Viêm hang vị dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến trong đời sống hiện đại. Do có những triệu chứng mơ hồ, âm thầm nên nhiều người đã bỏ lỡ thời gian vàng điều trị, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Nội dung bài viết
Viêm hang vị dạ dày là gì?
Hang vị là một bộ phận quan trọng của dạ dày, có cấu trúc nằm ngang ở phần gần cuối của dạ dày. Không chỉ đóng vai trò là “cửa ngõ” vận chuyển thức ăn của hệ tiêu hóa, hang vị còn có khả năng hỗ trợ chuyển hóa chúng thành các phân tử nhỏ để cơ thể dễ hấp thu hơn. Chính vì cấu trúc giải phẫu đặc biệt này, hang vị là nơi tập trung lượng lớn thức ăn, vi khuẩn và acid dịch vị.
Bất kỳ nguyên nhân nào đó khiến cho hệ tiêu hóa bị ứ trệ cũng có thể khiến cho niêm mạc hang vị bị trầy, xước thậm chí xuất hiện các vết loét. Hiện tượng này gọi là viêm hang vị dạ dày, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Viêm loét hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét hang vị dạ dày hoàn toàn có thể được điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, có phác đồ phù hợp với từng cá nhân. Tuy nhiên, dấu hiệu của viêm hang vị thường diễn biến âm thầm, tương tự như các bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường nên người bệnh rất chủ quan, gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.
Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, viêm hang vị dạ dày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh:
- Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét hang vị do ổ loét phát triển làm tổn thương mạch máu xung quanh. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa thường là biểu hiện của việc mất máu gồm mạch nhanh, huyết áp tụt, da – niêm mạc tái nhợt…
- Thủng dạ dày: Do vết loét phát triển ăn sâu vào tận các lớp của thành dạ dày, gây tràn dịch vị, thức ăn và vi khuẩn vào ổ bụng. Hiện tượng này có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.
- Ung thư dạ dày: Là biến chứng nặng nề nhất, gây ra bởi tình trạng viêm teo niêm mạc do viêm loét hang vị dạ dày mạn tính.
Nguyên nhân gây viêm hang vị
Khi hiểu rõ được nguyên nhân gây viêm hang vị sẽ giúp cho việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn, ngăn ngừa khả năng tái phát trong tương lai. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp có thể kể đến như:
Vi khuẩn H.P
Vi khuẩn H.P là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm hang vị dạ dày. Đây là một xoắn khuẩn gram (-) có khả năng tiết ra độc tố gây phá hủy thành dạ dày. Bên cạnh đó, H.P còn sống được trong môi trường acid, dễ kháng thuốc, tạo nên khó khăn trong điều trị, có khả năng tái phát cao.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Thói quen sử dụng những thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán, cay nóng, đồ muối chua… trong thời gian dài có thể gây áp lực lên dạ dày, đồng thời tổn thương niêm mạc hang vị. Hơn thế nữa, sử dụng thuốc lá và rượu bia cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng tiết Cortisol – một loại Hormone có nguy cơ gây tăng acid dịch vị quá mức và đề kháng với thuốc điều trị.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Những loại thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid được bán không kê đơn như Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam… có khả năng ức chế Prostaglandin. Đây là thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành chất nhầy, màng sinh học bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thói quen lạm dụng thuốc dẫn đến mất cân bằng giữa yếu tố cân bằng và bảo vệ, gây viêm loét hang vị.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân dẫn đến viêm hang vị dạ dày mà người bệnh ít quan tâm đến đó chính là tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài. Việc này sẽ dẫn đến hàng loạt hệ lụy như ăn uống không điều độ, ngủ không đủ giấc, kích thích dây thần kinh X hoạt động quá mức khiến cho acid dịch vị tăng tiết nhiều hơn. Trong thời gian dài, tình trạng viêm loét hang vị sẽ ngày trở nên trầm trọng.
Triệu chứng của người bị viêm hang vị dạ dày
Cũng như những căn bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường, viêm hang vị dạ dày có thể biểu hiện bằng các triệu chứng không rõ rệt, khiến cho người bệnh dễ nhầm lẫn và chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình. Một số biểu hiện cần chú ý báo hiệu viêm loét hang vị bao gồm:
Triệu chứng điển hình
Đây là những triệu chứng xuất hiện sớm, ngay khi mới ở giai đoạn đầu của bệnh:
- Đau thượng vị là có thể diễn ra âm ỉ hay dữ dội, có thể lan sang hai bên hoặc ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán…
- Chứng ợ hơi, ợ chua do thức ăn không được tiêu hóa kỹ dần tích tụ lại và lên men, sinh ra hơi. Để giải phóng áp lực dư thừa, thức ăn, dịch vị cùng vi khuẩn được trào ngược ra ngoài qua đường miệng, gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
- Đầy bụng, khó tiêu do lượng acid tiết ra quá nhiều, cộng với việc tổn thương niêm mạc dạ dày khiến cho việc tiêu hóa trở nên trì trệ, hấp thu kém.
Triệu chứng hiếm gặp
Những triệu chứng hiếm gặp chỉ xuất hiện khi viêm hang vị dạ dày đã tiến triển, gây ra biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu này thường rầm rộ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh:
- Nôn ra máu, đi ngoài phân đen báo hiệu tình trạng xuất huyết tiêu hóa do vỡ mạch máu gần vết loét. Người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như mạch nhanh, vã mồ hôi, da tái nhợt…
- Rối loạn tiêu hóa biểu hiện bởi hiện tượng táo bón, tiêu chảy do sự tổn thương nghiêm trọng của niêm mạc dạ dày, khiến cho hiệu suất tiêu hóa sụt giảm.
- Sụt cân thường xuất hiện ở những bệnh nhân viêm loét hang vị mạn tính do ăn uống kém, thiếu máu…
Chẩn đoán viêm loét hang vị bằng cách nào?
Sự phát triển của Y học và kỹ thuật đã mang đến những phương pháp chẩn đoán đơn giản, chính xác, phục vụ cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Viêm loét hang vị dạ dày được chẩn đoán qua nhiều hình thức bao gồm:
Phương pháp không xâm lấn
- Test hơi thở Ure: Kiểm tra tình trạng nhiễm vi khuẩn H.P bằng cách thở mạnh và một thiết bị chuyên dụng. Có hai hình thức gồm test thở sử dụng bóng và test thở sử dụng thử. Đây là phương pháp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em, bệnh nhân đang điều trị cần đánh giá lại hiệu diệt H.P.
- Xét nghiệm máu: Là phương pháp tìm kháng thể H.P, được sử dụng nhiều tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, độ đặc hiệu của xét nghiệm này không cao nên thường được phối hợp với nhiều hình thức khác để chẩn đoán xác định.
- Xét nghiệm phân: Do khu trú tại đường tiêu hóa nên H.P có thể thải qua đường phân và được phát hiện bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Mặc dù có hiệu quả khác chính xác nhưng xét nghiệm này ít được lựa chọn vì đợi kết quả lâu, gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh và kỹ thuật viên.
Phương pháp xâm lấn
Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp hữu hiệu và chính xác nhất để đánh giá tình trạng nhiễm H.P, cũng như vị trí và mức độ của tổn thương viêm loét. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ đi từ miệng – thực quản để vào dạ dày, lấy một mảnh sinh thiết vừa đủ quanh vị trí tổn thương. Tiếp đó, mẫu vật sẽ được xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn để phát hiện H.P.
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng khi nội soi thất bại do bệnh nhân không hợp tác, thao tác không thể thực hiện… Đặc biệt, phương pháp chụp X – quang có tiêm thuốc đối quang cho phép phát hiện những tổn thương nhỏ của hang vị dạ dày.
Điều trị viêm hang vị bằng cách nào?
Viêm hang vị dạ dày có thể được điều trị nếu bệnh nhân tuân thủ thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Mục tiêu điều trị
- Xác định nguyên nhân gây bệnh và giải quyết nguyên nhân là điều kiện tiên quyết để giải quyết bệnh triệt để, ngăn ngừa tình trạng tái phát.
- Đối với viêm loét hang vị dạ dày do H.P cần được làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định và sử dụng phối hợp kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Xây dựng chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh xuyên suốt quá trình điều trị bệnh, duy trì cả sau khi khỏi bệnh nhằm hạn chế tái phát bệnh.
- Thăm khám bệnh đều đặn khi hết đơn thuốc để đánh giá hiệu quả điều trị. Sau khi khỏi bệnh, cần nội soi đường tiêu hóa ít nhất 6 tháng/ lần nhằm phát hiện và can thiệp sớm nếu có dấu hiệu bất thường.
Phương pháp điều trị
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Omeprazol, Lansoprazol… có khả năng ức chế số lượng thụ thể tạo acid, giải quyết các triệu chứng của viêm loét hang vị, trào ngược dạ dày – thực quản. Khi dùng thuốc cần để ý một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn ngủ, phát ban…
- Thuốc kháng acid (Antacid): Thường là hỗn hợp của nhôm Hydroxit, tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau thượng vị một cách nhanh chóng. Một số tác dụng không mong muốn gồm táo bón, tiêu chảy…
- Thuốc kháng H2: Cimetidin, Ranitidin… với công dụng cạnh tranh với thụ thể H2 trên tế bào thành, giảm lượng acid dịch vị, đặc biệt phù hợp với người bệnh cao tuổi mắc viêm hang vị dạ dày. Tuy nhiên những tác dụng phụ khi sử dụng cần để ý như đau cơ, phát ban, hạ huyết áp…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Bismuth có khả năng tạo màng sinh học giúp bảo vệ niêm mạc tổn thương khỏi sự tác động của acid dịch vị. Mặc dù ít gây ra tác dụng phụ nhưng cũng cần lưu ý đến hiện tượng dị ứng như phát ban, nổi mẩn…
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Metronidazol… có thể phối hợp 2 – 3 loại nếu viêm hang vị dạ dày có H.P. Khi dùng kháng sinh cần lưu ý tác dụng không mong muốn như phản vệ, phát ban, rối loạn tiêu hóa…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày được chỉ định
Điều trị phẫu thuật
Trong những trường hợp viêm loét hang vị dạ dày có biến chứng như xuất huyết tiêu hóa trầm trọng, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… thì phương pháp phẫu thuật được chỉ định nhằm bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Có hai phương pháp mổ hiện được áp dụng gồm:
- Mổ mở bằng phương pháp truyền thống, dùng dao mổ rạch một đường dài và tiếp cận tổn thương bằng tay. Vết thương sẽ rộng hơn và thời gian lành sẽ lâu hơn.
- Mổ nội soi hoặc bằng robot là những phương pháp hiện đại, hình thức đơn giản khi chỉ cần rạch vết mổ nhỏ, luồn thiết bị vào bên trong. Bệnh nhân sẽ thấy đau ít hơn, vết mổ liền nhanh và có tính thẩm mỹ cao.
Phương pháp hỗ trợ
- Sử dụng một số dược liệu từ thiên nhiên như nghệ tươi, gừng tươi, trà hoa cúc… có khả năng cải thiện triệu chứng viêm loét hang vị ở giai đoạn sớm.
- Phục hồi chức năng dạ dày bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học, chia nhỏ bữa ăn, dùng thức ăn mềm, đầy đủ dinh dưỡng, tránh căng thẳng và stress kéo dài.
☛ Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa viêm hang vị dạ dày
Gastosic giải pháp toàn diện cho người viêm loét hang vị dạ dày
Gastosic là một sản phẩm toàn diện, được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, mang đến hiệu quả rõ rệt cho bệnh nhân viêm loét hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản. 9 loại thảo dược có tính sinh học cao đã giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh:
- Hậu Phác, Trần Bì có khả năng trung hòa acid dịch vị.
- Cam Thảo, Nano Cucurmin với tác dụng tuyệt vời trong việc bao che vết loét, tạo nên màng sinh học bảo vệ tổn thương khỏi sự tấn công của acid dịch vị.
- Hoàng Liên, Ngô Thù Du, Nano Cucurmin là những chất kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, diệt vi khuẩn H.P và các loại nấm gây bệnh khác.
- Thương Truật, Gừng kích thích hệ tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, hỗ trợ người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
- Cúc La Mã làm dịu kích thích lên dạ dày, giảm thiểu lo âu, căng thẳng hiệu quả.
Được chứng minh hiệu quả và được cấp giấy phép lưu hành bởi Bộ Y Tế, Gastosic tự tin là sản phẩm phù hợp với cơ địa của người dân Việt Nam, là giải pháp toàn diện cho người bệnh viêm loét hang vị dạ dày!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về viêm hang vị dạ dày, từ nguyên nhân cho đến phương pháp điều trị cụ thể. Chắc chắn rằng, người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe khi hiểu rõ hơn về căn bệnh cũng như tình trạng của bản thân!
Tham khảo thêm tại:
https://medlatec.vn/tin-tuc/viem-hang-vi-da-day-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-s195-n18456https://hongngochospital.vn/viem-hang-vi-da-day/
https://tamanhhospital.vn/viem-hang-vi-da-day/