Viêm xung huyết hang vị dạ dày là bệnh lý thường gặp ở do nhiều nguyên nhân. Để điều trị bệnh lý này, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ các bác sĩ tùy vào thể trạng bệnh. Việc sử dụng sai phác đồ có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gây những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp phác đồ điều trị chuẩn Y khoa cho người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày.
Nội dung bài viết
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì?
Hang vị nằm ở phần cuối của dạ dày, đây là nơi chia nhỏ thức ăn giúp cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Tuy nhiên vị trí này lại dễ bị viêm nhiễm nhất so với các vị trí khác bởi thức ăn thường tích tụ trong thời gian dài. Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng một vùng niêm mạc hang vị bị viêm nhiễm khiến cho các mạch máu giãn ra và ứ đọng lại, xuất hiện vết hồng đỏ hơn các chỗ khác.
Thông thường có đến 20% người bệnh không phát hiên ra bởi bệnh không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên tùy vào mức độ của bệnh, một số trường hợp sẽ có những triệu chứng như: đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn, chán ăn, đi ngoài phân có màu đen, suy nhược, mệt mỏi. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – chúng có khả năng sống trong môi trường acid dạ dày và làm tổn thương niêm mạc hang vị. Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến như: lối sống không khoa học, ăn uống thất thường, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá, lạm dụng thuốc, stress kéo dài,…
Tình trạng viêm xung huyết kéo dài có thể chuyển biến nặng hơn và gây ra những biếu chứng nguy hiểm, điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, người bệnh khi có những biểu hiện bất thường nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo phác đồ cụ thể.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 6 triệu chứng viêm hang vị dạ dày
Phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị giai đoạn 1
Quá trình điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày giai đoạn đầu thường mất khá nhiều thời gian khoảng 14 ngày, tức là 2 tuần. Ở giai đoạn này, việc điều trị sẽ được dựa vào khu vực sinh sống của người bệnh.
Phác đồ điều trị 3 thuốc
Trường hợp người bệnh sống ở miền Bắc và miền Trung, khả năng vi khuẩn HP sẽ có độ kháng với Clarithromycin ở mức trung bình. Vì vậy, các bác sĩ thường áp dụng phác đồ điều trị cụ thể bao gồm Amoxicillin, Clarithromycin và thuốc ức chế bơm proton PPI.
Trường hợp người bệnh ở miền Nam, tỷ lệ vi khuẩn HP kháng Metronidazol và Clarithromycin cao hơn. Chính vì thế, các bác sĩ có thể đề xuất điều trị theo phác đồ khác biệt bằng cách kết hợp 4 loại thuốc hoặc thực hiện điều trị theo phương pháp liên tiếp. Bác sĩ có thể kê nhóm thuốc kháng sinh dùng đơn độc hoặc kết hợp để nâng cao hiệu quả trong việc điều trị.
Amoxicillin + Clarithromycin + PPI
- Amoxicillin 500mg x 4 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
- Clarithromycin 500mg x 2 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
- PPI 2 lần/ ngày, trước ăn 30 phút.
Phác đồ 4 thuốc có Bismuth
Được sử dụng khi thất bại ở phác đồ 3 thuốc. Phác đồ điều trị 4 thuốc có Bismuth hiệu quả rất cao nhưng gây thường gây mệt mỏi khiến người bệnh khó tuân thủ. Đặc biệt không sử dụng cho trẻ dưới 8 tuổi.
PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazol
- PPI 2 lần/ ngày, trước ăn 30 phút.
- Bismuth 120mg x 4 lần/ ngày, uống khi đói.
- Tetracyclin 250 – 500 mg x 2 – 4 lần/ngày, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.
- Metronidazol 500mg x 2 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth
PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazol
- PPI 2 lần/ ngày, trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg x 4 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
- Clarithromycin 500mg x 2 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
- Metronidazol 500mg x 2 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
Phác đồ nối tiếp
Có hiệu quả điều trị cao những cách sử dụng thuốc khá phức tạp, bệnh nhân rất khó nhớ thuốc theo phác đồ.
PPI + Amoxicillin (trong 5 ngày đầu)
- PPI 2 lần/ ngày, trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg x 4 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
PPI + Clarithromycin + Tinidazole (trong 5 ngày tiếp theo)
- PPI 2 lần/ ngày, trước ăn 30 phút.
- Clarithromycin 500mg x 2 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
- Tinidazole 500mg x 2 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
Phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị giai đoạn 2
Khi sử dụng phác đồ điều trị giai đoạn 1 không đem lại hiệu quả mong muốn, bệnh nhân phải chuyển sang điều trị giai đoạn 2. Các chuyên gia y tế sẽ chỉ định phác đồ điều trị thứ 2 cụ thể, bao gồm việc sử dụng các thuốc: Levofloxacin, Amoxicillin và PPI.
Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin
PPI + Amoxicillin + Levofloxacin (dùng trong 10 ngày)
- PPI 2 lần/ ngày, trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg x 4 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
- Levofloxacin 500mg x 2 viên chia 2 lần/ ngày, sau ăn.
Lưu ý quan trọng rằng người bệnh không được tái sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào từ phác đồ điều trị trước đó, đặc biệt là Clarithromycin. Thế nhưng vẫn cần giữ lại các loại thuốc ở phác đồ điều trị giai đoạn 1 để bác sĩ có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng của bệnh nhân
Phác đồ 4T điều trị viêm xung huyết hang vị giai đoạn cuối
Khi 2 phác đồ điều trị trên không đem lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị theo phác đồ giai đoạn cuối. Trong phác đồ này, bệnh nhân sẽ trải qua quá trình nuôi cấy vi khuẩn để tạo sự kháng sinh trong cơ thể. Tuy nhiên, việc điều trị viêm xung huyết hang vị theo cách này vẫn chưa cho thấy hiệu quả lớn do giới hạn về cơ sở vật chất và kỹ thuật tại một số cơ sở y tế.
Vì thế để cải thiện tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày, người bệnh cần sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp hỗ trợ:
Thuốc (T1)
Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị, việc sử dụng thuốc là phương pháp không thể thiếu. Người bệnh cần phải dùng đúng loại thuốc, đúng liều lượng, tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian dùng thuốc, nếu có triệu chứng bất thường thì người bệnh cần phải chủ động báo lại ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời. Đồng thời nên kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc tăng sức đề kháng để ngăn bệnh tái phát.
☛ Xem thêm: Bị viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì?
Tinh thần (T2)
Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, ngủ đủ giấc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Tránh lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài sẽ cải thiện được những triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thể dục (T3)
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Nên tập hàng ngày với các môn cường độ nhẹ như: đi bộ, đạp xe, tập yoga, bơi, chạy bền,… giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa do viêm xung huyết hang vị gây ra.
Thực phẩm (T4)
Cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu, chế biến sạch sẽ. Một số loại thực phẩm tốt như: thịt, cá, sữa chua, rau củ, hoa quả,… Người bệnh cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều acid, có vị chua, nhiều dầu mỡ, đồ tươi sống, thức ăn khô cứng, đồ uống chứa cồn, gas và chất kích thích để cải thiện tình trạng bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Viêm xung huyết hang vị nên ăn gì, kiêng gì?
Lời kết
Bài viết trên đây là phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày theo y khoa. Người bệnh khi thấy có dấu hiệu nghi ngời cần phải đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả với thể trạng và mức độ bệnh của từng người để giúp bệnh mau chóng hồi phục hơn.