Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày ngày một tăng cao. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy hiểm không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp!
Nội dung bài viết
Loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là tình trạng xuất hiện các tổn thương dạng viêm – loét tại vị trí gần với bờ cong nhỏ của dạ dày. Đây là vị trí nằm ở trung tâm thượng vị, có cấu trúc dạng lõm và chiều dài ngắn, thường xuyên tiếp xúc với thức ăn nên có xu hướng dễ bị tổn thương hơn so với bờ cong còn lại của dạ dày.
Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,… Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh hoàn toàn không gây ra bất cứ dấu hiệu nào dẫn đến khó khăn trong việc phát hiện, chỉ khi nội soi dạ dày mới chẩn đoán được chính xác.
Nhìn chung, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày dù ít hay nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng được chữa khỏi hoàn toàn và không gây biến chứng nguy hiểm.
4 biến chứng thường gặp của viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Dưới đây là 4 biến chứng thường gặp nhất của viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày.
Xuất huyết tiêu hóa
Theo thống kê, có đến 15-20% bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng đã từng xuất hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Khi viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày kéo dài mà không được điều trị đúng cách, acid dạ dày bào mòn vết loét nhiều hơn khiến cho các ổ loét sẽ càng ăn sâu và lan rộng. Khi các ổ loét xâm lấn đến mạch máu, chúng gây tổn thương mạch máu gây chảy máu vào ống tiêu hóa.
Có 2 trường hợp xảy ra khi bị xuất huyết tiêu hóa:
- Chảy máu chậm và kéo dài: Quá trình xuất huyết diễn ra thầm lặng, máu chảy âm ỉ trong ống tiêu hóa, lâu ngày có thể dẫn đến thiếu máu, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi khó chịu,…
- Chảy máu nhanh và đột ngột: Người bệnh đau bụng dữ dội vùng thượng vị, cơn đau có thể lan tỏa ra khắp ổ bụng, nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen hoặc đỏ tươi,… Một số trường hợp xuất huyết nặng gây mất máu nhiều đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng nghiêm trọng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức khi xuất hiện các biểu hiện như nôn ra máu nhiều, đi ngoài phân đen, lẫn máu tươi,… để được cấp cứu kịp thời.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là một biến chứng hiếm gặp của viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Biến chứng này xảy ra khi các vết loét lâu ngày ăn mòn qua lớp niêm mạc, xuyên qua lớp cơ dưới niêm mạc, thậm chí là cả lớp thanh mạc khiến dạ dày bị thủng. Từ vết thủng, dịch tiêu hóa cùng thức ăn và vi khuẩn gây bệnh tràn vào ổ bụng và gây nhiễm trùng niêm mạc bụng (viêm phúc mạc). Lúc này, vi khuẩn nhanh chóng lan vào máu và các cơ quan khác gây nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và dẫn đến tử vong.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, cơn đau xảy ra đột ngột như dao dâm, dù làm đủ mọi cách cũng không thể xoa dịu. Cơn đau có thể lan nhanh ra khắp ổ bụng, lan lên ngực và sau lưng, toàn thân mệt mỏi, tay chân bủn rủn, mất hết sức lực, toát mồ hôi lạnh,…
Thủng dạ dày là một cấp cứu khẩn cấp, do vậy ngay khi xuất hiện các dấu hiệu kể trên, người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.
Hẹp môn vị
Một số trường hợp loét bờ cong nhỏ dạ dày gần với vị trí môn vị, nếu để lâu không điều trị thì có thể dẫn đến biến chứng hẹp môn vị. Nguyên nhân là do các vết loét bị viêm sưng lâu ngày, khiến tổ chức niêm mạc gần môn vị bị xơ hóa (có thể tạo thành sẹo) cản trở đường đi của thức ăn qua môn vị.
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày gây hẹp môn vị thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Đau bụng dữ dội (thường xuất hiện sau bữa ăn), luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu.
- Nôn ra thức ăn của ngày hôm trước (dịch nôn có màu xanh đen), sau khi nôn có cảm giác dễ chịu hơn, các đợt nôn lặp đi lặp lại.
- Cảm thấy no sau khi ăn, kể cả khi lượng thức ăn ít hơn bình thường.
- Dấu hiệu mất nước điện giải rõ rệt, cơ thể mệt mỏi suy sụp, gầy sút cân.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày. Biến chứng này xảy ra khi các tế bào niêm mạc dạ dày bị biến đổi cấu trúc và tăng sinh không kiểm soát, xâm lấn sang các tế bào lành và các hạch bạch huyết.
Người mắc bệnh lý viêm loét dạ dày trên 10 năm thường có nguy cơ ung thư hóa cao. Giai đoạn khởi phát, ung thư dạ dày thường diễn ra âm thầm, các dấu hiệu cảnh báo thường khá mơ hồ khiến người bệnh dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh lý khác. Đây là lý do khiến hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn muộn.
Nên làm gì khi bị loét bờ cong nhỏ dạ dày?
Đối với người viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, điều quan trọng là cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể cũng như sớm phát hiện và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dựa trên nguyên tắc kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ và điều chỉnh thói quen lối sống của bệnh nhân.
Tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Dựa vào kết quả thăm khám xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, Esomeprazole,… có tác dụng giảm tiết acid dạ dày nhờ ức chế hoạt động của tế bào sản xuất acid.
- Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Cimetidin, Ranitidin, Damotidin,… có tác dụng giảm đau, đầy bụng,… nhờ cơ chế giảm tiết acid dạ dày.
- Thuốc trung hòa acid: Gồm các muối của Nhôm, Magie, Canxi giúp thiết lập lại cân bằng pH dịch vị, từ đó giảm đau, cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu.
- Thuốc bao phủ vết loét: Sucralfate, Bismuth, Misoprostol,… có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày theo nhiều cơ chế khác nhau như tăng tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc, tăng tiết bicarbonat,… tạo điều kiện cho tổn thương nhanh chóng hồi phục.
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định khi viêm loét bờ cong nhỏ có vi khuẩn Hp (+). Phác đồ điều trị có thể sử dụng kháng sinh đơn độc hoặc kết hợp các kháng sinh để tăng hiệu quả và ngăn ngừa kháng thuốc. Một số kháng sinh thường dùng là Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole,…
☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc chữa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày được chỉ định!
Điều chỉnh thói quen, lối sống
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị y tế được bác sĩ chỉ định, người bệnh cần điều chỉnh thói quen lối sống để đạt được kết quả điều trị cao nhất cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, tránh ăn khuya bỏ bữa sáng.
- Không ăn quá no, hoặc để bụng quá đói, khi ăn nên ăn chậm nhai kỹ.
- Tránh ăn quá nhiều đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn,…
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
- Bổ sung vào thực đơn các món ăn trung tính như ngũ cốc, hoa quả tươi, tinh bột dễ tiêu, dầu thực vật,…
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Sau khi ăn không nên vận động mạnh, thay vào đó nên đi lại nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
- Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, để có sức khỏe tốt và giải tỏa căng thẳng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, stress kéo dài,.
- Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống thường xuyên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa nhiễm khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Chăm sóc sức khỏe:
- Thăm khám định kỳ nhằm theo dõi sát sao tình trạng bệnh lý, góp phần cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả và sớm phát hiện các biến chứng nguy hiểm.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì?
Gastosic – Giải pháp ưu việt cho người viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày!
Để kiểm soát tốt triệu chứng viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và hạn chế các biến chứng nguy hiểm, bạn nên sử dụng Gastosic – sản phẩm DUY NHẤT được nghiên cứu nhằm mục đích “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt Nam”.
Nổi bật trong bảng thành phần của Gastosic là Nano Curcumin – tinh chất Nghệ vàng vừa giúp chống viêm, giảm đau, ức chế vi khuẩn Hp, vừa hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương. Đặc biệt, Nano Curcumin được bào chế dưới dạng siêu sinh khả dụng, làm tăng khả năng hấp thu lên đến 99% mang đến hiệu quả vượt trội gấp 40 lần so với nghệ thường.
Sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên trong Gastosic mang đến 3 tác động:
- Nhóm 1 (Nano Curcumin, Cam thảo và Hoàng Liên): Hỗ trợ chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp (nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày), đồng thời giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết loét.
- Nhóm 2 (Trần bì, Ngô thù du, Hậu phác, Gừng): Hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị, trung hòa acid dạ dày, vừa tăng tốc độ tiêu hóa, giảm đầy chướng bụng, khó tiêu,…
- Nhóm 3 (Cúc La Mã, Thương truật): Xoa dịu thần kinh, giảm kích thích thần kinh lên dạ dày – thực quản, giải tỏa căng thẳng, stress, mệt mỏi,…
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy hiểm không? và những điều nên làm để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh và phòng ngừa các biến chứng. Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800.6626 để được giải đáp chi tiết nhất!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/complications/
- https://suckhoedoisong.vn/viem-loet-bo-cong-nho-da-day-khong-the-xem-thuong-169130930.htm
- https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/hep-mon-vi-ieu-tri-som-tranh-bien-chung-nguy-hiem