các món ăn tốt cải thiện tình trạng bệnh? Đừng lo, chúng tôi sẽ cung cấp list các món ăn cho người viêm loét dạ dày cực tốt để bạn dễ dàng lựa chọn bổ sung vào thực đơn hàng ngày! Các món ăn liên tục được update!
Nội dung bài viết
- 1. Lươn nấu đẳng sâm – bồi bổ sức khỏe nhuận tràng dễ tiêu hóa
- 2. Cháo hầm hạt sen- ngăn ngừa tiêu chảy, làm ấm dạ dày
- 3. Dạ dày hầm đậu tương- giảm đau và khó chịu bụng
- 4. Dạ dày nấu quýt – nhuận khí khai vị, rất tốt
- 5. Khoai tây nấu bạch cập – giúp vết loét mau lành, giảm đau
- 6. Cháo hạt kê – giảm buồn nôn, đầy bụng
- 7. Thịt nạc hầm nấm – giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- 8. Gà hầm xương cá mực – giúp kiểm soát tiết dịch vị dạ dày
- 9. Gà nấu tiểu lương khương – tốt cho chứng ăn uống khó tiêu, buồn nôn
- 10. Canh sườn đu đủ – giảm táo bón, hỗ trợ tiêu hóa
- 11. Cá hồi áp chảo – giảm đau và kháng viêm
- 12. Gà kho gừng – món ăn quen nhưng giúp làm lành vết loét rất tốt
- 13. Cháo thịt bằm gừng tiêu – giảm chứng khó tiêu
- 14. Chè hạt sen long nhãn – giảm áp lực dạ dày, hấp thu tốt
- 15. Cháo gạo nếp táo đỏ – bữa nhẹ nhàng cải thiện tiêu hóa
- 16. Súp đậu xanh bí đỏ – Bữa xế nhẹ nhàng
- 17. Sinh tố đu đủ – Món tráng miệng tốt cho tiêu hóa
- 18. Sữa chua chuối – Món tráng miệng giàu lợi khuẩn
- 19. Khoai lang luộc – chống táo bón và hỗ trợ làm giảm đau dạ dày
1. Lươn nấu đẳng sâm – bồi bổ sức khỏe nhuận tràng dễ tiêu hóa
Lươn nấu đẳng sâm rất phù hợp cho những người cần bồi bổ sức khỏe đặc biệt lươn có tính nhuận tràng kết hợp cùng gừng tươi và vỏ quýt (trần bì) cũng rất tốt cho những người bị bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày.
Cách làm lươn nấu đẳng sâm cho người viêm loét dạ dày như sau:
Nguyên liệu:
- Lươn: 1 con to
- Đảng sâm: 15g
- Vỏ quýt (trần bì): 15g
- Táo tàu đỏ: 5 quả
- Gừng tươi: 1 củ
Thực hiện:
- Lươn làm sạch nhớt, bỏ ruột, cắt miếng vừa ăn
- Đảng sâm rửa sạch, táo tàu bỏ hạt cắt miếng nhỏ, vỏ quýt rửa qua nước, gừng cạo vỏ, thái lát mỏng.
- Cho tất cả vào nồi với nước vừa đủ
- Đun lửa nhỏ khoảng 1 tiếng
- Nêm gia vị cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.
Ăn món này với cơm, dùng 2 lần/tuần để có hiệu quả cao nhất.
Canh lươn đẳng sâm là món ăn có công dụng bồi bổ khí huyết, ấm dạ, trừ hàn, củng cố tỳ vị. Có lợi cho người bị đau dạ dày do tỳ vị suy yếu và hàn lạnh.
2. Cháo hầm hạt sen- ngăn ngừa tiêu chảy, làm ấm dạ dày
Hạt sen có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa, làm ấm dạ dày và ngăn ngừa tiêu chảy. Cháo hạt sen thường kết hợp với hạt khiếm thực (một loại hạt cầm tiêu chảy rất tốt) để nấu cháo cho người bị bệnh viêm loét dạ dày có triệu chứng tiêu chảy khó chịu. Bạn có thể ra hiệu thuốc đông y để tìm mua 2 loại hạt này.
Cháo hạt sen này cũng rất dễ chế biến như sau:
Nguyên liệu:
- Hạt sen: 20g
- Hạt khiếm thực: 30g
- Gạo tẻ: 30g
- Đường trắng vừa đủ
Cách thực hiện:
- Gạo tẻ rửa sạch, ngâm nước khoảng 20 phút
- Hạt sen bỏ tim, ngâm nước 1 giờ rồi rửa sạch
- Cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi nước đun sôi
- Khuấy đều, nêm đường vừa ăn rồi tắt bếp.
Ăn cháo hạt sen nóng thay bữa ăn chính hàng ngày. Kiên trì ăn cháo sẽ giúp bệnh cải thiện dần.
☛ Tìm hiểu chi tiết chứng: Ợ Chua Đầy Bụng Tiêu Chảy
3. Dạ dày hầm đậu tương- giảm đau và khó chịu bụng
Nói đến các món ăn tốt cho bệnh lý dạ dày, không thể không nhắc đến các món được chế biến từ dạ dày lợn còn được gọi là bao tử heo. Món dạ dày hầm đậu tương là một trong những món ăn bài thuốc rất tốt cho người bị bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày.
Món này được chế biến đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- Dạ dày lợn: 1 bộ
- Đậu tương: 100g
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Dạ dày lợn và đậu tương rửa sạch, cắt dạ dày thành miếng dài
- Cho cả hai vào nồi nước đun sôi
- Đun lửa vừa cho đến khi dạ dày và đậu tương mềm
- Nêm đường, muối, tiêu cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.
- Ăn món này với cơm trong các bữa ăn chính hàng ngày
Chỉ cần ăn món này vài tuần là bệnh sẽ giảm triệu chứng.
4. Dạ dày nấu quýt – nhuận khí khai vị, rất tốt
Bên cạnh đậu tương, dạ dày lợn cũng được kết hợp với vỏ quýt cũng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Cách làm cũng rất đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- Dạ dày lợn: 250g
- Quýt tiều: 5 múi (loại quýt ngọt có vỏ màu cam)
- Trần bì (vỏ quýt): 10 g dạng bột
- Tiêu, gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Dạ dày lợn rửa sạch, thái thành lát dài
- Cho bột trần bì, dạ dày và quýt vào nồi nấu đun sôi.
- Nấu lửa nhỏ cho đến khi canh chín và đặc thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn
Sử dụng khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt, kiên trì thực hiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày dần được đẩy lùi.
Với kiểu ăn gì bổ nấy, ăn dạ dày tốt bổ cho dạ dày. Dạ dày lợn còn được kết hợp với các vị khác để chữa nhiều bệnh về dạ dày như: Cháo dạ dày lợn bạch truật, canh dạ dày lợn với hạt tiêu trắng, dạ dày lợn nấu cùng thịt rùa đen, dạ dày lơn kết hợp hoa hòa ngọc trúc nấu cháo, dạ dày lợn kết hợp với rễ cây kim quất….
5. Khoai tây nấu bạch cập – giúp vết loét mau lành, giảm đau
Khoai tây nấu bạch cập là món ăn rất tốt cho những người bị viêm loét dạ dày kể cả trường hợp xuất huyết dạ dày, giúp cầm máu, làm lành vết loét rất tốt.
Nguyên liệu:
- Canh khoai tây: 100ml như món ăn hàng ngày bạn vẫn làm (chẳng hạn như khoai tây hầm xương)
- Bạch cập: 100g dạng bột
- Vài thìa mật ong
Cách thực hiện:
Vì bạch cập có vị đắng và chỉ nên dùng với lượng nhỏ mỗi lần, nên khi dùng bạn lấy trộn với lượng vừa đủ ăn hết ngay trong ngày. Cụ thể trộn 100g bột bạch cập vào bát canh khoai tây(100ml) thêm chút mật ong và đảo đều.
Ăn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một muỗng canh. Kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả tốt
6. Cháo hạt kê – giảm buồn nôn, đầy bụng
Cháo hạt kê là món ăn loãng, dễ tiêu hóa rất tốt cho người bị đau dạ dày. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc phù hợp với những người tỳ vị hư kém, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, đau bụng do viêm loét dạ dày gây ra.
Nguyên liệu:
- Hạt kê: 50 g
- Đỗ lạc: 50 g
- Đậu đỏ: 30g
- Đường phèn vừa đủ
Cách thực hiện:
- Ngâm tất cả các hạt trên trong bát nước để qua đêm
- Vớt ra cho vào nồi, ninh với nước cho đến khi chín nhừ
- Khi cháo chín, thêm đường phèn vừa đủ vào đến khi tan hết thì tắt bếp.
Sử dụng khi còn ấm, chia ra ăn hết trong ngày không để đến hôm sau. Đây là món ăn ngọt như một món chè chiều. Bạn có thể dùng vào bữa phụ xế chiều rất thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày.
7. Thịt nạc hầm nấm – giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thịt nạc hầm nấm là món ăn có tác dụng kiện tì ích thận, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cách làm như sau:
Nguyên liệu:
- Thịt lợn nạc: 100g
- Nấm rơm:100g
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Đem thịt lợn và nấm rơm rửa sạch, thịt cắt thành miếng vừa ăn
- Cho hai nguyên liệu trên vào nồi đun với lượng nước vừa đủ
- Khi thịt chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
8. Gà hầm xương cá mực – giúp kiểm soát tiết dịch vị dạ dày
Thịt gà hầm xương cá mực là món ăn tốt cho người bị viêm đau dạ dày do dư axit. Món ăn này có chứa các chất dinh dưỡng có thể giúp kiềm chế sự tiết dịch vị, làm giảm viêm niêm mạc dạ dày – tá tràng. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau và tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, thịt gà cũng là một nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, bảo vệ niêm mạc dạ dày, duy trì chức năng của hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.
Hướng dẫn cách làm món thịt gà hầm xương cá mực cho người bị viêm loét dạ dày như sau:
Nguyên liệu:
- Xương cá mực: 30g
- Thịt gà:150g
- Gừng: 2 nhánh
- Táo tàu: 2 quả
Cách thực hiện:
- Xương cá mực và thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn
- Gừng bóc vỏ, rửa sạch và thái lát
- Táo tàu để nguyên hoặc cắt nhỏ tùy ý
- Ướp gà, xương cá mực, gừng và táo tàu với đường, muối, tiêu
- Cho tất cả vào nồi nước đun sôi
- Hầm lửa nhỏ cho đến khi gà mềm
- Nêm gia vị cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.
Ăn thịt gà hầm xương cá mực nóng với cơm trong các bữa ăn chính. Ăn món này 2 lần/tuần để giảm đau dạ dày và bảo vệ niêm mạc.
9. Gà nấu tiểu lương khương – tốt cho chứng ăn uống khó tiêu, buồn nôn
Món gà cũng được kết hợp với tiểu lương khương (củ riềng ấm) – vị thuốc đông y dưỡng vị, ích khí, tiêu thũng rất tốt cho chứng ăn uống khó tiêu. Đây thực chất là món gà nấu cùng củ riềng ấm thêm chút vỏ quýt, hạt tiêu. Đây là những vị thuốc đông y nhưng cũng là những gia vị quen thuộc trong ẩm thực người Việt chúng ta.
Gà nấu lương khương thường được khuyên dùng cho những người bị đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, thường buồn nôn, chán ăn, viêm loét dạ dày và suy nhược cơ thể.
Hướng dẫn cách làm món gà nấu lương khương cho người bị viêm loét dạ dày như sau:
Nguyên liệu:
- Gà trống: 1 con
- Tiểu lương khương(củ riềng): 6g
- Trần bì(vỏ quýt): 3g
- Tiêu hạt, gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Cho gà, tiểu lương khương, trần bì, tiêu vào nồi lớn, chế nước ngập phần gà và đun hầm với lửa nhỏ cho đến khi gà chín mềm
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa vị.
Ăn khi còn ấm nóng, mỗi tuần 2 lần.
☛ Tìm hiểu thêm về: Ăn không tiêu ợ hơi
10. Canh sườn đu đủ – giảm táo bón, hỗ trợ tiêu hóa
Đủ đủ được biết đến với khả năng điều trị viêm dạ dày mãn tính, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, giảm đau lưng và mỏi gối, thậm chí còn mang lại lợi ích chống lão hóa.
Canh sườn đu đủ là món ăn ngon và bổ dưỡng, có thể giúp thanh nhiệt, củng cố tỳ vị, thông tiện và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mãn tính, viêm trực tràng và các vấn đề về tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo cách nấu canh sườn đu đủ như sau.
Nguyên liệu:
- Đu đủ chín ương: 1 quả
- Lạc: 150g
- Sườn non: 200g
- Táo: 9 quả
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch cắt miếng
- Sườn rửa sạch, trần qua nước nóng
- Lạc ngâm với nước trong 30 phút cho mềm
- Bỏ tất cả các nguyên liệu trên (đu đủ lạc, sườn đã sơ chế) vào nồi, đun trên lửa to với lượng nước vừa đủ
- Sau khi nước sôi, hạ lửa nhỏ lửa ninh trong 3 tiếng
- Nêm nếm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.
Ăn canh nóng để có hiệu quả cao trong điều trị viêm loét dạ dày.
11. Cá hồi áp chảo – giảm đau và kháng viêm
Cá hồi rất giàu axit béo omega-3. Đây là một thành phần có khả năng kháng viêm, bồi bổ cơ thể, nâng cao các hoạt động của dạ dày và giảm đau. Với viêm loét dạ dày cá hồi rất tốt trong quá trình lành vết vết nhất là tính kháng viêm và là chất béo rất rốt cho dạ dày đang bị tổn thương.
Hướng dẫn cách thực hiện món cá hồi áp chảo giảm đau và viêm loét dạ dày:
Nguyên liệu:
- Cá hồi phi lê: 300g
- Bơ thực vật
- Chanh tươi
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cá hồi và thái cá thành từng miếng nhỏ vừa ăn
- Ướp cá hồi cùng với các gia vị trong tầm 15 phút
- Chanh chắt lấy nước cốt
- Đun và đợi chảo nóng, cho bơ thực vật và cá vào chảo
- Thêm nước cốt chanh và các gia vị để nêm nếm
- Đợi khi cá chín, nước sốt sệt lại thì tắt bếp.
Ăn cá hồi áp chảo với cơm trắng. Để giảm đau và cải thiện chức năng của dạ dày, người bệnh nên ăn cá hồi từ 3 – 4 lần/ tuần.
12. Gà kho gừng – món ăn quen nhưng giúp làm lành vết loét rất tốt
Đây là món ăn quen thuộc, bạn chỉ cần làm đơn giản như món kho cơ bản. Tuy nhiên bạn nên thêm gừng, nghệ, tiêu để món ăn có tác dụng tốt riêng cho người bị viêm loét dạ dày.
Hướng dẫn cách giảm đau, chống viêm loét dạ dày – thực quản bằng món gà kho gừng.
Nguyên liệu:
- Gà: 1/2 con làm sạch
- Gừng: 1 nhánh
- Gia vị, tiêu, nghệ vừa đủ
Cách thực hiện:
- Gừng, nghệ gọt vỏ, rửa sạch và đập dập.
- Thịt gà cắt thành từng khúc vừa ăn, ướp gà cùng với các gia vị (tỏi băm, hành băm, nước mắm, đường, bột ngọt, tiêu) trong 15 phút
- Cho dầu ăn và gà vào nồi, đảo đều, thêm một ít nước, tiếp tục đảo cho đến khi có mùi thơm thì thêm gừng, nghệ
- Thêm một lượng nước vừa đủ và đun gà trong 15 phút với lửa nhỏ để nước sệt lại, gà chín đều, tắt bếp.
Ăn món gà kho gừng cùng với cơm trắng mỗi tuần 3 lần. Đặc biệt khi nghệ gừng kết hợp cung nhau thêm chút tiêu đen có tác dụng rấy tốt trong việc hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.
List các món cháo – súp dành cho bữa phụ
13. Cháo thịt bằm gừng tiêu – giảm chứng khó tiêu
Đây là món đơn giản quen thuộc dễ làm nhưng nó cũng thuộc trong danh sách các món ăn cho người viêm loét dạ dày. Tuy nhiên bạn nên nhớ thêm chút gừng và chút tiêu để có tác dụng riêng với chứng khó tiêu do viêm loét dạ dày gây ra nhé.
Hướng dẫn cách làm món cháo thịt băm gừng tiêu
Nguyên liệu:
- Thịt lợn nạc: 200g
- Gừng tươi: 5g
- Gạo tẻ: 50g
- Gia vi, tiêu vừa đủ
Cách làm:
- Thịt lợn mua về rửa sạch rồi cho vào máy xay nhỏ, sau đó ướp gia vị trong khoảng 15 phút.
- Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Tiếp đến bắt chảo lên bếp, thêm ít dầu, hành băm nhỏ phi thơm, cho thịt đã ướp cùng gừng vào xào đến khi thịt săn.
- Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi thêm nước ninh nhừ. Đợi đến khi cháo chín thì cho hỗn hợp thịt đã xào cùng gừng vào, ninh thêm 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.
Khi ăn cho thêm tiêu đen và ăn còn ấm nóng giúp giảm ợ chua đầy bụng khó tiêu rất tốt.
☛ Tìm hiểu thêm: Ợ chua đầy bụng khó tiêu
14. Chè hạt sen long nhãn – giảm áp lực dạ dày, hấp thu tốt
Chè hạt sen long nhãn là một món ăn ngon và bổ dưỡng, có tác dụng tốt cho người bị viêm loét dạ dày]. Theo Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình, có công hiệu an thần, ngủ ngon, giảm áp lực dạ dày, tốt cho bệnh viêm loét dạ dày. Long nhãn cũng có vị ngọt, tính ấm, có công hiệu bổ huyết, an thần, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu. Chè hạt sen long nhãn còn có thể thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và mát gan.
Bạn có thể tham khảo cách nấu chè hạt sen long nhãn như sau:
Nguyên liệu:
- Long nhãn: 50g
- Hạt sen: 50g
- Gạo nếp: 100g
- Đường phèn: 30g
Cách làm:
- Long nhãn, hạt sen mua về rửa sạch, để ráo. Gạo nếp vo sạch, để ráo.
- Cho khoảng 2 lít nước lọc vào nồi và cho thêm gạo nếp, hạt sen vào nấu sôi trong khoảng 50 phút rồi cho đường phèn vào.
- Đến khi đường tan đều thì cho long nhãn vào và nấu thêm khoảng 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.
15. Cháo gạo nếp táo đỏ – bữa nhẹ nhàng cải thiện tiêu hóa
Táo đỏ là một loại trái cây có nhiều công dụng theo bông y, như bổ tỳ, mát vị, thuận khí, bổ huyết, an thần và giải độc. Táo đỏ có thể giúp người bị đau dạ dày loại bỏ các chất độc trong đường tiêu hóa và cải thiện hệ tiêu hóa. Nếu nấu cháo táo đỏ với gạo nếp, sẽ có hiệu quả cao hơn vì gạo nếp cũng có tác dụng bổ dưỡng, ấm bụng và dễ tiêu. Bạn có thể tham khảo cách nấu cháo táo đỏ như sau:
Nguyên liệu:
- Gạo nếp: 50g
- Táo đỏ: 10g
- Đường phèn: 30g
Cách làm:
- Táo đỏ rửa sạch, gạo nếp vo sạch để ráo.
- Bắt nồi lên bếp, cho táo đỏ đun với nước khoảng 10 phút rồi cho gạo vào nấu cùng. Nấu đến khi các nguyên liệu chín nhừ thì thêm đường phèn vào là hoàn thành.
16. Súp đậu xanh bí đỏ – Bữa xế nhẹ nhàng
Nếu bạn bị bệnh lý về dạ dày, bạn nên ăn cháo bí đỏ đậu xanh. Món ăn này có nhiều dinh dưỡng, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm viêm và đau, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu. Cháo bí đỏ đậu xanh cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và mát gan. Bạn có thể ăn món này vào buổi sáng hoặc buổi tối để duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh
Nguyên liệu:
- Gạo nếp: 100g
- Đậu xanh nguyên vỏ: 150g
- Bí đỏ: 400g
- Đường, gia vị vừa đủ
Cách làm:
- Đậu xanh vo sạch, loại bỏ các hạt lép, hỏng rồi để ráo.
- Gạo vo sạch để ráo nước.
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái miếng vuông.
- Cho đậu xanh, bí đỏ và cả gạo nếp đã sơ chế vào nồi cùng 1.5l nước lọc đun sôi.
- Đun khoảng 30 phút vớt bí đỏ ra nghiền nát rồi cho lại vào nồi cháo.
- Cuối cùng cho đường, ít muối, nêm nếm lại vừa miệng rồi tắt bếp.
17. Sinh tố đu đủ – Món tráng miệng tốt cho tiêu hóa
Người bệnh viêm loét dạ dày cũng có thể thêm sinh tố đu đủ vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Vì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên việc thường xuyên ăn sinh tố đu đủ có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau dạ dày, nóng rát thượng vị, chống viêm, cải thiện sức khỏe và mang đến nhiều lợi ích khác. Bạn có thể uống sinh tố đu đủ vào buổi sáng hoặc buổi chiều hàng ngày để duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
Hướng dẫn thực hiện món sinh tố đu đủ tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Nguyên liệu:
- 2 miếng đu đủ chín
- 200ml lít sữa tươi
- Đường trắng với lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
Cho đu đủ chín cắt khúc, sữa, đường và một ít đá vào máy xay, tiến hành xay nhuyễn
Uống ngay khi vừa xay xong, có thể bảo quản trong tủ lạnh, hoặc có thể ăn 2 miếng đu đủ trong bữa ăn phụ để cải thiện tình trạng nếu bạn là người đang trong chế độ ăn kiêng sữa.
Đây cũng là một trong các món ăn cho người viêm loét dạ dày.
18. Sữa chua chuối – Món tráng miệng giàu lợi khuẩn
Việc kết hợp chuối và sữa chua sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng viêm và đau dạ dày, giúp cân bằng hệ vi sinh, nâng cao sức khỏe đường ruột và mang đến nhiều lợi ích khác.
Hướng dẫn thực hiện món sữa chua chuối tốt cho đường tiêu hóa giúp giảm đau cho người viêm loét dạ dày:
Nguyên liệu:
- 1 quả chuối vàng
- 1 hũ sữa chua.
Cách thực hiện:
- Đầm nát hoặc cắt chuối thành lát mỏng, cho sữa chua vào cùng và trộn đều
- Ăn ngay khi vừa thực hiện
- Ăn từ 3 đến 4 lần/ tuần để triệu chứng đau dạ dày cùng nhiều biểu hiện khác nhau chóng thuyên giảm.
19. Khoai lang luộc – chống táo bón và hỗ trợ làm giảm đau dạ dày
Khoai lang giàu chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp nhuận tràng, kích thích ruột hoạt động, giảm viêm, ngăn ngừa táo bón và làm dịu đau bụng. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng hàm lượng chất xơ trong khoai lang có tác dụng nhuận tràng, kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa, giúp giảm viêm, chống táo bón và hỗ trợ làm giảm đau dạ dày hiệu quả.
Món này không cần phải hướng dẫn cách làm nữa. Bạn có thể ăn khoai lang vào buổi sáng hoặc những bữa phụ trong ngày. Và có thể nhận thấy cơn đau cải thiện sau vài ngày ăn khoai.
Trên là list 15++ các món ăn cho người viêm loét dạ dày cùng hướng dẫn chi tiết cách làm từng món. Theo dõi để được cập nhật thêm các món khác nữa nhé. Chúc bạn sức khỏe!