Trào ngược dạ dày có lây không? là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Những giải đáp sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời thích đáng nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Nội dung bài viết
1. Trào ngược dạ dày- cơ chế và nguyên nhân
Số người mắc trào ngược dạ dày ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở độ tuổi từ 30-50. Một thống kê cho thấy, có đến 75% bệnh nhân bị trào ngược trong số bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Khi mắc phải căn bệnh này người bệnh thường băn khoăn trào ngược dạ dày có lây không? Trước khi trả lời về vấn đề này cùng tìm hiểu về cơ chế và nguyên nhân gây bệnh như nào nhé.
Cơ chế của trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý có thể xảy ra theo các cơ chế liên quan đến: sự suy yếu của cơ vòng thực quản dưới, sự lồi lên của phần trên dạ dày (thoát vị gián đoạn), hay sự tổn thương của niêm mạc thực quản do trào ngược axit và sự rối loạn của nhu động thực quản. Cụ thể:
Sự suy yếu của cơ vòng thực quản dưới
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được mô tả là tình trạng axit dạ dày chảy ngược lên thực quản. Tình trạng này thông thường được giải thích do sự cố của cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản dưới là vòng cơ giữa thực quản và dạ dày.
Thông thường, các cơ này mở để cho thức ăn và chất lỏng vào dạ dày, sau đó đóng lại. Tuy nhiên, ở những người bị trào ngược dạ dày, các cơ bị yếu khiến dịch vị dạ dày tràn lên thực quản và cổ họng.
Đây là cơ chế chính gây trào ngược. Bên cạnh đó nó cũng liên quan đến thoát vị gián đoạn, sự bảo vệ niêm mạc thực quản chống lại trào ngược và nhu động thực quản.
- Thoát vị hiatal: có những bất thường về cấu trúc cơ hoành thực quản như ngắn hơn hoặc lớn hơn dẫn đến các đợt trào ngược gia tăng. Trường hợp này thường rất dễ tiến triển thành viêm thực quản.
- Suy giảm khả năng bảo vệ niêm mạc thực quản chống lại trào ngược dạ dày: Niêm mạc thực quản có vai trò bảo vệ chống lại chất axit và các chất trong thực quản. Khi tiếp xúc kéo dài với chất trào ngược, niêm mạc có thể bị tổn thương, gây triệu chứng trào ngược. Việc làm rỗng dạ dày chậm cũng có thể tăng cơ hội tiếp xúc với chất trào ngược.
- Sự rối loạn của nhu động thực quản: Thông thường, chất axit trong dạ dày khi đến thực quản sẽ được làm sạch bằng nhu động thực quản thường xuyên và được trung hòa bởi bicarbonate nước bọt. Với một số bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản do bị suy giảm nhu động thực quản dẫn đến giảm khả năng thanh thải của trào ngược dạ dày dẫn đến các triệu chứng trào ngược nghiêm trọng và tổn thương niêm mạc.
Cần hiểu rõ các cơ chế này có thể giúp trong việc quản lý và điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh tìm hiểu về cơ chế gây trào ngược, thì các nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ gây trào ngược bao gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn quá nhiều, hay ăn khuya, bỏ bữa…
- Thói quen sinh hoạt: hút thuốc, uống rượu, uống caffeine…
- Stress: Căng thẳng và lo âu kéo dài ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc: như thuốc Nsaid có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ vòng thực quản.
- Vi khuẩn HP: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori của dạ dày gây viêm mãn tính và hình thành một yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển của bệnh loét dạ dày và trào ngược dạ dày.
- Loét dạ dày tá tràng: Gây ra rối loạn cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày
Trào ngược axit thường gây khó chịu và kích thích ở thực quản, dẫn đến vị chua hoặc đắng ở cổ họng và miệng. Điều này thường đi kèm với chứng ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát ở ngực. Một số người cũng bị buồn nôn, ho, đau họng, khô miệng và các triệu chứng khó chịu khác.
Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cơ chế gây bệnh để điều trị hiệu quả và dứt điểm.
☛ Tham khảo chi tiết: 10 nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
2. Trào ngược dạ dày có lây không?
Câu trả lời là KHÔNG, trào ngược dạ dày không lây nhiễm. Trào ngược dạ dày là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng. Nó thường được gây ra bởi một số loại thực phẩm, thói quen sinh hoạt và các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như thoát vị gián đoạn hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Trào ngược dạ dày không thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc vật lý hoặc bất kỳ phương tiện nào khác. Tuy nhiên, một số yếu tố về lối sống như hút thuốc, uống rượu và béo phì có thể làm tăng khả năng phát triển chứng trào ngược axit và những yếu tố này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội hoặc môi trường.
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh trào ngược dạ dày, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
3. Tại sao nhiều người nghĩ trào ngược dạ dày có thể bị lây?
Chính xác là trào ngược dạ dày không lây. Nhưng lý do gì mà nhiều người nghĩ trào ngược dạ dày có thể bị lây.
Thứ nhất là có thể những người trong gia đình sống cùng nhau có chung nếp sống giống nhau thường có xu hướng bị trào ngược dạ dày. Chính vì thế mọi người nghĩ trào ngược dạ dày có thể bị lây cho nhau. Nhưng thực tế nguyên nhân gây trào ngược trong trường hợp này lạ là do chế độ ăn uống hay bị ảnh hưởng từ những thói quen chung không tốt như hút thuốc uống rượu…
Một điều nữa có thể khiến lầm tưởng trào ngược dạ dày có thể bị lây đó là: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – một trong những nguyên nhân hình thành trào ngược dạ dày. Mà H. pylori là một loại vi khuẩn truyền nhiễm. Bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn này mà vô hình chung hình thành bệnh trào ngược dạ dày. Cụ thể vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường:
- Ăn uống: Ruồi, muỗi có thể là những tác nhân trung gian lây nhiễm vi khuẩn HP nếu không bảo quản thức ăn kỹ trước khi ăn.
- Nước bọt: Vi khuẩn HP có thể theo cơn trào ngược từ dạ dày đi qua thực quản lên tới miệng. Từ đó, vi khuẩn HP có thể lây từ người sang người qua đường nước bọt.
- Chất thải con người: Vi khuẩn HP theo đường phân đi ra ngoài. Người nhiễm khuẩn không rửa tay sau khi đi vệ sinh có thể làm vi khuẩn HP lan rộng và lây sang người khác.
- Nội soi dạ dày: Không ít trường hợp người nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế bị lây nhiễm khuẩn HP do dụng cụ nội soi dạ dày không được vệ sinh đúng cách. Kết quả là làm do khuẩn HP từ người đã bị nhiễm đi sang được dạ dày của người chưa nhiễm khuẩn.
Lý do nhiễm khuẩn HP này được hiểu nhầm sang việc trào ngược dạ dày bị lây. Tuy nhiên điều này là không đúng.
Như vậy, bạn đã biết được hai lý do chính khiến nhiều người nghĩ trào ngược dạ dày có thể bị lây. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Trào ngược dạ dày không phải là một bệnh truyền nhiễm và không thể lây từ người này sang người khác.
Để phòng và điều trị trào ngược dạ dày, bạn nên tuân theo các khuyến cáo của bác sĩ và điều chỉnh các thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cho phù hợp.
3. Làm thế nào nếu không may bị trào ngược dạ dày?
Trong khi trào ngược dạ dày ngày càng phổ biến thì điều mà nhiều người quan tâm khi bị trào ngược là cần phải làm gì?. Dưới đây là những việc cần làm nếu bị trào ngược dạ dày dành cho bạn:
3.1. Chú ý chế độ ăn uống
Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, hãy thực hiện chế độ ăn uống lạnh mạnh. Chế độ lành mạnh này không chỉ đẩy lùi tình trạng trào ngược dạ dày mà còn mang lại sức khỏe,tăng sức đề kháng. Người bị trào ngược dạ dày nên tránh ăn những thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm khó tiêu như: Thực phẩm chiên (nhiều dầu mỡ), thịt nhiều chất béo sốt kem, các sản phẩm sữa nguyên chất.
- Đồ uống gồm: Nước ép cam quýt, đồ uống làm từ cà chua, cà phê, đồ uống có cồn, sữa nguyên kem hoặc socola, nước ngọt, ca cao…
- Thực phẩm có thể kích thích sản xuất axit và tăng chứng ợ nóng bao gồm: đồ uống có cồn, đồ uống có ga, rượu, trái cây và nước ép cam quýt (ví dụ: cam, bưởi), cà chua và sản phẩm làm từ cà chua.
- Thực phẩm kích ứng dạ dày như: hạt tiêu, ớt, mù tạt, tỏi…
Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn những thực phẩm sau đây:
- Đồ uống gồm: Sữa không béo hoặc ít béo, trà thảo mộc, nước ép hoa quả không có múi.
- Cung cấp tinh bột từ: Cơm, mì ống, cháo bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc, ngũ cốc ít béo, bánh nướng xốp ít béo, bánh quy.
- Hoa quả và rau: Cung cấp nhiều rau xanh trong bữa ăn hàng ngày gồm tất cả các loại rau có lượng chất xơ vừa phải. Ăn hoa quả tươi ít chua, trái cây không có múi, chẳng hạn như chuối, dưa và táo
- Cung cấp chất đạm từ: Thịt nạc như thịt gà và cá, pho mát chất béo thấp, sữa chua ít chất béo, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu hũ, trứng, bơ đậu phộng.
- Ăn chất béo lành mạnh từ: Các loại hạt và ngũ cốc, mayonnaise ít béo, một lượng nhỏ dầu ô liu.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
3.2. Thay đổi cách sinh hoạt ăn uống
Thay đổi sinh hoạt phù hợp với người bị trào ngược dạ dày cụ thể như sau:
- Đừng ăn quá nhiều: Ăn 6 bữa nhỏ hơn mỗi ngày thay vì ba bữa lớn. việc này giúp giữ cho dạ dày không quá no và ngăn chặn việc sản xuất quá nhiều axit dạ dày.
- Không uống quá nhiều rượu: Rượu làm tăng lượng axit dạ dày sản xuất. Nếu bạn muốn có một chút rượu, hãy thử pha loãng đồ uống có cồn với nước, uống rượu trắng thay rượu vang đỏ, chọn bia hoặc rượu không cồn.
- Đừng ăn quá nhanh: Một số cách giúp bạn chậm lại trong khi ăn là: Đặt nĩa, muỗng, đũa của bạn xuống giữa các miếng ăn, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, ăn những miếng nhỏ hơn.
- Đừng đi ngủ quá sớm sau khi ăn: Hãy thử những lời khuyên sau: đợi ít nhất 2-3h sau khi ăn xong để đi ngủ, tránh ăn vặt đêm khuya.
- Không hút thuốc: Hút thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và ợ nóng là một trong số đó.
- Đừng mặc quần áo quá chật: Quần áo chật có thể siết chặt dạ dày và đẩy thức ăn lên gây trào ngược. Hãy mặc quần áo thoải mái thường xuyên hơn.
- Đừng quá căng thẳng: Tìm cách giảm stress để cơ thể được thư giãn.
3.3. Đi khám để tìm ra hướng điều trị thích hợp
Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị đúng cách có thể tiến triển nặng hơn nhanh chóng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: hẹp thực quản, Barrett thực quản hoặc thậm chí là ung thư thực quản.
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để khám. Các bác sĩ sẽ thực hiện những kiểm tra, xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng cụ thể.
Bệnh trào ngược dạ dày ở mỗi cấp độ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh được điều trị triệt để. (☛ Tham khảo: Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế)
Những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc: Bệnh trào ngược dạ dày có lây không ? Bằng cách giữ vệ sinh ăn uống và cơ thể, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế uy tín và chất lượng, bạn có thể phòng tránh được nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả.
Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!