Viêm loét dạ dày là một bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa, bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như gây ra biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân có thắc mắc là bệnh này có tự khỏi được không, bao lâu thì khỏi? Để tra lời câu hỏi này các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
Trước khi đi trả lời cho câu hỏi viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Thì đầu tiên các bạn cần hiểu về bệnh này cũng như nguyên nhân gây ra.bệnh này.
Viêm loét dạ dày là tình trạng trên bề mặt niêm mạc dạ dày xuất hiện các vết viêm loét. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến các nguyên nhân như sau:
- Do chế độ ăn uống: bạn có thói quen bỏ bữa, ăn quá nhanh hay quá no, ăn nhiều các đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ,… làm áp lực lên dạ dày gây nên tổn thương.
- Do thường xuyên căng thẳng: Lo lắng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Khi thần kinh căng thẳng sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị. Niêm mạc dạ dày tiếp xúc nhiều với acid lâu ngày sẽ dần hình thành vết loét.
- Do sử dụng thuốc chống viêm NSAIDs: Các loại thuốc này có tác dụng ức chế sự sản sinh của các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm cho niêm mạc bị yếu đi và dễ bị tấn công bởi axit dịch vị.
- Do vi khuẩn Hp: Đây là loại vi khuẩn có khả năng sống và phát triển trong môi trường axit của dạ dày. Chúng tiết ra các chất độc hại làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm loét.
Viêm loét dạ dày phát triển qua 2 giai đoạn là viêm loét cấp tính và viêm loét mạn tính. Nếu bệnh không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
☛ Xem thêm: Viêm dạ dày và tá tràng K29 là gì?
Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?
Bệnh viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như nguyên nhân gây nên.
Bệnh viêm loét dạ dày có thể tự khỏi được nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ cũng như nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học hay nguyên nhân do tác tác dụng phụ của thuốc hoặc bạn thường xuyên bị căng thẳng. Với những trường hợp này bệnh sẽ tự khỏi được chỉ cần bạn thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hay dừng sử dụng thuốc thì dần dần bệnh sẽ thuyên giảm và hết hẳn.
Còn nếu bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn Hp gây nên hay bệnh đã ở tình trạng nặng thì khả năng tự khỏi sẽ rất khó. Lúc này để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bạn cần đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Chữa viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi?
Việc chữa viêm loét dạ dày đạt kết quả nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể như sau:
- Nếu nguyên nhân viêm loét dạ dày do ăn uống, căng thẳng hoặc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, thì việc điều trị bệnh có thể không cần kéo dài quá lâu, các triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện sau khoảng 7-10 ngày.
- Nếu nguyên nhân do khuẩn Helicobacter pylori (Hp), thời gian điều trị có thể kéo dài lâu hơn để tiêu diệt hoàn toàn khuẩn Hp ký sinh trong dạ dày. Thông thường, nếu các bạn tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thì bệnh có thể khỏi sau 2-3 tháng.
- Nếu bạn để bệnh nặng, trở nên mãn tính hoặc có biến chứng như xuất huyết, thủng dạ dày,…thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn 6-8 tháng hoặc thậm chỉ cả năm.
Làm gì để viêm loét dạ dày nhanh khỏi?
Để giúp đẩy nhanh quá trình điều trị viêm loét dạ dày một cách hiệu quả các bạn cần thực hiện một số biện pháp như sau:
Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ
Điều đầu tiên mà các bạn cần thực hiện để giúp bệnh viêm loét dạ dày nhanh khỏi là bạn cần đi khám bác sĩ sớm. Lúc này bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán nguyên nhân khiến bạn bị viêm loét dạ dày, từ đó mà sẽ kê đơn và có phác đồ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc bác sĩ hay kê đơn có thể kể đến như:
Thuốc kháng tiết acid dạ dày: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm lượng acid được tiết ra từ dạ dày, qua đó giảm tổn thương cho ổ loét và tạo điều kiện cho vết loét lành. Có hai loại thuốc kháng tiết axit dạ dày chính là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (H2RA) và thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Thuốc trung hòa acid dạ dày: Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa bớt ion H+ trong dạ dày, nhờ đó giảm tác động gây loét nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Thuốc trung hòa acid thường được kết hợp vào liệu trình điều trị viêm loét dạ dày với mục đích giảm nhanh tức thời các triệu chứng đau, rát, khó chịu.
Thuốc tạo màng bọc: Nhóm thuốc này có tác dụng tạo một lớp màng bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tấn công bởi acid và các yếu tố gây viêm. Một số loại thuốc tạo màng bọc phổ biến là sucralfate, misoprostol, bismuth,…
Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Thuốc kháng sinh thường được kết hợp với các nhóm thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tetracycline,…
Sau khi được kê thuốc lúc này các bạn cần tuân theo đúng những hướng dẫn và phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không đổi thuốc hay dừng uống thuốc kể cả khi bệnh đã có dấu hiệu giảm dần, mà cần uống đúng liều lượng và thời gian như đã chỉ đinh. Vì nếu bạn dừng khi chưa đủ thời gian điều trị thì bệnh sẽ không được điều trị khỏi hẳn và có thể sẽ bị tái phát trở lại.
☛ Tham khảo: Cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Thay đổi lối sống
Bên cạnh sử dụng thuốc theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra thì việc bạn thay đổi lối sống một cách khoa học sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đẩy nhanh tốc độ điều trị cũng như sẽ hạn chế được bệnh bị tái phái trong thời gian sắp tới. Bạn có thể tham khảo những cách như sau:
- Bạn cần ăn uống đúng bữa, không được bỏ bữa. Trong quá trình ăn bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và đặc biệt không nên ăn quá no.
- Hạn chế ăn quá khuya vào buổi tối, tốt nhất ăn trước thời gian đi ngủ khoảng 3 tiếng.
- Cần có chế độ sinh hoạt, làm việc nghỉ ngơi một cách hợp lý để tránh tình trạng căng thẳng stress xảy ra thường xuyên và trong một thời gian dài. Bạn có thể giảm căng thẳng, stress bằng cách nghe nhạc thư giãn, thiền, tập yoga,…
- Bỏ hút thuốc lá
- Hàng ngày cần dành thời gian từ 20-30 phút để luyện tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng của bản thân. Tuy nhiên các bạn cần chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng của mình, tránh tập quá sức.
- Không nên thức quá khuya và nên ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Để bệnh viêm loét dạ dày nhanh khỏi các bạn còn cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý nhất.. Cụ thể như sau:
- Bạn cần chế biến món ăn sạch sẽ trước khi nấu, đồng thời cần ăn chín uống sôi, không đồ ăn sống.
- Không sử dụng các đồ uống chứa cồn hay chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas,…
- Tránh ăn có đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn,…
- Cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, theo khuyến cáo bạn nên uống từ 2-2.5 lít.
- Trong chế độ ăn hàng ngày các bạn nên bổ sung chất xơ, điều này sẽ giúp giảm nồng độ acid trong dạ dày. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ là bông cải xanh, rau chân vịt, súp lơ, đậu hà lan, yến mạch, hạt chia, táo, dâu tây,…
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu protein bởi protein giúp trung hòa acid dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể bổ sung thêm trứng, sữa, thịt cá hay các loại hạt,..
- Bổ sung thêm vitamin A giúp hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày và phòng ngừa xuất hiện các vết loét. Thức ăn giàu vitamin A có thể kể đến như khoai lang, rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng,…
☛ Xem thêm: Thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày
Kết hợp sử dụng Gastosic sản phẩm hỗ trợ trị viêm loét dạ dày từ thảo dược
Ngoài thói quen xây dựng thực đơn lành mạnh cho mỗi bữa ăn, người bệnh cũng có thể lựa chọn những sản phẩm thảo dược có lợi cho hệ tiêu hóa, điển hình là Gastosic. Được sản xuất theo công nghệ dây chuyền hiện đại với công thức độc quyền, Gastosic đã mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc, giải quyết tận gốc nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
Sự phối hợp giữa 9 thảo dược quý từ thiên nhiên cho thấy công dụng toàn diện, vượt trội:
- Trung hòa acid dịch vị nhờ Hậu Phác, Trần Bì.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo ‘thời gian trống’ để tái tạo vết loét là công dụng của Cam Thảo, Nano Cucurmin.
- Chất kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, chống nấm và ngăn ngừa vi khuẩn H.P là Hoàng Liên, Ngô Thù Du, Nano Cucurmin.
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày nhờ bộ đôi Thương Truật và Gừng.
- Giảm co bóp dạ dày nhờ làm dịu kích thích, giảm stress từ Cúc La Mã
Công thức độc quyền của Gastosic được nghiên cứu và thay đổi nhiều lần để phù hợp với cơ địa của người dân Việt Nam, mang đến hiệu quả tối ưu cho người viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, người ăn uống kém, khó tiêu…
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Điều trị bao lâu thì khỏi? Tuy nhiên điều quan trọng là các bạn phát hiện và đi khám sớm đông thời tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra cũng với thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Chúc các bạn sớm hết khỏi bệnh!