Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam. So với đường cong lớn, vị trí bờ cong nhỏ thường dễ bị tổn thương hơn. Vậy, tại sao hay loét ở bờ cong nhỏ? Bệnh có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp!
Nội dung bài viết
Bờ cong nhỏ dạ dày nằm ở đâu?
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa nằm trong ổ bụng có cấu tạo hình túi. Dạ dày nối với thực quản phía trên nhờ tâm vị và nối với tá tràng phía dưới qua môn vị. Giữa môn vị và tâm vị là thân dạ dày phình ra ở giữa. Nhìn từ phía trước, dạ dày có hình giống chữ “J”, bờ cong lớn nằm bên trái và bờ cong nhỏ nằm bên phải.
So với bờ cong lớn, bờ cong nhỏ (bờ cong bé) có chiều dài ngắn hơn, dạng lõm và nằm ở vị trí trung tâm thượng vị. Bờ cong nhỏ cũng là một phần nối giữa tâm vị và môn vị, nó đi xuống dưới như một phần tiếp theo của bờ phải thực quản, sau đó quay sang phải, đi qua đốt sống thắt lưng đầu tiên và kết thúc ở môn vị. Bờ cong nhỏ còn gắn vào 2 lớp của dây chằng gan dạ dày, giữa 2 lớp này là hệ thống mạch máu giúp cấp máu nuôi dưỡng dạ dày.
Tại sao hay loét ở bờ cong nhỏ dạ dày?
Loét tại bờ cong nhỏ dạ dày là một trong số những vị trí tổn thương dạ dày thường gặp nhất. Nguyên nhân là do cấu trúc trục dạ dày có phần nghiêng về phía bờ cong lớn nên thức ăn từ thực quản đi xuống dạ dày có xu hướng tiếp xúc với bờ cong nhỏ nhiều hơn. Đặc biệt là ở 2 vị trí gần với đoạn nối tâm vị và môn vị có nguy cơ viêm loét cao hơn các vị trí khác trên bờ cong nhỏ vì chúng có tần suất tiếp xúc với thức ăn cao nhất.
Khi tiếp xúc với thức ăn, hoạt động co bóp và tiết acid để tiêu hóa thức ăn của dạ dày được kích hoạt càng mạnh mẽ, tạo điều kiện hình thành các vết loét. Ngoài ra, bờ cong nhỏ cũng là vị trí hoạt động liên tục, ít thời gian nghỉ ngơi nên khả năng tự chữa lành tổn thương khá hạn chế. Do vậy, các tổn thương tại vị trí bờ cong nhỏ thường lâu lành và dễ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.
Một số tác nhân dễ gây loét bờ cong nhỏ dạ dày thường gặp nhất là:
- Vi khuẩn HP: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu (trên 80%) gây viêm loét dạ dày nói chung và viêm loét bờ cong nhỏ nói riêng. Khi vào dạ dày, vi khuẩn HP sinh sống và tiết ra độc tố gây viêm loét tế bào niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng thuốc giảm đau: Người sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm như NSAID, Corticoid,… dài ngày với liều lượng lớn có thể gây tổn hại đến các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét bờ cong nhỏ.
- Uống nhiều rượu bia: Các chất trong rượu bia có thể gây kích thích và bào mòn tế bào niêm mạc dạ dày. Người uống nhiều rượu bia rất dễ bị viêm dạ dày cấp tính.
- Căng thẳng quá mức: Khi căng thẳng, stress, cơ thể tự sản sinh ra hormon Cortisol – một chất có thể gây tăng tiết acid, làm tăng nguy cơ loét bờ cong nhỏ dạ dày.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Ăn khuya, bỏ bữa sáng, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều đồ chua cay nóng, nhiều dầu mỡ,….
Loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu,… khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Tuy nhiên, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày hay ở bất kỳ vị trí nào khác đều không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ sớm hồi phục hoàn toàn mà không gây ra biến chứng. Ngược lại, nếu chủ quan không điều trị, viêm loét bờ cong nhỏ có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng khá phổ biến ở những người viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày. Vết loét lan rộng, đi sâu xuống dưới niêm mạc gây tổn thương mạch máu dẫn đến xuất huyết, khiến người bệnh nôn ra máu, đi ngoài phân đen,… cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
- Thủng dạ dày: Là biến chứng nguy hiểm xảy ra khi vết loét ăn sâu đến tận lớp ngoài cùng của dạ dày. Theo lỗ thủng, dịch dạ dày, thức ăn và vi khuẩn đi ra ổ bụng gây nhiễm trùng phúc mạc, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao. Do vậy, khi xuất hiện triệu chứng đau quặn bụng, nôn mửa liên tục,… thì người nhà cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
- Hẹp môn vị: Hẹp môn vị xảy ra khi viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày gần với vị trí môn vị lâu ngày không được điều trị đúng cách, các ổ viêm xơ hóa tạo thành các mô sẹo gây chít hẹp đường ra của thức ăn. Người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn ra thức ăn từ ngày hôm trước,…
- Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng được xem là nguy hiểm và khó lường nhất. Đặc biệt, người viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày trên 10 năm có nguy cơ ung thư hóa cao hơn bình thường. Hầu hết các trường hợp khi phát hiện ung thư thì bệnh đã ở giai đoạn nặng và tỷ lệ tử vong cao.
☛ Tham khảo thêm: Vì sao loét bờ cong nhỏ dạ dày gây ung thư?
Điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày bằng cách nào?
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là việc quan trọng giúp tìm ra đúng hướng điều trị và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Do vậy, tốt nhất là khi nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày được áp dụng hiện nay:
Điều trị triệu chứng bằng thuốc
Dùng thuốc là biện pháp được áp dụng trong hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày. Bác sĩ sẽ dựa theo triệu chứng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương thực thể mà chỉ định thuốc phù hợp.
Dưới đây là một số nhóm thuốc có thể được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc trung hòa acid: Giúp thiết lập lại sự cân bằng của pH dạ dày. Các thuốc thường chứa thành phần muối của Nhôm, Magie hay Natricacbonat,….
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Có tác dụng ức chế hoạt động tiết acid của tế bào trong thời gian ngắn, nhờ đó làm giảm tổn thương và tăng khả năng phục hồi vết loét. Một số thuốc thường dùng là Lansoprazole, Esomeprazole,….
- Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Có tác dụng làm giảm tiết acid dịch vị yếu hơn nhóm PPI nhưng ít tác dụng phụ hơn. Một số thuốc thường được chỉ định là Cimetidin, Ranitidin,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Được chỉ định nhằm mục đích tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày như tăng tiết chất nhầy, prostaglandin, bicarbonat,… Một số thuốc thường dùng là Bismuth, Sucralfat,…
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho các trường hợp viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày do vi khuẩn Hp. Liều dùng và thời gian dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nhờn thuốc, kháng thuốc. Một số thuốc thường dùng là Amoxicillin, Clarithromycin,…
☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày – thường được chỉ định!
Kết hợp điều chỉnh thói quen, lối sống
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo phác đồ được bác sĩ chỉ định, người bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày cần chủ động điều chỉnh lối sống, thói quen ăn uống để giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lý cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin khoáng chất như ngũ cốc, trái cây, hoa quả tươi, rau xanh, chất béo nguồn gốc thực vật,… Nên lựa chọn các món ăn mềm, dễ nuốt dễ tiêu hóa.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm có vị chua như quả họ cam, măng chua, tránh xa rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,…
- Thay đổi thói quen ăn uống theo chiều hướng tích cực như ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, có thể chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày, tuy nhiên không nên ăn khuya hoặc ăn ngay trước khi đi ngủ.
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya, luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức hoặc stress kéo dài.
- Nên tập thể dụng ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng cũng như kích thích hoạt động tiêu hóa trơn tru, khỏe mạnh hơn.
- Bổ sung cho cơ thể đủ nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm acid dịch vị và giúp làm tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn.
☛ Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Gastosic – Giải pháp từ thảo dược cho người viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày!
Hiện nay, phương pháp kiểm soát chứng viêm loét dạ dày bằng thảo dược tự nhiên đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Với ưu điểm là độ an toàn cao, bào chế bằng công nghệ hiện đại mang đến hiệu quả rõ rệt và lâu bền cho người bệnh. Nhắc đến sản phẩm tốt cho người bệnh dạ dày, không thể không nhắc đến viên uống Gastosic – công thức dạ dày hoàn hảo được “thiết kế riêng” cho người Việt.
Gastosic là thành quả của quá trình nghiên cứu suốt 5 năm, sau thử nghiệm hơn 100 công thức khác nhau, các nhà khoa học đã tìm ra công thức tối ưu nhất với mục đích “giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh dạ dày ở người Việt”.
Nhờ sự kết hợp của 9 thảo dược quý, Gastosic mang đến 3 tác động:
- Hoàng liên, Cam thảo, Nano Curcumin: Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn Hp, hỗ trợ làm lành vết loét.
- Hậu phác, Trần bì, Ngô thù du, Gừng: Hỗ trợ điều hòa bài tiết acid dịch vị, từ đó giúp giảm đau, hạn chế cảm giác buồn nôn, nóng rát vùng ngực,… đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, hạn chế áp lực lên dạ dày.
- Cúc La Mã, Thương Truật: Hỗ trợ làm dịu thần kinh kích thích lên dạ dày thực quản, giải tỏa căng thẳng, hạn chế mất ngủ do bệnh dạ dày.
Sau hơn 7 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã hỗ trợ đến hàng triệu người bệnh trong việc giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh dạ dày gây ra. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng đều đặn một đợt kéo dài từ 2-3 tháng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “tại sao hay loét ở bờ cong nhỏ?” và những phương pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến bệnh viêm loét bờ cong nhỏ da dày, vui lòng liên hệ ngay đến HOTLINE 1600.6626 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/viem-loet-bo-cong-nho-da-day-khong-the-xem-thuong-169130930.htm
- https://www.vinmec.com/en/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/peptic-ulcer-disease-of-the-small-curvature-of-the-stomach-causes-and-treatment/
- https://www.imaios.com/en/e-anatomy/anatomical-structure/lesser-curvature-of-stomach-1541093144
- https://youmed.vn/tin-tuc/viem-loet-bo-cong-nho-da-day-la-gi-dieu-tri-nhu-the-nao/