Một trong những dạng viêm dạ dày hay gặp nhất viêm trợt lồi ở vùng hang vị. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về tình trạng viêm này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị viêm trợt lồi hang vị dạ dày. Cùng đọc nhé.
Nội dung bài viết
Viêm trợt lồi hang vị dạ dày là gì?
Viêm trợt lồi hang vị dạ dày là tình trạng viêm dạng nổi gồ ở niêm mạc của hang vị dạ dày. (Dạ dày chia thành 3 vùng chính: phình vị – phần cao nhất, thân vị – phần giữa, hang vị – phần cuối của dạ dày).
Dạng viêm này hay gặp nhất ở vị trí hang vị, có thể gặp ở thân vị nhưng hầu như không gặp ở phình vị. Do hang vị dạ dày là nơi chuyên chứa đọng thức ăn chuyển tiếp trước khi chuyển vào ruột.
Đây là tình trạng phản ứng tăng sinh, phì đại của các tổ chức lympho ở lớp đệm của niêm mạc hang vị dạ dày với các tác nhân gây viêm, hay gặp nhất là vi khuẩn HP. Quá trình viêm mạn tính, kéo dài tạo thành các nốt, các hạt nổi gồ vào trong lòng dạ dày, kích thước từ 1-3mm có khi tới 1cm.
Phía trên đỉnh của các trợt lồi này thường tiếp xúc với dịch tiết nên rất dễ bị loét trợt hay mất cấu trúc niêm mạc nên. Cần phải phát hiện và điều trị sớm để tránh các vết trợt bị loét.
Viêm trợt lồi hang vị dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu…
Cùng đọc tiếp các nội dung bên dưới để hiểu hơn về chứng viêm này nhé.
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm trợt lồi hang vị
Như đã nói ở phần trên, lớp bảo vệ tiết chất nhầy ở mặt trong của thành dạ dày giúp ngăn thành dạ dày khỏi axit ăn mòn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Khi lớp bảo vệ này bị suy yếu hoặc bị tổn thương do tác nhân gây viêm có thể tạo nên các vết viêm trợt lồi hay gặp ở vùng hang vị dạ dày.
Theo thống kê, có tới hơn 90 % bệnh nhân mắc viêm trợt hang vị dạ dày là do nhiễm khuẩn HP ( Helicobacter Pylori). Loại vi khuẩn này có thể sống trong môi trường acid của dạ dày và tiết ra các độc tố gây viêm loét. Và chúng thường lây qua đường ăn uống.
Các vết viêm trợt lồi này vẫn tiếp tục tiếp xúc với thức ăn nên càng dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn từ thức ăn. Hơn nữa dịch vị dạ dày có tính acid nên tổn thương này ngày càng lan rộng và dễ trở thành các vết loét và khó hồi phục.
Do đó mà viêm trợt lồi hang vị dạ dày thường có nguy cơ chuyển sang viêm loét rất nhanh.
Bên cạnh đó viêm trợt lồi hang vị dạ dày cũng có thể có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Chảy máu hệ tiêu hóa
- Thủng dạ dày
- Hẹp môn vị
- Ung thư dạ dày
Vì vậy bệnh viêm trợt lồi hang vị cần được chữa trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên. Bạn cần tìm hiểu thêm nguyên nhân và các triệu chứng điển hình của bệnh để đi thăm khám kịp thời. Đọc tiếp các mục bên dưới nhé.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Bị viêm trợt lồi hang vị do đâu?
Do phản ứng quá phát của các tổ chức lympho ở lớp đệm của niêm mạc hang vị dạ dày. đây là một phản ứng không đẩy đủ của với các tác nhân gây viêm.
Viêm trượt lồi hang vị dạ là một dạng viêm hang vị dạ do sự phản ứng quá mức của các tế bào lympho ở lớp đệm của niêm mạc hang vị dạ. Các tế bào lympho là một loại bạch cầu có vai trò trong hệ miễn dịch, giúp phòng chống các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi có sự kích thích quá mức hoặc kéo dài từ các tác nhân gây viêm, các tế bào lympho có thể gây ra các tổn thương và viêm nhiễm cho niêm mạc hang vị dạ.
4 nguyên nhân dẫn đến viêm trợt lồi hang vị là:
- Do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori: Đây là một loại vi khuẩn có khả năng sống và phát triển trong môi trường axit của dạ dày, gây ra các tổn thương và viêm nhiễm cho niêm mạc dạ dày. H. pylori được coi là nguyên nhân chính của viêm trượt lồi hang vị dạ dày.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc: Một số loại thuốc có thể gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày, như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống đông máu, thuốc chống loét, hoặc thuốc kháng sinh.
- Do căng thẳng tâm lý: Căng thẳng có thể làm tăng tiết axit trong dạ dày, gây ra các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, hoặc đau bụng. Căng thẳng cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương hơn
- Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Một số thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ viêm trượt lồi hang vị dạ, như ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn đồ cay, chua, mặn, uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá, hay ngủ không đủ giấc.
Các nguyên nhân này thường cộng hưởng với nhau và hiếm khi đứng đơn độc. Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị viêm trượt lồi hang vị dạ, cần phải xác định và loại bỏ các yếu tố gây viêm, cũng như tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Triệu chứng viêm trợt lồi hang vị dạ dày
Viêm trợt lồi hang vị dạ dày có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng mà viêm trượt lồi hang vị dạ thường gặp bao gồm:
- Đau vùng thượng vị: thường đau lúc đói hoặc ngay sau khi ăn.
- Đau vùng trên rốn hơi lệch phải: Khi sờ bụng có cảm giác đau nhức khu trú ở vị trí này ứng với vùng môn vị tá tràng.
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát: Đây là những triêu chứng phổ biến của tình trạng viêm này, do chức năng dạ dày hoạt động không tốt gây ra.
- Khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi: Đây cũng là những triệu chứng phổ biến của viêm trợt lồi hang vị dạ dày.
- Sút cân: thông thường chỉ xảy ra trong giai đoạn bệnh nặng do ảnh hưởng mạnh trực tiếp đến việc ăn uống của người bệnh.
Nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu trên hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Viêm trượt lồi hang vị dạ là một bệnh lý có thể điều trị được nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Chẩn đoán viêm trợt lồi hang vị dạ dày
Nội soi đường tiêu hóa trên là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rõ ràng cho trường hợp viêm trợt lồi hang vị dạ dày, Từ hình ảnh viêm hang vị dạ dày sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ tổn thương để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh chẩn đoán hình ảnh bác sĩ cũng cần phải xác định rõ nguyên nhân gây viêm là từ đâu? Một số chẩn đoán loại trừ như:
- Làm xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân viêm trợt có phải do nhiễm khuẩn HP hay không? Nếu bạn có nhiễm khuẩn H. pylori, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này.
- Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các thuốc điều trị các bệnh mãn tính bạn đang dùng để loại trừ nguyên nhân dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày, như thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống đông máu, thuốc chống loét, hoặc thuốc kháng sinh.
- Bên cạnh đó trong chẩn đoán lâm sàng bác sĩ cũng sẽ hỏi về chế độ ăn uống, căng thẳng có liên quan đến các triệu chứng đau bụng ợ hơi hay không? Một số thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ viêm trượt lồi hang vị dạ, như ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn đồ cay, chua, mặn, uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá, hay ngủ không đủ giấc. Bên cạnh đó, căng thẳng tâm lý cũng có thể làm nguyên nhân của bệnh này.
Hãy làm theo chỉ định cũng như trả lời chính xác các câu hỏi của bác sĩ để được chẩn đoán bệnh đúng.
Điều trị viêm trợt lồi hang vị bằng cách nào?
Như đã nói ở trên nếu không được điều trị sớm, viêm dạ dày hang vị có thể dẫn đến tổn thương dần dần niêm mạc dạ dày và có khả năng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
Các chỉ định về thay đổi lối sống, hay dùng thuốc cụ thể như sau:
Thay đổi lối sống
Không thể đánh giá thấp vai trò của chế độ ăn uống trong việc kiểm soát các triệu chứng liên quan đến đau dạ dày. Thực hiện theo một chế độ ăn dành riêng cho dạ dày được khuyến khích để giảm bớt các triệu chứng một cách hiệu quả. (☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm trợt hang vị dạ dày nên ăn gì?)
Lựa chọn bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn (năm đến sáu lần một ngày) có thể giúp điều chỉnh việc sản xuất axit dạ dày.
Bạn nên tránh ăn đồ cay, chua, mặn, uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá, và ngủ đủ giấc.
Bạn cũng nên tập thể dục, đi bộ, hay làm những hoạt động giải trí để giảm căng thẳng.
Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định
Tùy vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân cũng như đánh giá mức độ tổn thương của vết viêm trợt, bác sĩ sẽ có điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
- Nếu nguyên nhân là do sử dụng thuốc giảm đau chống viêm có chứa NSAID lâu dài, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khác để giảm các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giúp làm lành niêm mạc hang vị, như thuốc chống axit, thuốc bọc dạ dày, hoặc thuốc chống loét.
- Nếu bạn có nhiễm khuẩn H. pylori, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này. Và cần kết hợp với thuốc chống axit hoặc thuốc chống loét.
- Nếu chỉ do ăn uống hay căng thẳng gây ra, thì đưa ra lời khuyên về điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Kê thêm thuốc giúp niêm mạc hang vị sớm lành.
☛ Tìm hiểu chi tiết : Viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì?
Tham khảo thêm Gastosic giải pháp hiệu quả từ tự nhiên
Để điều trị viêm loét dạ dày nói chung hay viêm trợt lồi hang vị dạ dày, bạn có thể áp dụng các cách như thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và sản phẩm chuyên biệt cho bệnh lý dạ dày – Gastosic.
Gastosic là sản phẩm duy nhất trên thị trường tác động theo cơ chế vào gốc rễ của nguyên nhân gây nóng dạ dày, ợ hơi, ợ chua…Nhờ đó giúp giải quyết được căn nguyên gây bệnh, giảm nhanh các triệu chứng và ngăn tái phát trở lại. Đây là sản phẩm kết hợp 9 loại thảo dược đã được y học cổ truyền sử dụng lâu đời cũng như y học hiện đại nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt với người bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tráng.
Đặc biệt hơn Gastosic là sản phẩm có chứa tinh nghệ Nano Curcumin (chuyển giao từ Viện Hàn Lâm & KHCN Việt Nam) – là dạng siêu hấp thu của hoạt chất Curcumin, giúp mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị gấp 40 lần so với sản phẩm không chứa Nano Curcumin.
Tham khảo thêm: “Thông tin chi tiết sản phẩm Gastosic”
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo: https://www.starhealth.in/blog/what-is-antral-gastritis