Viêm trợt dạ dày là bệnh khá phổ biến ở đường tiêu hóa song lại dễ khiến người bệnh chủ quan mà bỏ qua do triệu chứng dễ nhầm lẫn. Điều này khiến cho bệnh diễn biến nặng từ đó gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh viêm trợt dạ dày là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Thế nào là viêm trợt dạ dày?
Viêm trợt dạ dày hay viêm trợt niêm mạc dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm và xuất hiện các vết xước nhẹ (hay gọi là vết trợt). Lớp niêm mạc này rất mỏng manh nên dễ bị tổn thương bởi các tác nhân khác nhau.
Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, ợ hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hay ung thư dạ dày.
Nguyên nhân gây viêm trợt dạ dày
Bệnh viêm trợt trợt dạ dày xuất hiện có thể do một số nguyên nhân cụ thể như sau:
Do vi khuẩn Hp: là nguyên nhân chính chiếm hơn 80% trường hợp bị viêm trợt dạ dày. Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng tiết ra các độc tố để tấn công và phá hủy lớp niêm mạc. Không những thế vi khuẩn Hp còn tăng nguy cơ gây một loạt các bệnh về dạ dày nguy hiểm như loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
Do lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm (NSAIDs): sử dụng thuốc này giúp điều trị một số bệnh một cách nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Các loại thuốc này với thành phần corticoid làm bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc khiến dạ dày dễ bị tổn thương.
Do thói quen ăn uống: những thói quen ăn uống không khoa học như thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nó, không nhai kỹ hay thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích,… là tác nhân khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương cũng như khiến dạ dày tăng tiết dịch vị, lâu dần gây nên tình trạng viêm và hình thành nên những vết trợt trên niêm mạc dạ dày.
Do thường xuyên bị căng thẳng: bị căng thẳng thường xuyên và kéo dài gây ảnh hưởng đến nhu động ruột cũng như làm rối loạn hệ tiêu hóa. Điều này làm ảnh hưởng xấu tới niêm mạc dạ dày làm xuất hiện tình trạng viêm trợt dạ dày.
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên còn có một số nguyên nhân khác gây viêm trợt dạ dày nhưng ít phổ biến như:
- Xạ trị điều trị bệnh ung thư.
- Tổn thương mạch máu.
- Biến chứng sau phẫu thuật đặt sonde dạ dày.
- Hút thuốc lá thường xuyên.
Phân loại viêm trợt dạ dày
Bệnh viêm trợt dạ dày thường cấp tính, tình trạng kéo dài có thể dẫn đến viêm trợt dạ dày bán cấp hoặc mạn tính và thường không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu.
Tuy nhiên, để dễ dàng đánh giá và theo dõi tiến triển của bệnh, các chuyên gia đã chia thành 3 dạng dưới đây:
- Viêm trợt dạ dày phẳng: là tình trạng các vết trợt nông và phẳng, nằm ngay trên bề mặt niêm mạc. Đây là dạng tổn thương nhẹ và dễ điều trị nhất.
- Viêm trợt dạ dày lồi: là tình trạng vết trợt bị lồi lên trên bề mặt niêm mạc. Những vết trợt này tiếp xúc với thức ăn và dịch vị dạ dày thường xuyên nên khó lành và dễ bị viêm nhiễm.
- Viêm trợt dạ dày xung huyết: tình trạng lớp niêm mạc xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ và đau, bởi các mạch máu giãn nở xung huyết vùng niêm mạc dạ dày.
☛ Tham khảo: Viêm dạ dày xung huyết có nguy hiểm không?
Triệu chứng khi bị viêm trợt dạ dày
Bệnh này khi ở giai đoạn ban đầu các dấu hiệu thường không rõ ràng, không có những biểu hiện đặc trưng và rất dễ gây nhầm lẫn sang các bệnh lý khác về dạ dày. Nhưng dưới đây là một vài triệu chứng phổ biến của bệnh viêm trợt dạ dày mà các bạn cần lưu tâm:
Đau vùng thượng vị: vùng thượng vị là vùng trên rốn tới vùng ức. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội, ban đầu tình trạng viêm trợt còn nhẹ thì triệu chứng đau chỉ thường xuất hiện khi đói. Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển nặng hơn thì lúc này cơn đau sẽ xuất hiện bất cứ khi nào trong ngày. Tình trạng này này rất khó kiểm soát, cơn đau có thể liên tục hoặc theo từng cơn gây ảnh hưởng nhiều cho người bệnh.
Cảm giác đầy bụng, khó tiêu: đây là triệu chứng khá phổ biến khi bị viêm trợt dạ dày. Tình trạng đầy bụng, khó tiêu này xuất hiện kể cả khi các bạn ăn uống một cách bình thường. Nguyên nhân là do các vết trợt ở niêm mạc ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, điều này khiến cho thức ăn có thể bị lên men và tạo ra khí gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Lúc này các bạn sẽ chán ăn và cảm giác ăn không còn thấy ngon miệng.
Buồn nôn và nôn: đây là triệu chứng khá dễ nhận biết bệnh viêm trợt dạ dày. Tình trạng này xuất hiện là do các vết xước trợt niêm mạc dạ dày sẽ làm dạ dày tiết ra dịch vị quá nhiều khiến cho người bệnh thường có cảm giác buồn nôn và kết hợp với lượng thức ăn càng tăng áp lực gây nôn.
Bị ợ hơi, ợ chua: dấu hiệu này xuất hiện cho thấy bệnh đang có xu hướng nặng lên. Bởi các vết trợt, viêm ở niêm mạc dạ dày khiến tăng lượng khí dư thừa do thức ăn chưa được chuyển hóa hết và lên men khiến người bệnh bị ợ hơi và ợ chua.
Thay đổi tính chất phân: Khi bị viêm trợt dạ dày sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Điều này sẽ làm người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định. Ngoài ra, khi đi ngoài ra phân sẽ lúc lỏng, lúc rắn đôi khi có màu xuất hiện.
Viêm trợt dạ dày có nguy hiểm?
Bệnh viêm trợt dạ dày thường phát triển theo 2 giai đoạn từ cấp tính rồi thành mãn tính. Khi bệnh ở giai đoạn ban đầu sẽ dễ cải thiện. Chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn và thói quen sinh hoạt khoa học là các triệu chứng sẽ thuyên giảm. Còn nếu bệnh đã phát triển tới giai đoạn mạn tính sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị cùng nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Xuất huyết dạ dày: Các vết loét không được điều trị sẽ lan rộng và ăn sâu vào trong niêm mạc của dạ dày gây phù nề xung huyết và chảy máu. Ổ loét còn có thể lan sang các bộ phận lân cận gây sưng viêm. Xuất huyết dạ dày sẽ khiến người bệnh đi ngoài và nôn ra máu. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây thiếu máu cấp tính, tử vong.
- Hẹp môn vị: dẫn đến khó khăn hoặc ứ đọng việc lưu thông thức ăn và dịch dạ dày đến tá tràng. Kết quả là dạ dày giãn ra, dịch và thức ăn ứ đọng trong dạ dày. Hẹp môn vị gây rối loạn chuyển hóa nước điện giải, gây suy nhược toàn thân và cần can thiệp phẫu thuật để điều trị.
- Thủng dạ dày: niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong thời gian dài mà không được điều trị, theo thời gian thành dạ dày sẽ ngày càng mỏng và bị loét. Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm gây ra cơn đột ngột và dữ dội làm người bệnh sẽ cảm giác như bị dao đâm và bụng bị cứng đơ. Lúc này người bệnh cần được phẫu thuật cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Ung thư dạ dày: thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong nhiều năm khi không được điều trị. Người bệnh thường phát hiện ung thư rất muộn khi đã ở giai đoạn cuối vì vậy vô cùng khó chữa trị. Tỷ lệ tử vong khi bị ung thư dạ dày cũng rất cao.
Cách chẩn đoán viêm trợt dạ dày
Để chẩn đoán chính xác nhất các bác sĩ sẽ cần thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
Khám lâm sàng
Đối với chẩn đoán lâm sàng các bác sĩ sẽ thực hiện các bước như sau:
- Thăm khám bụng.
- Hỏi và phân tích các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
- Hỏi về tiền sử bệnh án đặc biệt là các bệnh tiêu hóa của bạn cũng nhưng người thân trong gia đình.
- Xác định các loại thuốc đã và đang sử dụng để điều trị bất kỳ bệnh gì trong thời gian gần đây.
Khám cận lâm sàng
Lúc này các bác sĩ sẽ có thể chỉ định các bạn thực hiện một số xét nghiệm như sau giúp tìm ra nguyên nhân:
- Xét nghiệm máu: để tìm sự hiện diện của kháng thể kháng vi khuẩn Hp trong máu, từ đó gián tiếp giúp chẩn đoán xem có vi khuẩn Hp không.
- Xét nghiệm phân: cần lấy phân để soi tươi, nuôi cấy, phân lập từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Kiểm tra hơi thở (Test hơi thở Ure): Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ uống dung dịch chứa ure có gắn đồng vị phóng xạ C13 chất này khiến vi khuẩn Hp tiết ra một loại enzyme phản ứng với ure thành cacbon dioxit. Phân tích nồng độ cacbon dioxit sẽ giúp xác định sự tồn tại của vi khuẩn Hp.
- Test urease nhanh (RUT): phương pháp này dùng Ure-Indol để xác định sự tồn tại của vi khuẩn Hp khi dung dịch này có hiện tượng chuyển từ màu vàng sang màu hồng.
- Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng giúp bác sĩ quan sát được vị trí, tình trạng và số lượng các vết viêm trợt bên trong thành dạ dày.
- Sinh thiết tế bào làm giải phẫu bệnh để xác định các vết viêm loét hoặc chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn sớm.
- Chụp X-quang dạ dày: là kỹ thuật cho phép gián tiếp đánh giá các bất thường của niêm mạc dạ dày.
- Chụp CT : cách này giúp cung cấp những hình ảnh chi tiết, nhiều góc và cho nhiều lát cắt, tránh bỏ sót tổn thương.
Phương pháp điều trị viêm trợt dạ dày
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh nặng nhẹ của từng người mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách điều trị viêm trợt dạ dày các bạn có thể tham khảo:
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Đây là phương pháp đầu tiên thường được sử dụng đối với những trường hợp nhẹ cũng như đây là cách giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn. Các bạn có thể tham khảo như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để quá đói, ăn đúng giờ tránh bỏ bữa.
- Hãy tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ.
- Nêu sử dụng các thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất như rau xanh, hoa quả tươi, cá hồi, sữa,…
- Hãy ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào, tốt nhất các bạn ăn đồ hấp, luộc.
- Hạn chế các loại thức ăn chua, cay, nóng hay đồ uống có gas và cafein.
- Không hút thuốc lá hay sử dụng rượu bia.
- Lên kế hoạch để có thời an sinh hoạt khoa học để giúp tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
- Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày 30 phút để giúp tăng sức khỏe hệ miễn dịch đồng thời giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn.
Điều trị bằng thuốc Tây
Với cách điều trị bằng thuốc tây các bác sĩ sẽ thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc phổ biến như sau:
Thuốc kháng sinh: là nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp vi khuẩn HP là nguyên nhân gây bệnh. Phác đồ điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 10-14 ngày nhằm diệt vi khuẩn HP. Các loại kháng sinh thường được sử dụng là Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline, Metronidazole,… (☛ Chi tiết trong bài viết: Bị nhiễm vi khuẩn HP uống thuốc gì?)
Thuốc ức chế proton (PPI): là thuốc kháng axit dạ dày phổ biến, thuốc giúp kiểm soát và hạn chế sản sinh axit trong dạ dày. Tạo điều kiện cho kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP. Các loại thuốc PPI thường được sử dụng là Omeprazole, EsOmeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole,…
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: là thuốc giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm bằng cách bảo vệ niêm mạc bằng cách tạo lớp kết dính. Thuốc này sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết loét, giảm nguy cơ bị tổn thương niêm mạc. Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc thường được sử dụng là Bismuth Subsalicylate, Sucralfate, Misoprostol,…
Điều trị bằng ngoại khoa
Trường hợp viêm trợt dạ dày nặng nặng, kích thước lớn, nguy cơ biến chứng cao hay việc điều trị bằng thuốc không đáp ứng thì phương án cuối cùng là điều trị ngoại khoa để can thiệp sẽ được sử dụng tới. Cách điều trị này có thể thực hiện bằng kỹ thuật mổ mở hoặc mổ nội soi tuy theo tình trạng bệnh cụ thể.
☛ Tham khảo thêm tại: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng theo Bộ Y tế
Sử dụng Gastosic giúp hỗ trợ điều trị viêm trợt dày do vi khuẩn HP
Sản phẩm Gastosic với các thành phần như Nano Curcuminm, Hoàng liên, Cam thảo giúp hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và các loại nấm gây hại cho đường tiêu hóa, giúp tăng tốc độ làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày giúp hỗ trợ điều trị viêm trợt dạ dày hiệu quả. Hơn nữa, Gastosic là thành quả của quá trình nghiên cứu hơn 5 năm với hơn 100 công thức dạ dày để tìm ra công thức tối ưu nhất phù hợp với cơ địa, thói quen, tập quán của người Việt.
Đặc biệt, Gastosic là sản phẩm được chuyển giao công nghệ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với cơ chế tác dụng đa chiều, cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày”, đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền cho người bệnh.
Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được bày bán rộng rãi tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂYđể được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm trợt dạ dày mà các bạn cần biết. Hy vọng nội dung bài viết sẽ bạn hiểu hơn về bệnh này cũng như có những phương án xử lý đúng và hiệu quả trong trường hợp bạn hay người thân chẳng may bị bệnh viêm trợt dạ dày này. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc gọi điện trực tiếp đến số tổng đài miễn cước 1800.6626 để được chuyên gia giải đáp và tư vấn cụ thể hơ. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!