Trào ngược dạ dày gây nóng là một trong những triệu chứng bệnh trào ngược phổ biến nhất. Tình trạng này có thể gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh nếu như không có biện pháp điều trị thích hợp.
Nội dung bài viết
Bạn hãy xem thêm: Trào ngược dạ dày khó tiêu
1. Nguyên nhân & triệu chứng điển hình trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là tên gọi của hiện tượng dịch dạ dày (acid, thức ăn, men tiêu hóa….) bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng này có thể diễn ra thường xuyên hoặc nhất thời và gây viêm trong thực quản.
1.1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do acid dạ dày dư thừa và cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu chức năng. Các nguyên nhân dẫn tới bao gồm:
- Stress, căng thẳng thường xuyên làm acid dạ dày tăng tiết
- Hay thức khuya, sinh hoạt không điều độ
- Thừa cân hoặc béo phì, gây thêm áp lực cho dạ dày và cơ vòng thực quản dưới
- Thoát vị hiatal, làm giảm áp lực trong cơ thắt thực quản dưới.
- Hút thuốc, uống rượu.
- Dùng các loại thuốc làm suy thuốc bổ sung canxi, thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
>> Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân qua bài viết sau: Trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân
1.2. Triệu chứng trào ngược dạ dày
Khi bị trào ngược, bạn có thể bị 1 hoặc nhiều triệu chứng xảy ra cùng lúc:
- Ợ hơi, ợ chua.
- Buồn nôn.
- Cảm giác nóng rát hoặc đau ở ngực
- Cảm giác nóng rát ở cổ họng
- Vị chua hoặc vị đắng trong miệng
- Khó nuốt
- Ho mãn tính
- Khò khè hoặc các triệu chứng giống hen suyễn khác
- Hôi miệng, tổn thương men răng do axit dư thừa.
Các triệu chứng trào ngược thường gây ra những hiện tượng khó chịu khác như nóng thượng vị dạ dày, nóng rát cổ họng.
2. Trào ngược dạ dày gây nóng thượng vị dạ dày
Phần dưới xương ức và trên rốn là vùng thượng vị ( khu vực cao nhất của dạ dày). Nóng thượng vị là một trong các triệu chứng phổ biến nhất. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn nóng rát rõ ràng hơn vào ban đêm và sau khi ăn.
Cảm giác nóng rát vùng thượng vị là do axit trào ngược lên phía trên thượng vị làm kích thích các dây thần kinh nằm trong niêm mạc thực quản. Nó sẽ tạo ra cơn nóng rát kèm theo các hiện tượng như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,….
3. Trào ngược dạ dày gây nóng rát cổ họng
Nguyên nhân là do axit dạ dày bị tràn lên thực quản và tới cổ họng, khoang miệng. Niêm mạc cổ họng mỏng và không có lớp bảo vệ khỏi axit như niêm mạc dạ dày. Vì thế axit sẽ khiến cho cổ họng bị kích thích gây viêm, rát và đau.
Trào ngược thực quản xảy ra càng thường xuyên thì cảm giác nóng rát cổ họng càng nhiều. Nóng rát cổ họng do trào ngược dạ dày gây ra thường kèm theo các triệu chứng như ợ chua, miệng tiết nhiều nước bọt,…
4. Các cách giảm nóng đơn giản hiệu quả
4.1. Điều chỉnh cách ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của dạ dày và sự điều tiết acid dịch vị. Một chế độ ăn uống phù hợp quyết định đến 40% khả năng điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày. Vì thế, người bị trào ngược dạ dày gây nóng nên tìm hiểu kỹ lưỡng các loại thực phẩm trước khi sử dụng.
Những thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm dễ tiêu hóa: quả bơ, đậu phụ, chuối, nho,…
- Thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa axit trong dạ dày: dưa hấu, ớt Đà Lạt, măng tây, hạnh nhân,…
- Thực phẩm làm dịu dạ dày, giảm nóng: trà thảo mộc, dưa chuột, nha đam,…
- Thực phẩm cân bằng hệ vi sinh: sữa chua
- Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa: khoai lang, táo, đu đủ chín, dứa,…
Những thực phẩm nên tránh
- Đồ ăn cay nóng: ớt, hạt tiêu, mù tạt,…
- Thực phẩm khó tiêu hóa: rau củ già xơ cứng, xương sụn, thịt đỏ,…
- Thực phẩm giàu tính axit: chanh, mơ, cóc, xoài chua,…
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: gà rán, khoai tây chiên,…
- Đồ ăn nhiều muối: dưa cà muối, đồ ăn đóng hộp,…
- Nước ngọt có ga, rượu bia.
Những lưu ý khi bị trào ngược dạ dày
- Không ăn quá khuya và nên ăn trước 3h đi ngủ.
- Tránh ăn quá nhiều. Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn đúng bữa, không bỏ bữa.
- Ăn chậm, nhai kỹ, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.
4.2. Sinh hoạt, làm việc khoa học
Theo thống kê, hay thức khuya, sinh hoạt không điều độ chiếm 42% trong số các nguyên nhân gây trào ngược. Do đó, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng cho mình những thói quen tốt như
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
- Tránh căng thẳng, stress.
- Không mặc quần áo quá chật.
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân khi béo phì.
Trào ngược dạ dày gây nóng nhiều vùng trên cổ và bụng có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Trường hợp cơn nóng rát diễn ra thường xuyên và gây đau, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được điều trị bệnh chính xác nhất.