Viêm loét dạ dày có lây không? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều người bị viêm loét dạ dày cũng như người thân quan tâm, thắc mắc và gửi đến cho chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua. Chính vì vậy để giúp mọi người có được câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi này chúng tôi xin gửi đến các bạn những thông tin chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Viêm loét dạ dày có lây không?
Trước tiên để trà lời cho câu hỏi này các bạn cần phải biết được đâu là nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày có khá nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến nhất như sau:
Do chế độ ăn uống sinh hoạt: thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học là nguyên nhân khiến bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện. Bởi với những thói quen không tốt như ăn uống không đúng giờ giắc, ăn nhanh, ăn quá no, hay ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, chiên rán, gia vị, uống quá nhiều rượu bia,… gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe dạ dày.
Do sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAID): quá lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen làm ức chế sự sản sinh của các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm cho niêm mạc bị yếu đi và dễ bị tấn công bởi acid dịch vị, điều này khiến bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện.
Do thường xuyên căng thẳng: thường xuyên căng thẳng, lo lắng kéo dài là nguyên nhân khiến dịch vị ở dạ dày tiết ra liên tục, cũng như ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc dạ dày. Chính điều này khiến cho tăng nguy cơ xuất hiện viêm loét dạ dày.
Do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori): vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm đến hơn 70% làm xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày. Đây là loại vi khuẩn có khả năng sống và phát triển trong môi trường acid của dạ dày. Chúng tiết ra các chất độc hại làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm loét.
Và tình trạng viêm loét dạ dày lây lan hay không ảnh hưởng rất nhiều bởi nguyên nhân gây bệnh. Bởi với những nguyên nhân như chế độ sinh hoạt không lành manh, do quá làm dụng thuốc chống đau kháng viêm không steroid (NSAID) hay do bạn quá căng thẳng kéo dài thì không có khả năng làm lây nhiễm cho người xung quanh.
Bệnh viêm loét dạ dày chỉ có thể lây nhiễm từ người này sang những người xung quanh khi bệnh xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) gây nên.
Vậy tổng kết cho câu hỏi: “Viêm loét dạ dày có lây không?” đó là:
☛ Xem thêm: Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?
4 con đường lây lan của viêm loét dạ dày
Với những người vị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì có nguy cơ rất cao có thể gây lây bệnh cho những người thân xung quanh. Có tất cả 4 con đường gây lây lan bệnh viêm loét dạ dày như sau:
Lây theo đường miệng – miệng
Đây là cách lây nhiễm phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% số trường hợp bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây nên. Khi người bị bệnh tiết ra nước bọt hoặc dịch vị, chúng có thể chứa vi khuẩn HP. Khuẩn HP có thể tồn tại trên mạc dạ dày, nước bọt, khoang miệng và mảng bám trên răng của bị người bệnh.
Nếu người khỏe mạnh có tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch vị này, ví dụ như hôn môi, uống chung ly, dùng chung đồ ăn, sử dụng chung đồ vệ sinh răng miêng,…thì họ có thể bị nhiễm khuẩn và bị viêm loét dạ dày. Cách lây nhiễm này thường xảy ra nhất là trong các thành viên gia đình hoặc cộng đồng có mật độ dân số cao và vệ sinh kém.
Lây theo đường phân miệng – miệng
Đây là cách lây nhiễm thông qua môi trường, chiếm từ 18-20% số ca bệnh. Khi người bị bệnh đi vệ sinh, phân của họ có thể chứa vi khuẩn HP. Nếu không giữ vệ sinh tốt, vi khuẩn HP có thể lây lan ra nước, đất, thực phẩm…Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với những nguồn này, ví dụ như uống nước bẩn, ăn đồ sống, không rửa tay trước khi ăn…thì họ có thể bị nhiễm khuẩn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm loét dạ dày lây ra cộng đồng.
Lây theo đường dạ dày – dạ dày
Đây là cách lây nhiễm thông qua các thiết bị y tế, chiếm khoảng 1-2% số ca vị viêm loét dạ dày. Khi người bị bệnh được khám hoặc điều trị bằng các thiết bị y tế như soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa…thì các thiết bị này có thể chứa vi khuẩn HP. Nếu không được tiệt trùng khử khuẩn tốt, các thiết bị này có thể làm lây nhiễm cho người khác khi sử dụng.
Cách lây nhiễm này thường xảy ra ở các cơ sở y tế khi đơn vị này không tuân theo các quy định về an toàn và vệ sinh. Chính vì vậy, việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị, dụng cụ y tế sau mỗi lần sử dụng là việc làm cần thiết và bắt buộc nhằm ngăn ngừa lây nhiễm HP dạ dày.
Lây theo đường dạ dày – miệng
Đây là cách lây lan cuối cùng cũng là cách lây lan hiếm gặp nhất, chỉ chiểm khoảng 0,1% số ca bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây nên. Khi người bị bệnh ợ chua hoặc nôn ra ngoài, họ có thể mang theo vi khuẩn HP từ dạ dày ra miệng. Nếu họ tiếp xúc với người khác qua miệng, ví dụ như hôn môi hoặc chia sẻ đồ ăn…thì họ có thể truyền vi khuẩn cho người khác. Cách lây nhiễm này thường xảy ra khi người bị bệnh có biến chứng như trào ngược dạ dày – thực quản hoặc xuất huyết dạ dày.
☛ Có thể bạn quan tâm: Thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày
Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày lây lan
Để giúp hạn chế bệnh viêm loét dạ dày lây lan, giảm nguy cơ những người xung quang bị mắc bệnh lý này thì các bạn nên thực hiện một số biện pháp như sau:
- Nếu thấy dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày các bạn cần đi khám bác sĩ sớm để xác định xem nguyên nhân có phải do vi khuẩn Hp hay không. Nếu đúng thì cần điều trị sớm theo đúng pháp đồ bác sĩ đưa ra
- Luôn luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh để giúp hạn chế vi khuẩn Hp có thể lây lân
- Hạn chế tối đá ăn uống chung bát đũa, đồ vệ sinh các nhân. Nếu trong nhà có người bị viêm loét dạ dày thì cần cách ly sinh hoạt riêng để tránh lây nhiễm
- Sử dụng và uống các nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn, ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ sống hoặc không rõ nguồn gốc
- Thường xuyên lau dọn, khử khuẩn môi trường xung quanh giúp không gian sống luôn sạch sẽ.
- Ăn uống điều độ, tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, chiên xào, gia vị, uống rượu bia hoặc các loại nước có ga.
- Khi đi khám hoặc điều trị bằng các thiết bị y tế, như soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa…bạn nên yêu cầu các cơ sở y tế tuân theo các quy định về an toàn và vệ sinh, tiệt trùng khử khuẩn tốt các thiết bị trước khi sử dụng
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Gastosic – giải pháp toàn diện cho người viêm loét dạ dày
Nắm bắt được hiện trạng bệnh lý dạ dày ngày càng tăng cao tại Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Gastosic – 100% từ thảo dược tự nhiên mang đến giải pháp dành riêng cho người Việt mắc bệnh dạ dày, trong đó có viêm loét dạ dày!
Gastosic là sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên, được chuẩn hóa phù hợp với cơ địa người Việt, mang đến tác dụng:
- Cam thảo, Nano Curcumin: Hỗ trợ phục hồi vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.
- Hậu phác, Trần bì: Trung hòa acid dịch vị, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như nóng rát, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,…
- Hoàng Liên, Ngô thù du, Nano Curcumin: Hỗ trợ chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và một số vi khuẩn khác gây bệnh đường tiêu hóa.
- Cúc La Mã: Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, giảm kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, stress, mất ngủ,…
- Thương truật, Gừng: Hỗ trợ hoạt động của bộ máy tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Hy vọng nội dung bài viết đã phần nào giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Viêm loét dạ dày có lây không?”. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay cần sự tư vấn thêm, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.6626 để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!