Viêm loét hành tá tràng tràng là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khá thường gặp. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy khi bị bệnh, cần thăm khám và sử dụng đúng loại thuốc để điều trị ngăn chặn biến chứng cũng như ngừa tái phát. Trong bài viết này Gastosic sẽ giới thiệu 6 loại thuốc điều trị thường được bác sĩ chỉ định để bạn tham khảo.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hành tá tràng
Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh xuất hiện do lớp màng bên ngoài dạ dày bị bào mòn, để lộ phần ruột. Điều này xảy ra khi acid dạ dày ăn mòn lớp chất nhầy bảo vệ đường tiêu hóa.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể kể đến những nguyên nhân thường gặp như sau:
- Bị nhiễm khuẩn Hp: đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm loét hành tá tràng. Đây là vi khuẩn nếu đã tiếp xúc với dạ dày sẽ làm niêm mạc ruột non mất đi chức năng chống acid. Vi khuẩn Hp sẽ chui vào trong lớp nhầy và tiết ra những chất có hại cho dạ dày.
- Thường xuyên bị căng thẳng, stress: Nếu một người luôn chịu nhiều áp lực thường xuyên, căng thẳng kéo dài dẫn đến nhiều cơn đau co thắt ở vùng bụng thì có thể mắc bệnh viêm loét hành tá tràng.
- Sử dụng thuốc kháng viêm không streroid: Những thuốc này nếu dùng trong thời gian dài sẽ có các dụng phụ gây tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, Thành phần của những thuốc này có khả năng gây kích ứng cũng như làm tổn thương lớp niêm mạc tá tràng
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: đây cũng là nguyên nhân khiến xuất hiện bệnh khi thường xuyên ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh… Ngoài ra còn ăn uống không đủ bữa, đúng bữa hay ăn đêm, ăn không nhai kỹ làm quá tải chức năng hoạt động của dạ dày.
☛ Tham khảo thêm tại: Xuất huyết hành tá tràng là gì?
6 loại thuốc trị viêm loét dạ dày hành tá tràng
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc giúp trị viêm loét hành tá tràng, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và triệu chứng của bệnh mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định các loại thuốc khác nhau. Sau đây là 6 loại thuốc phổ biến thường được chỉ định.
Nhóm thuốc kháng acid (antacid)
Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa acid chlohydric (HCl) dạ dày, làm giảm độ acid trong dạ dày. Nhóm thuốc antacid này hoạt động như một chất đệm cho acid dạ dày bằng cách làm tăng độ pH, nhằm làm giảm acid ở dạ dày tá tràng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ bởi nếu không sẽ gây phản tác dụng khi làm tăng tiết gastrin dẫn đến HCl lại được tiết nhiều hơn trước. Một số loại thuốc kháng acid (antacid) có thể kể đến như:
- Antilox
- Chalme
- Vilanta,
- Trimafort
- Simanogel
- Lahm
Nhóm thuốc kháng thụ thể histamin H2
Các loại thuốc kháng histamin H2 có tác dụng giúp làm giảm lượng acid có trong dạ dày tá tràng từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu đồng thời giảm viêm loét, tạo điều kiện cho niêm mạc có thời gian phục hồi. Khi dùng loại thuốc này cũng cần chú ý đến những tác dụng phụ có thể gặp phải như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp,… Tuy nhiên bạn các triệu chứng này sẽ dần biến mất khi dừng thuốc. Một số loại thuốc kháng thụ thể histamin H2 thường được sử dụng có thể kể đến như:
- Ranitidine
- Famotidine
- Cimetidine
- Nizatidine
Nhóm thuốc ức chế bơm proton
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) đây là nhóm thuốc thường được sử dụng trong việc điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Loại thuốc này có tác dụng ức chế tế bào tiết acid, từ đó giúp giảm lượng acid trong dạ dày làm ngăn vết loét. Khi sử dụng loại thuốc này có thể gây nên các một vài tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… Các triệu chứng này thường sẽ giảm dần khi dừng sử dụng thuốc.
Các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường được bác sĩ kê đơn là:
- Omeprazole
- Lansoprazole
- Rabeprazole
- Esomeprazole
- Pantoprazole
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hành tá tràng
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng này có tác dụng tạo nên một lớp mạng bọc niêm mạc dạ dày chỗ viêm loét từ đó giúp cho niêm mạc dạ dày tránh khỏi tác động của acid. Đồng thời loại thuốc này cũng có tác dụng phần nào trong việc trung hòa acid nhưng tác động không nhiều bằng thuốc antacid. Thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ như táo bón, hẹp ống tiêu hóa,… Những người suy thận nặng hay quá mẫn cảm với thuốc cũng không được sử dụng.
Một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến như:
- Gastropulgite
- Sucralfate
- Misoprostol
Nhóm thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày hành tá tràng
Thuốc có tác dụng tăng bài tiết chất nhầy, duy trì và tăng lượng máu tới niêm mạc dạ dày; duy trì hàng rào niêm mạc dạ dày; kích thích sự hồi phục tế bào niêm mạc dạ dày. Ngoài ra thuốc còn giúp giảm tiết acid và làm tăng sức đề kháng niêm mạc đối với tổn thương mô. Loại thuốc thường được sử dụng nhất đó là prostaglandin.
Nhóm thuốc kháng sinh diệt Hp
Nhóm thuốc thường được kê để trị viêm loét dạ dày hành tá tràng đó là nhóm thuốc kháng sinh giúp diệt vi khuẩn Hp, nguyên nhân chính gây nên bệnh này. Các loại thuốc kháng sinh này giúp ức chế hoạt động đồng thời tiêu diệt vi khuẩn Hp này. Khi đó sẽ ngăn ngừa được chỗ viêm loét phát triển cũng như giúp cho lớp niêm mạc có thời gian hồi phục nhanh hơn. Khi sử dụng thuốc kháng sinh các bạn sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ như đi ngoài, buồn nôn, dị ứng,…
Các thuốc kháng sinh được bác sĩ kê phổ biến có thể kể đến như:
- Amoxicillin
- Clarithromycin
- Metronidazole
- Tinidazole
- Tetracycline
- Levofloxacin
☛ Chi tiết tại: Thuốc điều trị vi khuẩn HP
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày hành tá tràng
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng để hiệu quả và an toàn các bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Không tự ý mua thuốc sử dụng khí chưa có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
- Bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian điều trị. Việc ngừng thuốc sớm hoặc uống quá liều có thể làm cho bệnh không khỏi hoặc tái phát.
- Trao đổi thật kỹ với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng và tiền sử dị ứng để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
- Bạn nên theo dõi tình trạng của bệnh và đi khám lại định kỳ để kiểm tra hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các biến chứng. Nếu bạn có các triệu chứng bất thường cần đến ngay các cơ sở ý tế để khám và kịp thời xử lý.
- Trong quá trình điều trị cũng cần có chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học đủ chất.
☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng
Trên đây là 6 nhóm thuốc thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tráng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ là nguồn để các bạn tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi điện trực tiếp đến số tổng đài miễn cước 1800.6626 để được giải đáp chi tiết hơn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!