Ợ chua là một triệu chứng thường gặp, gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy thường xuyên bị ợ chua là biểu hiện của bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay bây giờ nhé!
Ợ chua là gì?
Hiện tượng ợ chua xảy ra khi acid dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản – tràn vào khoang miệng gây khó chịu, mất cảm giác ngon miệng. Do đặc tính của dịch vị, hiện tượng này có thể kèm theo triệu chứng nóng rát ở vùng ngực và trong cổ họng. Tình trạng ợ xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn hoặc nằm, mặc đồ quá chật.
Mỗi người sẽ gặp phải tình trạng ợ chua ít nhất một lần trong đời. Đây là triệu chứng lành tính, có thể cải thiện nếu thay đổi lối sống khoa học và thực hiện chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, trường hợp ợ chua thường xuyên, dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cần được thăm khám tại cơ sở y tế uy tín.
Ợ chua thế nào là nhiều?
Thông thường ợ chua chỉ xuất hiện khi chúng ta ăn quá no, hoặc trong tư thế nằm, cúi đầu sau khi ăn xong. Hiện tượng này có thể tự cải thiện sau khoảng 30 phút khi thức ăn đã được tiêu hóa bớt ở dạ dày. Tuy nhiên, ợ chua được coi là nhiều khi xuất hiện trên 2 lần mỗi tuần, diễn ra dai dẳng và không giảm bớt.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu báo hiệu bệnh lý có thể kể đến như ợ chua kèm theo đau bụng hoặc nôn, buồn nôn, rối loạn đại tiện… Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản, barrett thực quản thậm chí ung thư thực quản.
Nguyên nhân gây ợ chua

Ợ chua sinh lý thường bắt nguồn từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh trong cuộc sống. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:
Ăn nhiều thực phẩm làm tăng acid dịch vị
Những loại thực phẩm có khả năng làm tăng tiết acid dịch vị bao gồm đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, lên men…
- Các loại thực phẩm cay nóng được tẩm nhiều gia vị gồm tiêu, ớt, tỏi… có khả năng gây kích ứng và làm tăng nhu động của dạ dày. Sự thay đổi này dẫn đến tình trạng tăng tiết acid, tăng áp lực trong dạ dày và hậu quả là ợ chua, ợ nóng.
- Thực phẩm lên men như cà muối, kim chi, dưa muối… không chỉ chứa hàm lượng acid cao mà còn có nhiều muối làm tăng áp lực lên dạ dày. Chính vì thế, nếu ăn quá nhiều những món ăn này trong bữa ăn có thể xuất hiện tình trạng đầy hơi kèm theo trào ngược rất khó chịu.
- Một số loại trái cây chứa nhiều acid như cóc, chanh, bưởi,… đều có thể gây ợ chua đặc biệt là lúc dạ dày rỗng. Chính vì thế, không nên ăn quá nhiều loại quả này cùng một lúc và chỉ ăn sau bữa chính để tráng miệng.
Căng thẳng
Trong cuộc sống hiện đại, cường độ làm việc dày đặc khiến cho chúng ta rất dễ bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài. Điều này sẽ dẫn tới kích thích dây thần kinh X – chi phối cơ quan nội tạng trong đó có dạ dày, khiến cho dạ dày tăng tiết acid không kiểm soát.
Không chỉ vậy, stress còn là tác nhân khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thức ăn bị ứ trệ trong dạ dày và dần lên men, sinh hơi tạo áp lực.Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Mang thai
Trong quá trình mang bầu, thai nhi dần lớn lên, làm cho tử cung to ra, chèn ép các cơ quan nội tạng xung quanh. Bên cạnh đó, thời gian mang thai cũng dẫn đến một số thay đổi về nội tiết tố, làm tăng Hormone Prostaglandin gây giãn cơ thắt thực quản, làm tăng tình trạng trào ngược, ợ hơi, ợ chua.
Để cải thiện hiện tượng này, mẹ bầu cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Mặt khác, lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, massage nhẹ nhàng bụng sau khi ăn cũng là những phương pháp hỗ trợ hiệu quả.
Ợ chua báo hiệu những bệnh gì?
Ợ chua bệnh lý xuất hiện với tần suất dày đặc, hoặc kèm theo một số dấu hiệu khác như nôn, buồn nôn, đau vùng thượng vị… Đây đều là những triệu chứng cần được lưu ý bởi chúng có thể thông báo về các bệnh lý bao gồm:
Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng thức ăn, dịch vị và vi khuẩn từ dạ dày bị tống ra ngoài qua thực quản, tràn vào khoang miệng gây đắng, khó chịu cho người bệnh. Đôi khi, cơn trào ngược còn gây nóng rát vùng thượng vị, phía sau xương ức.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do cơ vòng thực quản giảm khả năng trương lực. Bên cạnh đó, dạ dày tăng tiết acid, co bóp bất thường khiến cho thức ăn không tiêu hóa hết, bị ứ đọng lại. Theo thời gian, thức ăn mới được đưa vào trong khi thức ăn cũ vẫn chưa được tiêu hóa khiến cho áp lực tại dạ dày tăng lên, gây ra hiện tượng trào ngược lên thực quản, ợ chua, đắng miệng.
Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc của vùng này bị bào mòn do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid dịch vị) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy niêm mạc). Những vết trợt xước này có thể nông hoặc sâu hơn, tổn thương đến cả lớp cơ bên dưới gây ra hiện tượng loét.
Không chỉ tấn công lớp niêm mạc vốn mỏng manh, acid dạ dày còn làm bất hoạt các Enzyme khiến cho hệ thống tiêu hóa bị trì trệ. Điều này làm cho thức ăn lên men, rất dễ gây ra hiện tượng trào ngược, ợ hơi, ợ chua, thậm chí đau thượng vị.
Thoát vị hoành
Cơ hoành không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp mà khi co lại còn góp phần giúp cho cơ thắt thực quản hoạt động mạnh mẽ hơn. Trong bệnh lý thoát vị hoành, một phần của dạ dày sẽ không nằm trong ổ bụng mà nhô ra, chèn ép lên vùng ngực.
Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển bất thường của cơ hoành, gây ảnh hưởng gián tiếp đến cơ vòng thực quản và hậu quả là trào ngược acid dịch vị.
Béo phì
Một trong những bệnh lý thường gặp gây ra ợ chua thường xuyên đó chính là béo phì. Béo phì được định nghĩa khi trọng lượng cơ thể tăng cao, BMI lớn hơn 30 tạo nên một áp lực lớn tại dạ dày. Hệ quả là dạ dày giảm co bóp, hoạt động kém hiệu quả khiến cho thức ăn bị ứ đọng và dần lên men, tăng áp lực.
Mặt khác, người béo phì thường đói nhanh, tiêu thụ lượng lớn thức ăn khiến cho dạ dày luôn trong tình trạng “quá tải”. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, táo bón…
Cách giải quyết khi bị ợ chua nhiều
Ợ chua có thể được cải thiện hoặc giảm bớt khi có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, hợp lý. Một số nguyên tắc cần lưu ý bao gồm:
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Để cải thiện tình trạng khó chịu, cần lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tối đa những loại đồ ăn gây tăng áp lực cho dạ dày. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống khoa học cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Những thực phẩm nên bổ sung:
- Sữa chua lên men cung cấp lượng lớn lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là một loại đồ ăn dễ tiêu hóa, đồng thời hạn chế được hiện tượng đầy bụng sau khi ăn.
- Một số loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất như đu đủ, chuối, lê, táo… góp phần cung cấp năng lượng và chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Tăng cường rau xanh, củ quả như súp lơ, bắp cải, ớt chuông,… sẽ cải thiện tình trạng đầy hơi, trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua.
- Bổ sung thêm một số dược liệu như tinh bột nghệ, cam thảo, bạc hà, gừng tươi… cũng là phương pháp đơn giản giúp chống viêm, hạn chế tình trạng khó chịu do bệnh lý tiêu hóa gây ra.
Những thực phẩm nên tránh:
- Một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đồng thời gây tăng tiết acid dịch vị.
- Đồ muối chua, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán… là nguyên nhân gây tăng áp lực lên dạ dày do chúng không chỉ khó tiêu mà còn làm dạ dày tăng co bóp, tăng tiết aicd dịch vị.
- Nội tạng động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà… đều là những loại đạm khó tiêu hóa, khi ăn nhiều có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi vô cùng khó chịu.
- Những lại hoa quả có tính acid cao như cam, chanh, bưởi, xoài… cũng có khả năng gây kích thích dạ dày nên người bị ợ chua cần hạn chế, đặc biệt là lúc đói bụng.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Ợ chua có thể được cải thiện một cách rõ rệt nếu áp dụng lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh như:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày bằng những món ăn được chế biến đơn giản, dễ tiêu hóa.
- Vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn, không nên ăn quá no hay nằm ngay sau khi ăn.
- Sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để tránh căng thẳng. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tránh áp lực trong sinh hoạt hằng ngày.
- Duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
- Tập luyện thể thao đều đặn, ít nhất 3 – 4 lần mỗi tuần bằng các bài tập như yoga, chạy bộ, bơi lội…
Sử dụng thuốc
Đối với những trường hợp ợ chua bệnh lý, cần được thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp nhất. Một số loại thuốc thường được sử dụng để giải quyết tình trạng này bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm Proton PPI (Omeprazol, Lansoprazol…) có tác dụng giảm nồng độ acid dịch vị bằng cách ức chế số lượng thụ thể tạo acid tại dạ dày. Cơ chế này giúp giảm đau thượng vị nhanh, giảm thiểu tình trạng ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên, khi dùng cần lưu ý đến những tác dụng không mong muốn như phát ban, đau đầu, khô miệng…
- Thuốc kháng H2 (Cimetidine, Nizatidine…) hoạt động như một chất đệm trung hòa acid dạ dày bằng cách làm tăng pH. Thuốc có hiệu quả cao đối với những trường hợp viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Khi dùng thuốc có thể gặp tác dụng phụ như sốt, đau cơ, hạ huyết áp…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Bismmuth…) điều trị ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy… bằng cách bao che vết loét niêm mạc dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.P. Tuy an toàn nhưng người dùng cũng nên lưu ý về một số tác dụng không mong muốn như phân sẫm màu, nôn, dị ứng…
Gastosic giải pháp cải thiện ợ chua hiệu quả!

Nếu đang tìm kiếm một sản phẩm lành tính, hạn chế tối đa tác dụng phụ để giảm thiểu tình trạng ợ hơi, ợ chua trong thời gian dài thì Gastosic là một sự lựa chọn đáng tin cậy. Được sản xuất theo công nghệ hiện đại trong dây chuyền khép kín, Gastosic gây ấn tượng đột phá nhờ thành phần 100% từ các loại thảo dược quý:
- Nhóm 1: Cúc La Mã, Thương Truật.: Có tác dụng làm dịu kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, ổn định thần kinh, giảm căng thẳng, mất ngủ. Nhờ đó giúp giảm trào ngược về đêm, trào ngược do căng thẳng, mất ngủ, trào ngược vì thói quen sinh hoạt chưa khoa học.
- Nhóm 2: Hoàng Liên, Cam Thảo, Nano Curcumin: Có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, làm lành vết loét, kích thích tiêu hoá. Do vậy giảm tình trạng trào ngược do mắc bệnh viêm loét dạ dày, Hp dạ dày, trào ngược do chức năng tiêu hoá kém, tốc độ tháo rỗng dạ dày chậm. Đồng thời, sản phẩm còn giúp làm lành các tổn thương gây ra bởi quá trình trào ngược acid tại vùng niêm mạc thực quản và dạ dày.
- Nhóm 3: Trần bì, Ngô Thù Du, Gừng, Hậu Phác : Có tác dụng giúp giảm tiết acid, trung hòa acid dịch vị, giảm đau, dịu nóng rát…. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như đau tức ngực, nghẹn cổ, khó nuốt, ợ nóng, ợ chua, ợ trớ thức ăn, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu…
Gastosic không chỉ tốt mà còn an toàn đối với sức khỏe người bệnh. Các thành phần được sử dụng để tạo nên sản phẩm Gastosic là thảo dược tự nhiên cho nên an toàn và không gây tác dụng phụ.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp người bị ợ chua hiểu rõ hơn về triệu chứng và nguyên nhân, cũng như cách khắc phục hiện tượng khó chịu này. Hy vọng rằng, những kiến thức hữu ích sẽ giúp mọi người nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hằng ngày!