Hiện nay các phương pháp để điều trị và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày rất nhiều và phong phú chủng loại. Bao gồm các phương pháp: điều trị bằng thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc, thực phẩm chức năng. Trong đó phương pháp điều trị bằng thuốc Tây hầu như người bệnh trào ngược dạ dày nào cũng đã dùng đến, nhưng lại không thể dùng lâu, thậm chí bệnh sẽ tái lại nếu ngừng thuốc. Cùng đi tìm lời giải thích ngay tại bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tác dụng của các nhóm thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày
Nhóm thuốc kháng acid
Chứng ợ nóng là do trào ngược axit, xảy ra khi axit dạ dày chảy vào thực quản.
Các bác sĩ thường đề xuất thuốc kháng axid như một phương pháp điều trị đầu tiên để giúp làm dịu chứng ợ nóng nhẹ. Những loại thuốc này giúp giảm triệu chứng bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Thuốc kháng axit thường có tác dụng trong vòng vài phút sau khi uống, giúp giảm đau ngay lập tức hơn các phương pháp điều trị khác.
Thuốc kháng axit có chứa nhôm, magiê , canxi hoặc một số kết hợp của các chất này. Chúng thường có sẵn dưới dạng viên nhai hoặc hòa tan.
Một số thuốc thuộc nhóm này gồm:
- Gelusil
- Maalox
- Pepto-Bismol
Nhóm thuốc kháng H2
Thuốc kháng H2 sẽ làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày của bạn giúp giảm triệu chứng trào ngược. Thông thường, thuốc sẽ có tác dụng sau khi dùng thuốc khoảng 1h. Điều này cũng có nghĩa là chúng có tác dụng chậm hơn thuốc kháng acid. Tuy nhiên, chúng có thể giúp giảm triệu chứng lâu hơn, kéo dài 8 đến 12 giờ.
Một số loại thuốc thuộc nhóm kháng H2
- cimetidin (Tagamet HB)
- famotidine (Calmicid, Fluxid, Pepcid AC)
- nizatidine (Axid, Axid AR)
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)
PPI ngăn chặn quá trình sản xuất axit trong dạ dày của bạn. Chúng là những loại thuốc mạnh nhất để giảm sản xuất axit và thích hợp nhất cho những người bị trào ngược dạ dày một cách thường xuyên hơn. Hiện nay chúng là nhóm thuốc được xem là hiệu quả nhất trong nhóm thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày.
Một số loại thuốc thuốc thuộc nhóm PPI:
- lansoprazole (Prevacid 24HR)
- omeprazole (Losec, Omesec, Prilosec OTC)
- omeprazole với natri bicarbonate (Zegerid)
- esomeprazole (Nexium)
Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột
Nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng độ tốc độ rỗng của dạ dày, làm cho thức ăn nhanh chóng được tống khứ ra khỏi dạ dày xuống ruột non. Dạ dày sẽ vơi thức ăn một cách nhanh chóng, do đó giảm thiểu được hiện tượng thức ăn ứ trệ lên men, sinh khí, sinh hơi gây ợ nóng, ợ chua,…
Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm:
- Metoclopramid
- Sulpirid
- Metopimazin
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc
Nhóm này bao gồm các thuốc có tác dụng tạo nên một lớp gel bao phủ bề mặt niêm mạc thực quản, khiến cho acid dạ dày không thể gây tổn thương cho niêm mạc. Hoặc các thuốc kích thích sự phát triển của các tế bào lớp biểu mô bề mặt của dạ dày, kích thích tiết chất nhầy, làm tăng tưới máu cho lớp niêm mạc dạ dày, ngăn chặn tác động của acid dạ dày lên vùng tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản.
Một số loại thuốc thuộc nhóm này:
- Alginat
- Dimeticol
- Misoprostol, Rebamipide
Tác dụng phụ của các nhóm thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày
Nhóm thuốc | Nhược điểm |
Thuốc kháng acid | Gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy và táo bón, đầy hơi, đắng miệng. |
Thuốc kháng H2 | Đau đầu, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn |
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) | Phổ biến: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, đau dạ dày, đau đầu
Hiếm gặp: tăng nguy cơ viêm phổi, gãy xương và hạ đường huyết. |
Thuốc tăng nhu động tiêu hóa | Buồn ngủ, rối loạn ngoại tháp |
Thuốc bảo vệ niêm mạc | Buồn nôn, nôn, táo bón và rối loạn tiêu hóa nhẹ. |
Tại sao nếu ngưng dùng thuốc Tây bệnh dễ tái phát
Nguyên tắc để điều trị bệnh nói chung hay bệnh trào ngược dạ dày nói riêng là phải điều trị căn nguyên gây bệnh. Bên cạnh đó nếu bệnh gây ra triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh thì cần phải điều trị triệu chứng song song với việc điều trị nguyên nhân.
Tuy nhiên, như đã đề cập đến tác dụng của các loại thuốc Tây ở trên, tác dụng chủ yếu của các loại thuốc này là làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Thời gian tác dụng không dài và không giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh trào ngược dạ dày.
Hơn thế nữa, việc sử dụng kéo dài dễ kéo theo hệ lụy các tác dụng phụ khiến cho người bệnh ngày càng mệt mỏi hơn rồi tốn kém về kinh tế, ngưng dùng là bệnh lại tái phát. Hệ quả lại tạo ra stress cho người bệnh – nảy sinh một căn nguyên mới gây trào ngược. Vòng xoáy luẩn quẩn bệnh – thuốc – tác dụng phụ – stress – bệnh… sẽ mãi mãi không tìm được lối thoát.
“Việc điều trị triệu chứng chỉ giải quyết được phần ngọn, giống như việc diệt cỏ mà không diệt tận gốc, cỏ vẫn sẽ mọc lên um tùm mà mãi không chết được”
Để giải quyết triệt để bệnh trào ngược dạ dày, nguyên tắc tiên quyết là phải đi từ căn nguyên gây bệnh, việc giải quyết triệt để và bao vây căn nguyên gây bệnh sẽ dẫn đến hệ quả là các triệu chứng của bệnh sẽ tự thuyên giảm một cách nhanh chóng. Hơn nữa bệnh trào ngược dạ dày không thể khỏi ngay mà cần phải điều trị kiên trì kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.
Như vậy giải pháp cần có là 1 phương pháp đảm bảo 2 yếu tố:
- Giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh trào ngược dạ dày.
- An toàn, không gây ra tác dụng phụ.
Bệnh trào ngược dạ dày không khó trị – Cái khó là bạn chưa tìm thấy cách thôi!