Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra phổ biến ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam có đến 70% người mắc phải bệnh lý liên quan đến dạ dày, trong đó 20% dân số mắc trào ngược dạ dày thực quản. Vậy, đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản?
Nội dung bài viết
- 1. Do cơ thắt thực quản dưới suy yếu
- 2. Trào ngược dạ dày tiềm ẩn từ thừa cân, béo phì
- 3. Căng thẳng (stress) dẫn đến trào ngược
- 4. Nguyên nhân trào ngược dạ dày do dùng thuốc
- 5. Suy giảm chức năng dạ dày gây trào ngược
- 6. Hút thuốc lá nguy cơ gây trào ngược dạ dày
- 7. Áp lực lên dạ dày gây trào ngược khi mang thai
- 8. Sai lầm từ quen ăn uống gây trào ngược
- 9. Yếu tố từ di truyền
- 10. Trào ngược đến từ các bệnh lý
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh chính là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện bệnh cùng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 10 nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản thường gặp nhất.
Do cơ thắt thực quản dưới suy yếu
Cơ thắt thực quản là nhóm cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Bình thường, cơ thắt thực quản dưới có chức năng đóng mở nhịp nhàng, chỉ mở ra khi nuốt thức ăn rồi đóng lại không cho thức ăn và dịch dạ dày chảy ngược lên thực quản. Khi cơ thắt thực quản suy yếu, nó không thể khép kín hoàn toàn sau khi thức ăn đi vào dạ dày. Do vậy, acid từ dạ dày (có thể là cả thức ăn) có thể trào ngược lên thực quản.
Niêm mạc thực quản có cấu trúc khác với niêm mạc dạ dày. Do vậy, khi tiếp xúc lâu dài với acid dịch vị, niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương, viêm loét, càng làm cho cơ thắt thực quản suy yếu hơn. Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thắt thực quản dưới là do dùng thuốc, thực phẩm, đồ uống,…
Trào ngược dạ dày tiềm ẩn từ thừa cân, béo phì
Béo phì được xem là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày tiềm ẩn. Ở những người thừa cân, lớp mỡ tích tụ nhiều quanh vùng bụng đã tạo ra áp lực lớn cho dạ dày và cơ thắt thực quản dưới. Ngày qua ngày, cả dạ dày và cơ thắt thực quản phải chịu áp lực lớn dẫn đến trương lực cơ suy yếu, không thể thực hiện chức năng bình thường gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
Căng thẳng (stress) dẫn đến trào ngược
Căng thẳng trong công việc và cuộc sống cũng là một yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản, thường phổ biến hơn ở người trẻ. Nguyên nhân là do căng thẳng hay stress sẽ kích thích cơ thể tiết ra một loại hormon tên là Cortisol – chất làm tăng tiết acid dạ dày và làm tăng co bóp dạ dày, từ đó đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Bằng chứng là rất nhiều người đã thừa nhận rằng khi căng thẳng thì thường xuất hiện các cơn đau quặn dạ dày.
Bên cạnh đó, stress còn làm rối loạn nhu động thực quản. Điều này khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu và trở nên nhạy cảm hơn. Việc giãn mở cơ thắt xảy ra thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho dịch vị trào ngược lên thực quản.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày do dùng thuốc
Một số loại thuốc điều trị dưới đây có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,…
- Thuốc thuốc chẹn kênh Canxi: Nifedipin, Felodipine,…
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptyline, Nortriptyline,..
- Thuốc kháng histamin: Clorpheniramin, Cetirizin,…
- Thuốc trị hen suyễn: Theophylin,…
- Thuốc an thần: Diazepam, Estazolam, Temazepam,…
- Thuốc giảm đau: Codein, thuốc dạng phối hợp có chứa acetaminophen và hydrocodone,…
- Thuốc kháng sinh: Tetracycline,…
Suy giảm chức năng dạ dày gây trào ngược
Một nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày thực quản là do chức năng dạ dày suy yếu. Suy giảm chức năng dạ dày có thể xuất phát từ các vấn đề về thần kinh, hormone kiểm soát sự co bóp trong cơ, bệnh lý tại dạ dày như viêm loét dạ dày,… Tình trạng này sẽ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại, giảm tốc độ làm rỗng dạ dày gây ra áp lực lớn bên trong dạ dày, thúc đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Hút thuốc lá nguy cơ gây trào ngược dạ dày
Thói quen hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) vừa là một yếu tố nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày, vừa là tác nhân khiến triệu chứng trào ngược như ợ chua, ợ nóng,… diễn ra thường xuyên hơn. Các chất độc hại trong khói thuốc làm cơ thắt thực quản suy yếu, giảm bài tiết nước bọt, kích thích dạ dày tiết ra acid, khiến cho quá trình làm rỗng dạ dày chậm lại, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Áp lực lên dạ dày gây trào ngược khi mang thai
Trong quá trình mang thai, nồng độ hormon estrogen và progesterone trong cơ thể người mẹ tăng cao là yếu tố kích thích cơ thắt thực quản dưới. Cùng với đó, thai nhi lớn dần cũng tạo áp lực lên dạ dày khiến cho thai phụ luôn cảm thấy buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ nóng,….
Sai lầm từ quen ăn uống gây trào ngược
Thông thường, các vấn đề về đường tiêu hóa đều bắt nguồn từ chính thói quen ăn uống hàng ngày của bạn. Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể là do các thói quen ăn uống thiếu khoa học như sau:
- Ăn quá no: Ăn quá no khiến bộ máy tiêu hóa trở nên quá tải, gây áp lực lớn lên dạ dày. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày luôn trong trạng thái căng phồng, kết quả là người bệnh hay bị đau dạ dày, khó tiêu, trào ngược dạ dày.
- Ăn quá khuya: Nhiều người có thói quen ăn tối muộn hoặc ăn bữa khuya (ăn sau 9h tối) khiến cho dạ dày luôn phải hoạt động. Thói quen này diễn ra thường xuyên làm cho chức năng dạ dày suy yếu.
- Ăn thức ăn dễ gây trào ngược: Sở thích ăn món ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thực phẩm cay nóng, trái cây có vị chua,… kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
- Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích: Thói quen uống rượu, bia, cà phê,… đang dần trở nên phổ biến trong xã hội. Các loại đồ uống này không chỉ khiến dạ dày tăng tiết acid mà còn kích thích làm giãn cơ thắt thực quản dưới. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, việc uống rượu bia sẽ làm tăng các triệu chứng trào ngược dạ dày hơn so với bình thường.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì,kiêng gì ?
Yếu tố từ di truyền
Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra, một số trường hợp trào ngược dạ dày là do cấu trúc di truyền ở thực quản hoặc dạ dày. Người có bố mẹ hoặc anh chị em bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Trào ngược đến từ các bệnh lý
Trào ngược dạ dày có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người đang gặp bệnh lý như:
- Xơ cứng bì: Đây là bệnh rối loạn tự miễn dịch, người bệnh có thể tổn thương ở bất kỳ vị trí nào của đường tiêu hóa, trong đó thực quản là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo số liệu thống kê, có đến 75-90% người bệnh xơ cứng bì có xuất hiện chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Hen suyễn và COPD: Hai bệnh lý này có liên hệ mật thiết đến trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) làm tăng nguy cơ dẫn đến trào ngược, đồng thời trào ngược cũng làm triệu chứng của COPD trầm trọng hơn.
- Bệnh đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 1 có thể gây biến chứng liệt dạ dày, khiến quá trình làm rỗng dạ dày trở nên chậm lại, áp lực trong dạ dày tăng cao gây trào ngược dạ dày.
☛ Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm?
Trải qua suốt 5 năm dài đằng đẵng nghiên cứu và thử nghiệm với gần 100 công thức dạ dày khác nhau, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm Gastosic – “công thức được thiết kế riêng” phù hợp với thói quen ăn uống, sinh hoạt và cơ địa của người Việt Nam.
Gastosic là công thức kết hợp từ 9 thảo dược quý trong tự nhiên, đây là sản phẩm dạ dày duy nhất được nghiên cứu với mục đích “giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày của người Việt”. Gastosic mang đến 3 nhóm tác dụng:
- Nhóm 1 (Cúc La Mã, Thương truật): Hỗ trợ làm dịu kích thích lên dạ dày – thực quản, làm giảm stress lo âu.
- Nhóm 2 (Nano Curcumin, Cam thảo, Hoàng liên): Hỗ trợ làm giảm viêm, phục hồi vết loét, kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày.
- Nhóm 3 (Trần bì, Ngô thù du, Gừng, Hậu phác): Hỗ trợ làm giảm acid dịch vị, trung hòa acid dạ dày, dịu nóng rát, giảm đau dạ dày,…
Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, Gastosic không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Nếu bạn đang gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, viêm thực quản do trào ngược,… đừng bỏ qua Gastosic!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến tổng đài miễn cước 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết nhất!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/what-causes-gerd-1741914
- https://www.verywellhealth.com/common-causes-of-heartburn-1741818
- https://suckhoedoisong.vn/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-169220524231155877.htm
- http://bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/y-hc-thng-thc/3233-2020-03-30-08-22-29