Trào ngược dạ dày lâu năm không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và hiệu quả công việc mà còn khiến người bệnh phải đối diện với những nguy cơ nguy hiểm về sức khỏe.
Nội dung bài viết
1. Các cấp độ và biến chứng của trào ngược dạ dày
1.1. Các cấp độ của bệnh trào ngược dạ dày
Các cấp độ trào ngược được chia làm 5 giai đoạn chính thay đổi theo thời gian mắc bệnh. Thời gian mắc trào ngược càng lâu và không được điều trị khiến mức độ trào ngược càng trở nên nặng nề hơn kéo theo đó là những nguy cơ về biến chứng cũng tăng lên hẳn.
Mức độ 0
- Đây là giai đoạn mới chớm của trào ngược dạ dày và chưa xuất hiện tổn thương trên niêm mạc thực quản.
- Thường người bệnh chỉ cảm thấy vướng khi nuốt xuống, hay bị ợ kèm theo cảm giác nóng rát ở dạ dày và ngực khi ợ.
- Phát hiện và điều trị trong giai đoạn này sẽ cho tỉ lệ thành công cao nhất.
Mức độ A
- Các tổn thương nhỏ hơn 5mm bắt đầu xuất hiện trên niêm mạc thực quản.
- Triệu chứng ợ chua cũng xuất hiện thường xuyên hơn kéo theo cảm giác nóng rát họng.
- Các tổn thương có thể trở nên nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách.
Mức độ B
- Hình ảnh nội soi niêm mạc thực quản ở giai đoạn này cho thấy, các vết vết viêm trợt lớn hơn 5mm.
- Triệu chứng đau rát xuất hiện thường xuyên hơn, đặc biệt là trong khi người bệnh nuốt thức ăn.
Mức độ C
- Đây là giai đoạn dễ tiến triển sang tiền ung thư thực quản – Barrett thực quản.
- Các vết viêm trợt trên niêm mạc thực quản xuất hiện song song cùng nhau nhưng không vòng theo chu vi thực quản.
- Người bệnh có thể khạc hoặc nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen và đau tức nhiều hơn.
Mức độ D
- Giai đoạn này, diện tích viêm loét đã vượt quá 75% chu vi lòng thực quản
- Niêm mạc thực quản bị tổn thương nặng nề với các tế bào bị xơ hóa hoặc bị biến đổi do viêm loét nặng.
- Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất dễ khiến người bệnh tiến triển sang giai đoạn ung thư thực quản.
1.2. Trào ngược dạ dày để lâu có sao không ?
Các biến chứng của trào ngược dạ dày lâu năm thường xuất hiện chủ yếu trên thực quản và gây ra tác động nặng nề đến sức khỏe của người bệnh, để lâu sẽ ngày càng nguy hiểm, thâm chí nguy hiểm tính mạng:
1.2.1. Viêm loét thực quản
- Acid và enzyme tiêu hóa trong dịch dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản là nguyên nhân khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương và xuất hiện các ổ viêm loét.
- Viêm loét thực quản không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn là tạo tiền đề cho những biến chứng nguy hiểm về sau.
1.2.2. Viêm đường hô hấp
- Không chỉ trào lên thực quản, dịch dạ dày có thể tràn sang khí quản, mũi, họng và gây ra các triệu chứng như của bệnh lý viêm đường hô hấp.
- Rất nhiều người bệnh không xác định được nguyên nhân gây viêm đường hô hấp là do trào ngược nên áp dụng sai phác đồ khiến bệnh điều trị mãi không dứt.
1.2.3. Hẹp thực quản
- Hẹp thực quản là biến chứng thường xuất hiện sau viêm loét thực quản khi các ổ viêm loét bị hóa sẹo.
- Hẹp thực quản làm giảm khả năng co giãn, đàn hồi làm hẹp lòng thực quản và khiến thực quản dễ bị tổn thương, rách, vỡ.
1.2.4. Barrett thực quản
- Barrett thực quản là một trong những biến chứng tiền ung thư của trào ngược dạ dày.
- Lúc này, các tế bào đã bị biến đổi dù chưa có hiện tượng tăng sản và hình thành khối u.
- Khi được chẩn đoán là mắc barrett thực quản người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ trong các khoảng thời gian 3 – 6 tháng để đảm bảo có thể kiểm soát được diễn tiến của bệnh.
1.2.5. Ung thư thực quản
- Ung thư thực quản biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp phải.
- Các tế bào ung thư nếu không được phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp có thể dẫn đến di căn khiến người bệnh đối diện với nguy cơ tử vong cao.
Trào ngược dạ dày để lâu sẽ dễ gây ra nhiều hiện tượng nguy hiểm, bạn cần tìm cách giảm các triệu chứng đồng thời điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
2. Điều trị trào ngược dạ dày lâu ngày như thế nào ?
Khi đã bị trào ngược dạ dày lâu năm thì chắc chắn bạn cần đến khám ngay tại các bệnh viện, cơ sở ý tế uy tín. Sau khi xác định được cấp độ, tình trạng bệnh, bạn sẽ được bác sĩ chỉ dẫn phương hướng điều trị. Bạn cần lưu ý những điều sau đây trong thời gian chữa trị để đạt kết quả tốt nhất.
2.1. Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh
Bạn cần tuân theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh đồng thời nghiêm túc tuân thủ các phác đồ điều trị từ bác sĩ. Việc tuân thủ phác đồ điều trị được đánh giá trên những tiêu chí sau đây:
- Uống đúng thuốc
- Không tự ý thay đổi hoặc phối hợp thêm các thuốc bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
- Uống đúng giờ
- Thời điểm uống thuốc quyết định đến hiệu quả và tác dụng của thuốc.
- Thuốc nào cần uống sáng, uống tối, uống trước ăn hay sau ăn
- Người bệnh cần nắm rõ và thực hiện đúng những yêu cầu này trong quá trình điều trị.
- Uống đủ thời gian
- Thông thường mỗi đợt kê thuốc của bác sĩ của thể kéo dài từ 15 – 30 ngày.
- Người bệnh cần uống thuốc đúng thời gian đã được hướng dẫn, tránh tự ý bỏ thuốc điều trị giữa chừng khi thấy các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm.
- Tuân thủ thời gian tái khám
- Theo dõi tiến triển bệnh là một trong những việc cần làm nhất với những bệnh nhân trào ngược dạ dày lâu năm.
- Do vậy, dù triệu chứng tăng nặng hay giảm nhẹ, người bệnh cũng cần đến tái khám đúng hẹn theo lịch hẹn của bác sĩ đã đưa ra.
2.2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày
Chế độ ăn uống sinh hoạt cần được sắp xếp lại, người bệnh cần loại bỏ những thói quen chưa tốt cho dạ dày và xây dựng lối sống khoa học để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Không ăn thức ăn hay uống có hại cho dạ dày như: thức ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn có vị chua tính acid, thức ăn bị hỏng…
- Không sử dụng các chế phẩm kích thích không tốt lên dạ dày như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Không ăn uống quá nhanh hoặc ăn quá muộn, ăn đồ quá lạnh hay quá nóng
- Tuyệt đối không bỏ bữa hoặc thay đổi thời gian ăn uống quá nhiều
- Không làm việc quá sức
- Không để cơ thể bị căng thẳng, stress trong thời gian quá dài
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
- Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống để chế biến thực ăn và điều chỉnh thời điểm, thói quen ăn uống điều đồ.
Bạn hãy xem thêm:
3. Những cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày lâu năm
Để khắc phục các triệu chứng khó chịu, bạn có thể áp dụng một số phương pháp từ thiên nhiên an toàn như:
3.1. Sử dụng nghệ kết hợp mật ong
Nghệ mật ong là bài thuốc từ lâu đời có tác dụng kiện tỳ hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm và thúc đẩy làm lành các tổn thương trong dạ dày và thực quản hiệu quả. Cách sử dụng nghệ mật ong cũng rất đơn giản.
- Cách 1: Uống tinh bột nghệ – mật ong
- Bạn chỉ cần hòa tinh bột nghệ cùng nước ấm sau đó cho thêm một chút mật ong
- Uống vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Cách 2: Ăn viên nghệ – mật ong
- Bạn chỉ cần lấy tinh bột nghệ trộn cùng mật ong theo tỉ lệ 2:1 sau đó tạo thành những viên bằng hạt lạc rồi đem sấy khô.
- Viên nghệ khô bỏ trong lọ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
- Mỗi ngày 4 – 6 viên chia hai lần sau ăn sẽ làm giảm triệu chứng đau tức, nóng rát hiệu quả.
3.2. Sử dụng gừng trị trào ngược dạ dày lâu năm
Gừng có tác dụng chống viêm, làm giảm đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng liên tục. Cách sử dụng gừng để giảm triệu chứng tốt nhất là dùng trà gừng.
- Bạn chỉ cần cắt vài lát gừng tươi bỏ vào cốc, chế thêm nước sôi rồi đợi trà nguội bớt, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Bạn có thể thêm một chút mật ong để điều vị và có hiệu quả khắc phục triệu chứng tốt hơn.
Trào ngược dạ dày lâu năm cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, đừng ngại để lại lời nhắn cho chúng tôi qua tin nhắn hoặc dưới bài viết này!