Viêm loét dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến mà nhiều người gặp phải. Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến việc điều trị và khả năng tái phát bệnh. Vậy người bị viêm loét dạ dày nên uống gì để cải thiện? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại nước uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Viêm dạ dày nên uống gì?
Dưới đây là một số loại nước uống tốt cho người bị viêm dạ dày hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm dạ dày, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Nước ấm
Người bị viêm dạ dày nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể. Việc uống nước ấm là phương pháp hữu ích giúp giảm cảm giác đau, khó chịu khi bị viêm loét dạ dày. Uống nhiều nước ấm giúp tăng cường lưu thông máu và giảm sự co cơ của dạ dày. Mặt khác, uống nước ấm có thể làm loãng dịch vị axit dạ dày giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và trào ngược axit dạ dày.
Nước nghệ pha mật ong
Nước nghệ pha mật ong giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của viêm dạ dày. Trong thành phần của nghệ có chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và trung hòa axit dạ dày. Bên cạnh đó, mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có công dụng kháng viêm, chứa nhiều vitamin và khoáng chất và làm dịu niêm mạc dạ dày khỏi tác động của axit dịch vị. Người bệnh khi uống nước nghệ pha mật ong sẽ giúp kiểm soát sự tiết axit và cân bằng độ pH trong dạ dày, từ đó cải thiện được triệu chứng đau, khó chịu ở bụng, ợ hơi, ợ chua và hỗ trợ làm lành nhanh các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Mỗi ngày người bệnh pha 1 muỗng tinh bột nghệ với nước ấm rồi cho mật ong vào khuấy đều, uống vào mỗi buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ.
☛ Xem thêm: 7 cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ cực hiệu quả
Nước dừa
Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất như kali, natri và các khoáng chất khác rất tốt cho cơ thể có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Người bị viêm loét dạ dày uống nước dừa không chỉ làm dịu niêm mạc mà còn có khả năng giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, giảm dịch vị axit trong dạ dày và làm dịu kích thích niêm mạc, từ đó làm giảm cảm giác đau và khó chịu.
Ngoài ra, các dưỡng chất có trong nước dừa như photpho, canxi, magie,… cũng có thể giúp tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời hỗ trợ quá trình lành nhanh tổn thương niêm mạc, giúp bù nước cho cơ thể rất tốt.
Trà hoa cúc
Thành phần chính trong hoa cúc, bao gồm các hợp chất flavonoid và bisabolol, có tính chất chống viêm, làm dịu và có tác dụng giảm đau. Flavonoid trong hoa cúc có khả năng làm giảm viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm sự kích thích do viêm nhiễm. Hơn nữa, bisabolol là một chất chống viêm tự nhiên có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp giảm cảm giác đau và khó chịu.
Người bệnh uống trà hoa cúc thường xuyên có thể giúp kiểm soát và giảm tiết dịch axit dạ dày, từ đó giảm triệu chứng trào ngược axit, ợ chua và khó tiêu.
Nước ép bạc hà
Người bị viêm dạ dày nếu xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn thì việc lựa chọn uống nước ép lá bạc hà là phương pháp thiết thực để cải thiện. Trong lá bạc hà có chứa menthol, flavonoid và phenolic acid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm cảm giác khó chịu và chuột rút. Nó cũng có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc.
Người bệnh có thể ăn sống một vài lá bạc hà hoặc sử dụng lá bạc hà ép thành nước và uống thường xuyên sẽ thấy bệnh tiến triển.
Nước gừng
Thành phần của gừng có chứa hoạt chất oleoresin, tecpen,… có tính kháng sinh giúp sát trùng, kháng viêm, trung hòa axit dịch vị và giảm đau rất tốt cho người viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể uống nước gừng thường xuyên để kiểm soát axit dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra, ngăn các vết loét lan rộng hơn trong quá trình điều trị.
Người bệnh sử dụng vài lát gừng tươi cho vào cốc nước sôi và đợi vài phút cho tinh chất hòa tan hết. Sau đó uống nước gừng khi còn ấm vào buổi sáng sớm mỗi ngày.
Nước ép nha đam
Thành phần chính của nước nha đam chứa nhiều dưỡng chất như enzym, axit amin và các hợp chất chống viêm. Chúng có công dụng làm dịu niêm mạc dạ dày bị viêm, giảm đau rát, khó chịu, làm lành nhanh các vết tổn thương. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất trong nha đam như vitamin A, C, E, kẽm, magie,… giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây hại trong quá trình hồi phục.
Ngoài ra, uống nước nha đam có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, cải thiện tình trạng táo bón,… Người bệnh nên uống mỗi ngày một ly nước ép nha đam vào buổi sáng.
Sữa chua
Thành phần chính trong sữa chua là Probiotics – đây là các vi khuẩn có lợi có khả năng cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, sữa chua cũng chứa nhiều protein và canxi, các dưỡng chất quan trọng giúp tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành các tổn thương của niêm mạc và giúp giảm kích thích từ axit dạ dày.
Người viêm dạ dày ăn sữa chua có thể làm giảm cảm giác đau, khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra. Người bệnh nên ăn từ 2-3 hộp sữa chua/ tuần rất tốt cho sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm tại: 9 loại hoa quả cực tốt cho dạ dày
Viêm loét dạ dày không nên uống gì?
Bên cạnh những thức uống tốt cho người viêm dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý một số loại nước không nên uống để tránh tình trạng bệnh viêm nhiễm nặng hơn.
Rượu bia
Rượu bia là thức uống có chứa cồn và các chất kích thích có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Cồn làm tăng tiết axit trong dạ dày gây ra cảm giác đau, khó chịu và tăng cao nguy cơ chảy máu dạ dày.
Ngoài ra, thức uống có cồn cũng làm suy giảm chức năng của niêm mạc dạ dày, gây ra việc tiêu hóa không hiệu quả và tăng nguy cơ viêm loét. Hơn nữa, các loại rượu và bia thường chứa các chất phụ gia, chất bảo quản hoặc hợp chất có thể gây kích ứng và tác động tiêu cực đến dạ dày, làm gia tăng triệu chứng đau rát.
Cafein
Người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế hoặc tránh uống thức uống có chứa cafein như cà phê, trà đen,… Cafein có khả năng kích thích tiết axit trong dạ dày. Điều này có thể gây ra cảm giác đau rát, khó chịu và tăng nguy cơ viêm loét trầm trọng hơn.
Nước uống có ga
Nước uống có gas thường chứa carbon dioxide hoặc các hợp chất carbonat. Khi người bệnh sử dụng, khí CO2 sẽ tạo ra áp lực trong dạ dày. Áp lực này có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ợ hơi, ợ chua và thậm chí làm tăng nguy cơ viêm loét.
Hơn nữa, nước uống có gas cũng có thể làm tăng tiết axit trong dạ dày, từ đó gia tăng cảm giác đau rát, khó tiêu, đầy bụng ở người bệnh viêm dạ dày.
Các loại nước ép hoa quả nhiều axit
Một số loại nước ép hoa quả chứa nhiều axit như: nước chanh, nước cam, nước bưởi, nước sấu,… có thể tác động tiêu cực đến niêm mạc dạ dày của người bị viêm loét. Nước ép từ các loại hoa quả này tạo ra cảm giác khó chịu cho hệ tiêu hóa, nhất là sau khi uống. Chúng gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng cảm giác đau rát cho người bệnh.
☛ Đọc thêm: 15++ List các món ăn cho người viêm loét dạ dày
Lời kết
Trên đây là tổng hợp các loại nước uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày và những loại đồ uống nên tránh. Ngoài ra, để tăng cao hiệu quả điều trị thì người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thay đổi lối sống lành mạnh.