Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý khá phổ biến, ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng gia tăng. Bệnh khá thường gặp nhưng nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng. Hơn thế, nếu bệnh diễn ra trong một thời gian dài, không được điều trị dứt điểm sẽ làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, có thể chuyển thành bệnh ung thư thực quản.
1. Trào ngược dạ dày mạn tính, chớ chủ quan
Ông Nguyễn Tiến Hữu trú tại Thanh Xuân, Hà Nội có biểu hiện nuốt nghẹn, đầy bụng, khó tiêu. Khi ông Hữu đi khám bệnh, bác sĩ nội soi thực quản phát hiện khối u sùi loét trong thực quản, nghi ngờ mắc ung thư.
Sau đó ông Hữu đến bệnh viện Bạch Mai nội soi thực quản, kết quả hình ảnh cho thấy: Tổn thương ở 1/3 giữa thực quản, niêm mạc dày 0,6 cm giảm âm không đều, chiếm >1/2 chu vi thực quản, dài 4 cm, xâm lấn đến lớp hạ niêm mạc và lớp cơ. Kết luận mô bệnh học sau sinh thiết qua nội soi là: Ung thư biểu mô vảy sừng hoá.
Ông Hữu cho biết, ông có thói quen uống rượu khoảng 0.2 lít/ngày và hút nửa bao thuốc lá mỗi ngày trong 20 năm. Chính vì thế, ông đã bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều năm. Ông Hữu cũng đã điều trị nhưng bệnh chỉ đỡ chứ không khỏi hẳn. Thời gian gần đây, chứng nóng rát vùng ngực, ợ nóng xuất hiện nhiều hơn, ông Hữu có cảm giác nuốt nghẹn.
Một chuyên gia về ung thư tại Việt Nam cho biết, ung thư thực quản hiện nay đứng trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam mà nguyên nhân chủ yếu đến từ bệnh lý trào ngược dạ dày mạn tính không được điều trị dứt điểm.
Chính vì thế, với bệnh nhân được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày thực quản, không được chủ quan, cần điều trị từ gốc, tránh biến chứng ung thư thực quản.

2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào ?
- Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga.
- Không ăn bữa ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.
- Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, ngưng các thuốc kích thích dạ dày.
- Dùng thuốc: Người bệnh được cho sử dụng các loại thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc kháng axit dạ dày…
- Phẫu thuật thường dành cho các trường hợp viêm loét thực quản nặng, không đáp ứng với điều trị thuốc, có kèm theo thoát vị qua khe thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Trào ngược dạ dày lâu ngày
3. Gastosic – điều trị từ gốc, phòng ngừa ung thư thực quản
Theo nguyên lý Y học cổ truyền, thấu hiểu bệnh từ đâu mà có để tìm cách cân bằng, giảm các yếu tố tấn công, tăng các yếu tố bảo vệ.
Thành phần chứa Nano curcumin – nguồn nguyên liệu chuyển giao từ viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, tăng tác dụng chống viêm, lành vết loét giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản ngay ở giai đoạn nặng, có biến chứng viêm loét thực quản.
Gastosic dành riêng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản do mọi nguyên nhân. Phòng ngừa biến chứng trở thành viêm loét thực quản, ung thư thực quản.
Những thức ăn người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn:
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này làm sức co của cơ vòng dưới thực quản giảm, làm cho thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày do đó làm trào ngược dễ xuất hiện.
- Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một loại làm cho trào ngược dạ dày thực phẩm nặng thêm do có chứa thành phần axit nhiều như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me… Người bệnh nên hạn chế ăn, đặc biệt là trái cây chua.
- Chocolate: Có chứa chất là methyxanthine chất này làm giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản do đó trào ngược dịch dạ dày vào thực quản.
- Tiêu, ớt, hành, tỏi, bạc hà.. gây kích thích dạ dày làm tăng khả năng trào ngược.
Các thức ăn dưới đây có thể làm bớt triệu chứng trào ngược:
- Sữa chua.
- Bơ làm từ đậu phộng.
- Các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso.. tốt cho sức khỏe, tốt cho vấn đề tiêu hóa và làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1796 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
>> Bạn có thể xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản – Căn bệnh âm ỉ và khó chịu