Viêm dạ dày xung huyết nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy viêm dạ dày xung huyết là gì, nguy hiểm thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Viêm dạ dày xung huyết là gì?
Viêm dạ dày xung huyết là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm khiến các mạch máu bị ứ đọng và giãn ra, xuất hiện các vết hồng ban đỏ hơn các vùng niêm mạc khác. Những vùng viêm này nếu không được điều trị sớm thì sẽ tiến triển nặng hơn gây chảy máu dạ dày.
Tuy viêm dạ dày xung huyết không phải là dạng tổn thương nặng ở dạ dày nhưng nếu người bệnh chủ quan và không điều trị sớm sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Không điều trị sớm viêm dạ dày xung huyết gây nguy hiểm gì?
Nếu không được điều trị sớm, viêm dạ dày xung huyết có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Xuất huyết dạ dày
Viêm dạ dày xung huyết khi tiến triển nặng sẽ làm vỡ các mạch máu niêm mạc dạ dày gây chảy máu. Một số triệu chứng phổ biến như: đau quặn bụng, nôn ra máu, chóng mặt, toát mồ hôi, phân có lẫn máu, tụt huyết áp. Tình trạng xuất huyết này khá nghiêm trọng có thể gây ngất xỉu, mất nhiều máu sẽ dẫn đến tử vong. Vì thế khi có những biểu hiện trên thì người bệnh cần phải đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.
Thủng dạ dày
Viêm dạ dày xung huyết mức độ nặng sẽ gây ra những vết loét ăn mòn và làm thủng dạ dày. Người bệnh sẽ thấy đau vùng thượng vị hoặc đau lan ra xung quanh, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng khi thở, mạch đập nhanh, tay chân lạnh ngắt,… Đây là tình trạng cấp cứu ngoại khoa, người bệnh cần phải nhập viện và làm phẫu thuật gấp nếu không sẽ gây biến chứng đe dọa trực tiếp tới tính mạng như viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng…
Ung thư dạ dày
Viêm dạ dày xung huyết kéo dài có thể tăng nguy cơ phát triển các vùng tổn thương và gây ung thư dạ dày. Các vùng tổn thương này có thể là nơi tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Triệu chứng thường gặp như: nôn ra máu, nôn sau khi ăn, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân màu đen, sốt cao kéo dài. Dù là biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.
☛ Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Triệu chứng của viêm dạ dày xung huyết
Người bị viêm dạ dày xung huyết sẽ xuất hiện những triệu chứng dưới đây.
- Đau bụng trên, đau vùng thượng vị sau khi ăn hoặc khi đói.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Buồn nôn và nôn ra máu.
- Nôn sau khi ăn hoặc nôn khi căng thẳng, stress.
- Đi ngoài có phân màu đen, có lẫn máu.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
- Sụt cân nhanh, da xanh xao.
Viêm dạ dày xung huyết do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày xung huyết, cụ thể như:
- Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: Khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày xung huyết.
- Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Ăn uống sai cách: Thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nhanh, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,… sẽ làm tăng axit dạ dày.
- Tình trạng căng thẳng và stress: Stress có thể ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc dạ dày và gây tăng dịch vị axit.
- Uống rượu và hút thuốc: Thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc có thể làm bào mòn niêm mạc dạ dày và tăng dịch vị dư thừa.
Điều trị viêm dạ dày xung huyết bằng cách nào?
Sau khi chẩn đoán và xác nhận bạn bị viêm dạ dày xung huyết (thông qua thăm khám triệu chứng, nội soi,…), bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn và điều trị. Phương pháp điều trị viêm dạ dày xung huyết phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.
Nguyên tắc điều trị
- Người bệnh cần thăm khám và làm một số xét nghiệm để bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh.
- Điều trị nguyên nhân chính: Nếu vi khuẩn Helicobacter pylori được xác định là nguyên nhân, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu xuất hiện các vết loét, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống axit để giảm sản xuất axit dạ dày và giúp làm lành loét.
- Phải kết hợp việc sử dụng thuốc cùng với thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh stress căng thẳng để tăng cao hiệu quả điều trị.
- Người bệnh quay lại tái khám sau khi điều trị hết một đợt.
Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định
Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc như:
- Thuốc ngừa tiết dịch vị axit: Rabeprazol, Omeprazole… là thuốc cân bằng lượng axit ở dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole…. được chỉ định sử dụng trong trường hợp tác nhân gây bệnh do vi khuẩn HP gây ra. Thuốc được kết hợp cùng thuốc giảm tiết dịch vị axit.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Có tá dụng làm lành những tổn thương và ngừa biến chứng như loét và xuất huyết. Các loại thuốc được sử dụng phải kể đến như: Sucralfat, Misoprostol,…
- Thuốc ức chế thụ thể H2: Cimetidin, Ranitidin,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị viêm loét dạ dày – ưu nhược điểm!
Thay đổi lối sống, sinh hoạt
Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần phải kết hợp thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: ăn uống điều độ, ăn thực phẩm lành mạnh, nhiều chất dinh dưỡng; tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chua, mặn.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây, nên ăn các thực phẩm loãng, mềm, dễ tiêu.
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Không vận động mạnh sau khi ăn no, không nằm ngay sau khi ăn, không ăn đêm sau 21h.
- Hạn chế đồ uống chứa chất kích thích chứa cồn và cafein như cà phê, rượu bia; không hút thuốc lá.
- Tập thể dục thể thao và vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nhằm có thể chống lại bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
- Làm việc điều độ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng và thức quá khuya.
Kết hợp Gastosic
Viên uống Gastosic được các chuyên gia tiêu hoá khuyên dùng bởi tính an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Thành phần chính của sản phẩm là Curumin trong củ nghệ đen được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho sinh khả dụng cao gấp 10 – 40 lần. Hoạt chất này giúp chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Gastosic là sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên, được chuẩn hóa phù hợp với cơ địa người Việt, mang đến tác dụng:
- Hậu Phác, Trần Bì: Giúp trung hòa acid dịch vị, thiết lập độ pH sinh lý của dạ dày, giảm nhanh triệu chứng: đau, nóng rát, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,…
- Cam Thảo, Nano Curcumin: Đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương lành lại.
- Hoàng Liên, Ngô Thù Du, Nano Curcumin: Hoạt động như một kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, chống viêm, chống nấm và ngăn ngừa hại khuẩn đường tiêu hoá.
- Thương Truật, Gừng: Giúp tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, kích thích tiêu hoá, giảm cảm giác đầy chướng bụng và giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
- Cúc La Mã: Làm dịu kích thích thần kinh, giảm stress qua đó giảm co bóp dạ dày quá mức.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY