Nếu bạn đang tìm đến các loại lá cây chữa đau thượng vị hãy đọc ngay bài viết này. Dưới đây là 7 loại lá cây chữa đau thượng vị cực hiệu quả lại an toàn. Hãy cùng đọc nhé!
Nội dung bài viết
1. Chữa đau thượng vị với lá dạ cẩm
Lá dạ cẩm là một loại thảo dược có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là cho bệnh trào ngược, viêm loét dạ dày tá tràng – nguyên nhân chính đau rát thượng vị. Theo y học cổ truyền, lá dạ cẩm có vị ngọt, đắng nhẹ, tính bình, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu và trung hòa axit trong dạ dày. Lá dạ cẩm cũng giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, làm lành vết loét và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh được hiệu quả của lá dạ cẩm trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Lá dạ cẩm chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt cho niêm mạc dạ dày và tá tràng, như saponin, tanin, alcaloid và anthra-glucozit… Những hoạt chất này có khả năng kháng viêm, chống viêm tự nhiên và sát khuẩn chữa lành vết thương hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo 2 cách dưới đây để chữa đau thượng vị cụ thể:
Đun nước siro đường từ lá dạ cẩm khô
Chuẩn bị 7kg lá dạ cẩm khô, 2kg đường kính.
Lá dạ cẩm khô rửa sạch cho vào nổi, đổ nước ngập và đun, sôi thì nhỏ lửa đun thêm 15 phút bắc ra. Chắt nước bỏ bã thêm đường quấy đều cho tan để nguội cho vào chai đậy kín.
Bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 1 chén nhỏ(chén uống rượu) tầm 10-15g. Uống 2 lần/ngày trước ăn hoạt động dạ dày tiêu hoá tốt hơn.
Đun nước lá dạ cẩm khô
Nếu bạn muốn gia giam giảm vị ngọt mỗi lần uống bạn có thể tham khảo cách này.
Chuẩn bị lá dạ cẩm khô tầm 10-25g, mua tại các hiệu thuốc đông y có bán phổ biến.
Lá dạ cẩm khô rửa sạch cho vào nồi thêm tầm 700ml nước lọc. Đun đến khi sôi vặn nhỏ lửa thêm 15 phút tắt thì tắt bếp. Chắt lọc lấy nước bỏ lá bã, ruôn vào chai dùng dần. Mỗi lần uống thêm đường tùy ý. Chia thành 2-3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn hoặc khi thấy có cơn đau thượng vị.
2. Lá khôi tía giảm đau thượng vị hiệu quả
Lá khôi tía là một loại thảo dược có nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong lá khôi tía chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt cho niêm mạc dạ dày và tá tràng, như flavonoid, tanin và glycosid. Các hoạt chất này có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori – một trong những nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày tá tràng. Các hoạt chất này cũng có khả năng làm lành các vết loét, hạn chế tăng tiết axit và giảm nhu động ruột từ đó giảm đau thượng vị hiệu quả.
Cách dùng lá khôi tia giảm đau thượng vị dạ dày như sau:
Đây là cách đun lá khôi như dùng các thuốc nam phổ biến vẫn dùng, bạn có thể sự dụng lá khôi dưới dạng tươi hoặc khô đều được. Đun và uống nóng hằng ngày. Cụ thể như sau:
- Chuẩn bị 10g lá khôi tươi hoặc khô, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 700ml nước lọc.
- Đun đến khi sôi, thì vặn lửa liu riu đun tiếp 20-30 phút. Chắt lấy nước uống hằng ngày hoặc dùng các bình tích giữ ấm uống trong ngày.
- Nên uống vào buổi sáng tốt cho bệnh về tiêu hóa, dạ dày.
3. Mẹo chữa đau thượng vị bằng lá bàng
Một loại lá kahsc có thể giúp bạn giảm các cơn đau thượng vị nữa là lá bàng. Lá bàng là một loại lá cây có nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó phải kể đến tác dụng giảm các cơn đau thượng vị. Lá bàng có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lá bàng cũng giúp giảm các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu…
Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, trong lá bàng có chứa những hoạt chất: punicali, tanin, flavonoid, phytosterol,… có công dụng kháng viêm hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường ruột.
Hướng dẫn chi tiết cách làm nước sắc lá bàng như sau:
Bạn có thể rửa sạch 5 – 6 lá bàng tươi rồi đem đun với 1 lít nước. Sau khi đã sôi thì vặn lửa nhỏ rồi đun liu riu thêm 5 phút và tắt bếp. Như với các loại lá đã hướng dẫn bên trên, bạn có thể uống luôn hoặc rót ra bình tích giữ nhiệt uống trong ngày.
Sử dụng uống thay nước hàng ngày sẽ khiến triệu chứng đau thượng vị được thuyên giảm.
☛ Tìm hiểu thêm về: Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Thuốc Nam
4. Lá cây lược vàng chữa đau thượng vị tức thì
Tiếp đến trong list này là lá cây lược vàng. Theo như Đông y, lá cây lược vàng với vị chua nhẹ, tính mát. Do đó, lá được quy vào kinh phế và có tác dụng thanh nhiệt, bổ gan, lợi thủy, giải độc, nhuận phế, bổ huyết, tiêu viêm hay giúp chữa lành các tổn thương và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra, cây lược vàng có chứa một số vitamin nhóm B, steroid và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các hoạt chất này có tính kháng khuẩn và tác dụng chống viêm cao. Ngoài ra chúng còn có tác dụng giảm nhanh những triệu chứng của viêm loét dạ dày.
Cách sử dụng lá cây lược vàng để chữa đau thượng vị theo hướng dẫn sau:
Lấy 3 – 5 lá lược vàng đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào cối giã thật nhuyễn hoặc dùng máy say sinh tố và chắt lọc lấy phần nước cốt. Khi uống cho thêm 1 – 2 thìa mật ong. Uống sau bữa ăn sẽ giúp tình trạng đau thượng vị giảm đi đáng kể.
5. Lá bạc hà chữa đau thượng vị
Lá bạc hà được biết đến với khả năng kháng khuẩn chống viêm cực tốt bởi tinh dầu trong lá bạc hà có thể làm dịu các vùng thượng vị nhanh chóng bằng cách kích hoạt phản ứng ức chế cảm giác đau có tên là TRPM8. Mùi thơm của lá bạc hà có tác dụng làm các enzyme kích thích tiêu hóa, nhờ đó giúp cải thiện các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả.
Nghiên cứu chỉ ra, hoạt chất menthol trong lá bạc hà còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh như indomethacin và ethanol. Hít tinh dầu từ bạc hà cũng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn do những cơn đau thượng vị gây ra.
Một số cách giảm đau thượng vị từ lá bạc hà bạn có thể áp dụng như:
Uống trà bạc hà
Lấy 4-5 lá bạc hà đem rửa sạch, cho vào ấm và đổ nước vừa đun sôi vào, đậy kín nắp khoảng 5 phút. Chắt lấy nước và uống như trà bình thường.
Mỗi ngày bạn có thể pha 2-3 ấm trà như vậy để uống.
Nhai trực tiếp lá bạc hà
Nếu bạn bị cơn đau thượng vị đến bất chợt. Hãy lấy 1-2 lá bạc hà rửa sạch và nhai trực tiếp sẽ thấy các triệu chứng khó chịu biến mất nhanh chóng.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm chia sẻ thì lại một số người hợp với lá này, một số lại không mà lại có tác dụng ngược lại. Bạn nên cân nhắc thử trước khi áp dụng nhé.
6. Bất ngờ với lá trầu không chữa đau thượng vị
Lá trầu là đầu câu truyện, được biết đến trong tập tục têm trầu cau của các cụ. Bên cạnh đó, lá trầu không cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da.
Lý do có thể giải thích theo đông y là trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí. Chính vì thế lá trầu dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay…
Còn theo tây y, trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày trong trường hợp trào ngược dạ dày. Tiếp nữa trong lá trầu không có chứa chất tanin, có tác dụng se lành vết thương, vết loét niêm mạc dạ dày rất tốt trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng.
Chính nhờ những tác dụng nói trên mà lá trầu không là một trong những lá cây chữa đau thượng vị được nhiều người tìm đến. Các cơn đau thượng vị chủ ý liên quan đến tình trạng tiêu hóa kém, hay có thể do trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
Bạn có thể sử dụng lá trầu không như sau:
Dùng dạng nước ép lá trầu không: Bạn có thể rửa sạch 10 – 15 lá trầu không tươi rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước. Sau khi xay nhuyễn, bạn có thể lọc lấy nước ép và uống. Bạn nên uống nước ép lá trầu không trước khi ăn khoảng 30 phút để giúp tiêu hóa tốt hơn.
Uống trà lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, vò nát, hãm với nước sôi, chắt lấy nước uống thay trà hàng ngày. Người bệnh cũng có thể đun sôi với nước khoảng 5 phút rồi uống là được. Bạn nên uống trà lá trầu không sau khi ăn khoảng 30 phút để giúp làm dịu dạ dày.
7. Chữa đau thượng vị hiệu quả bằng lá hoàn ngọc
Lá cây thứ 7 trong list này phải nhắc tới lá hoàn ngọc. Theo nghiện cứu, lá cây hoàn ngọc có ba tác dụng dược lý: kháng khuẩn, kháng nấm, phân hủy protein và hỗ trợ bảo vệ gan.
Trong đó công dụng kháng khuẩn của lá hoàn ngọc được biết có hiệu quả trên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn HP trong dạ dày, làm giảm yếu tố tấn công hình thành vết loét, từ đó giảm triệu chứng đau thượng vị.
Cách dùng lá hoàn ngọc chữa đau thượng vị như sau:
Nhai lá hoàn ngọc
Mỗi ngày hái 6 lá hoàn ngọc đem về rửa sạch, nhai sống lá hoàn ngọc kèm với 1 ít muối hột để dễ ăn hơn. Cách này nên dùng đều đặn và liên tục. Dùng liên tục trong 1 tháng sẽ thấ giảm hẳn chứng đau thượng vị.
Uống nước ép lá cây hoàn ngọc
Hái khoảng 20 lá hoàn ngọc đem về rửa sạch, cho vào máy xay với 100ml nước rồi xay nhuyễn, đem lọc bỏ bã, lọc lấy nước uống.
Uống nước sắc từ lá hoàn ngọc
Dùng lá hoàn ngọc sắc lấy nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Người đau thượng vị phải uống liền trong 2 tuần mới đem lại hiệu quả cao.
Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên và theo dõi tình trạng của bệnh. Nếu triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chúc bạn mau khỏe!