Khó thở là một triệu chứng không quá phổ biến của trào ngược dạ dày nhưng nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy, trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không? Điều trị thế nào cho hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này.
Nội dung bài viết
Vì sao trào ngược dạ dày gây khó thở?
Trào ngược dạ dày (GERD) là hiện tượng dịch vị dạ dày (có thể bao gồm cả thức ăn) bị trào ngược lên thực quản. Ngoài các triệu chứng thường gặp điển hình như ợ chua, ợ nóng, đau tức vùng thượng vị, tiết nước bọt nhiều, miệng đắng, khó nuốt, ho, khan tiếng,… thì khó thở là một trong những triệu chứng ít gặp nhưng lại khá nghiêm trọng của trào ngược dạ dày.
Theo một số nghiên cứu gần đây, tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở xảy ra do lượng acid dư thừa trong dạ dày tác động đến ống dẫn thở. Thông thường, khi thừa acid, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách sản sinh ra lượng bazơ để trung hòa lại. Nhưng ở người mắc bệnh, lượng acid sản sinh ra quá nhiều trong khi lượng bazơ không đủ để trung hòa dẫn đến dư thừa. Lúc này, thực quản bị giãn ra, đóng không chặt gây khó thở.
Một số cơ chế dẫn đến khó thở bao gồm:
- Lượng acid thừa trong dịch vị dạ dày thừa trào lên thực quản làm cho niêm mạc thực quản bị kích thích, tạo áp lực lên khí quản gây hiện tượng khó thở.
- Khi thức ăn bị đẩy ngược lên vòm họng, đường thông khí bị tắc gây ra cảm giác khó thở, tức ngực.
- Lượng acid khi trào ngược lên thực quản còn có thể gây viêm. Hệ thống thần kinh tại niêm mạc thực quản sẽ tác động lên các cơ trong lồng ngực, lúc này xuất hiện phản xạ co rút làm chèn ép lên đường thở gây khó thở.
- Acid khi vào thực quản còn có khả năng tràn vào phổi, gây tình trạng viêm, phù nề, xảy ra phổ biến khi nằm ngủ. Tình trạng rất nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em và người già, người bệnh nằm liệt giường,…
☛ Tham khảo thêm về: Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?
Triệu chứng khó thở kéo dài khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và tồi tệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trào ngược dạ dày đang dần tiến triển xấu. Lúc này, các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Các vấn đề hô hấp
Acid trào ngược quá nhiều lần sẽ gây viêm loét niêm mạc thực quản, hầu họng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến đường thở mà còn gây ra các bệnh hô hấp khác như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,… Những vấn đề này thường rất khó điều trị dứt điểm và có diễn biến phức tạp.
Barrett thực quản
Barret thực quản là một rối loạn cấu trúc của tế bào lót thực quản, biến chứng này xảy ra khi dịch vị trào lên thực quản trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách. Những người gặp tình trạng này sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao gấp từ 30 đến 125 lần so với người bình thường.
Hẹp thực quản
Những tổn thương do quá trình trào ngược acid lên thực quản lặp lại nhiều lần sẽ khiến niêm mạc thực quản không thể phục hồi, từ đó hình thành mô sẹo làm hẹp thực quản. Khi gặp biến chứng này, người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở khi nuốt thức ăn, nuốt nghẹn, buồn nôn,…
Viêm loét thực quản
Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Acid dịch vị khiến lớp niêm mạc bị bào mòn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công và gây viêm nhiễm. Triệu chứng điển hình của viêm thực quản là đau khi nuốt, nóng rát thực quản,… Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ hình thành các vết loét tại đây.
Ung thư thực quản
Mặc dù biến chứng này khá hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ phát sinh. Khi bệnh nhân mắc ung thư thì tình trạng bệnh sẽ diễn biến xấu rất nhanh, thậm chí là gây tử vong nếu không được phát hiện sớm.
Khắc phục trào ngược dạ dày gây khó thở như thế nào?
Người bệnh trào ngược dạ dày cần phải thăm khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị bệnh, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm, đừng để xuất hiện chứng khó thở rồi mới đi khám. Để khắc phục hiệu quả tình trạng trào ngược dạ dày, bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng phác đồ được chỉ định từ bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh thói quen, lối sống nhằm hạn chế xuất hiện các cơn trào ngược.
Dùng thuốc điều trị theo chỉ định
Để cải thiện triệu chứng khó chịu và làm giảm tần suất tái phát cơn trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm tiết acid dạ dày: Điển hình như thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (Cimetidin, Famotidin,…) và nhóm thuốc ức chế bơm proton (Lansoprazole, Omeprazole,…).
- Thuốc trung hòa acid dạ dày: Giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đầy chướng bụng, ợ hơi, ợ chua,… Các thuốc thường dùng có chứa thành phần muối của Nhôm, Magie và Canxi.
- Thuốc làm tăng trương lực cơ co thắt thực quản dưới: Gồm metoclopramide, domperidone,… tác dụng chủ yếu là giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các thuốc thường dùng là Alginate, Dimeticol, Misoprostol,… giúp tăng cường hàng rào bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa tác động của acid dạ dày lên niêm mạc.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Thay đổi thói quen lối sống
Để phòng ngừa và cải thiện triệu chứng khó thở do bệnh trào ngược dạ dày gây ra, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quá nhiều.
- Tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho dạ dày chứa chất xơ, đạm, chất béo, vitamin tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp chứa nhiều dầu mỡ và muối, không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia.
- Thường xuyên tập thể dục nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, kiểm soát cân nặng, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Nâng đầu giường hoặc gối cao đầu để tránh việc thức ăn trong dạ dày trào ngược vào đường thực quản khi ngủ.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, hạn chế đeo thắt lưng để tránh gây áp lực lên vùng bụng.
- Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, điều này sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm các bất thường và phòng ngừa biến chứng nặng nếu được kịp thời điều trị.
☛ Tham khảo đầy đủ: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì ?
Dùng Gastosic – giải pháp hiệu quả cho người trào ngược dạ dày khó thở!
Đối với người bệnh khó thở do trào ngược dạ dày, điều quan trọng nhất là cần tìm ra biện pháp giải quyết “triệt để” căn bệnh trào ngược dạ dày, từ đó triệu chứng khó thở sẽ thuyên giảm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp cải thiện hiệu quả và an toàn chứng trào ngược dạ dày thì không nên bỏ qua Gastosic! Gastosic là sản phẩm chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày. Với cơ chế tác động đa chiều, giải quyết tận “gốc rễ” căn nguyên gây trào ngược dạ dày, Gastosic đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền.
Thành phần Gastosic là sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, mang đến 3 nhóm tác dụng:
- Cúc La Mã, Thương Truật: Giúp làm dịu kích thích thần kinh lên thực quản dạ dày, giảm căng thẳng, mất ngủ, ổn định thần kinh,…
- Hoàng Liên, Nano Curcumin, Cam Thảo: Hỗ trợ chống viêm, giảm đau, làm lành vết loét, ức chế vi khuẩn HP.
- Hậu Phác, Ngô Thù Du, Gừng, Trần Bì: Hỗ trợ giảm tiết acid, giảm đau, dịu nóng rát, trung hòa acid dịch vị, chống nôn, tăng co bóp ruột, kích thích tiêu hoá,…
Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 nhóm tác dụng, Gastosic vừa giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược (như đau nóng rát, ợ nóng,…), vừa bảo vệ niêm mạc của thực quản trước các tác động của acid trào ngược và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, Gastosic an toàn và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Gastosic được sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm Công nghệ cao CVI Pharma. Đây là nhà máy có hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP, qua đó sản phẩm được sản xuất, giám sát khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo an toàn tối ưu nhất cho người sử dụng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở tuy nghiêm trọng và cần chú ý hơn nhưng vẫn có thể cải thiện được nếu được điều trị đúng cách và kiên trì. Khi xuất hiện tình trạng khó thở, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm hiểu chính xác nguyên nhân cũng như có biện pháp khắc phục đúng đắn nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/gerd/shortness-of-breath
- https://www.verywellhealth.com/acid-reflux-and-shortness-of-breath-5235437
- https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/tai-sao-trao-nguoc-da-day-gay-kho-tho/
- https://medlatec.vn/tin-tuc/can-tim-loi-khuyen-kho-tho-khi-bi-trao-nguoc-da-day-co-sao-khong-s67-n25547