Nội dung bài viết
Định nghĩa bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm acid dạ dày, dịch vị, có thể có cả thức ăn) trào ngược lên thực quản gây các biểu hiện đặc trưng của bệnh. Các triệu chứng bệnh mà người trào ngược dạ dày thực quản gặp phải bao gồm: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, khó nuốt, đau tức ngực, rát họng,…
Tuy nhiên bệnh nhân cần phân biệt các triệu chứng của bệnh với một số bệnh khác có triệu chứng tương tự như viêm họng, loét dạ dày – tá tràng, viêm loét dạ dày.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân làm tăng tiết acid dạ dày, pepsin dạ dày và tăng áp lực lên cơ thắt thực quản đều dẫn đến nguy cơ trào ngược.
Các nguyên nhân phổ biến dưới đây gây trào ngược dạ dày thực quản:
- Stress: Stress là một dạng ảnh hưởng về tinh thần. Các căng thẳng, lo âu về thần kinh, áp lực về tinh thần,… gây nên stress. Mức độ stress khác nhau theo mỗi người, stress kích thích các dây thần kinh huy động các phản ứng tiêu cực tới dạ dày và thực quản. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản.
- Chế độ ăn uống không khoa học: thức ăn có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Một chế độ ăn uống không khoa học dành cho dạ dày lâu ngày tạo áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng sâu: các bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể dẫn tới trào ngược. Acid tăng khi tiếp xúc với thức ăn, dạ dày ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Theo các nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày – thực quản, chắc hẳn bạn đã trả lời được một phần câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không.
Để xác định được tầm quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần nắm được một số thông tin biến chứng sau nếu không điều trị bệnh kịp thời và triệt để:
- Hẹp thực quản: Khi acid dạ dày liên tục trào lên vùng thực quản gây tổn thương niêm mạc thực quản. Niêm mạc thực quản lâu dần sẽ dày lên, xơ hóa, tạo các vùng lồi khiến thực quản hẹp lại.
Hẹp thực quản làm các triệu chứng của bệnh nhân thêm khó chịu: buồn nôn, nôn, khó nuốt tăng lên.
- Barret thực quản: Các tế bào tại niêm mạc thực quản có thể bị biến đổi màu sắc và chức năng nếu tiếp xúc nhiều lần, liên tục với acid, dịch vị dạ dày. Tới giai đoạn này, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bắt đầu khó khăn trong điều trị do đây được coi là giai đoạn “tiền ung thư thực quản”.
Người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cần khám bệnh định kỳ để xem xét tiến triển của bệnh để chữa trị.
- Ung thư thực quản: Các barret thực quản tiến triển dần thành ung thư. Đây là biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày – thực quản.
Do vậy, người bệnh cần nắm được bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không để có những phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh hợp lý.