Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có thể tiến triển thành các biến chứng phức tạp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng gastosic.vn tìm hiểu tất tần tật về bệnh đau dạ dày qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Đau dạ dày (Đau bao tử) là gì?
Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) là tình trạng dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, đau dạ dày xuất hiện không phải do dạ dày bị tổn thương mà đây còn là biểu hiện của sự rối loạn vận động dạ dày, hoặc tăng tiết acid dạ dày quá mức.
Đau dạ dày gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, nóng rát vùng thượng vị (vùng bụng phía trên rốn và phía dưới mũi xương ức). Đôi khi, cơn đau có thể lan sang bên trái hoặc bên phải, thậm chí là lan ra sau lưng. Cảm giác khó chịu này thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trường hợp đau dạ dày kéo dài và nghiêm trọng, cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm đối với người bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Đau thượng vị lan ra sau lưng có nguy hiểm?
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày. Việc xác định đúng nguyên nhân gây đau dạ dày là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là 5 nhóm nguyên nhân gây đau bao tử thường gặp nhất.
Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thường gặp nhất trên lâm sàng. Đây là vi khuẩn đặc biệt, chúng có khả năng sinh sống và phát triển trong môi trường pH thấp như dịch vị dạ dày. Trong quá trình phát triển, vi khuẩn HP giải phóng enzyme và chất độc gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến sưng viêm và hình thành các ổ loét. Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, có thể là do thói quen ăn uống thiếu vệ sinh, tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn.
Thói quen ăn uống, lối sống thiếu khoa học
Đau bao tử có thể xuất phát từ chính thói quen lối sống, và chế độ ăn uống hàng ngày. Chế độ ăn uống thất thường có thể gây rối loạn chức năng vận động và tăng áp lực cho dạ dày. Một số thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể kể đến như:
- Thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc hoặc ăn quá khuya.
- Ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất béo no như đồ chiên rán, cay nóng, và các thực phẩm muối chua.
- Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Uống nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia,…
- Hút thuốc lá
- Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc,…
Căng thẳng tâm lý kéo dài
Căng thẳng tâm lý hay stress kéo dài cũng là một nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến. Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, dạ dày, gây cồn cào, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đau dạ dày đều do stress gây ra nhưng stress có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, lâu dài sẽ dẫn đến viêm dạ dày.
Lạm dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc một cách lạm dụng cũng là một nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp. Đặc biệt là các loại thuốc giảm đau chống viêm như NSAID (Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam,…) hay Corticoid (Dexamethason, Betamethason,…). Những nhóm thuốc này có thể gây tổn hại lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid và vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Nguyên nhân từ các bệnh lý
Đau dạ dày cũng có thể khởi phát từ một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm ruột, viêm túi mật, hội chứng ruột kích thích, ung thư dạ dày,… Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể là biến chứng của bệnh lý tại tuyến giáp do đây là tuyến điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Đối tượng nào dễ mắc đau dạ dày?
Ai cũng có thể bị mắc đau dạ dày, tuy nhiên dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc đau dạ dày cao hơn:
- Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích,…
- Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, đồ muối chua, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Lạm dụng các thuốc giảm đau chống viêm như NSAID (Ibuprofen, Diclophenac, Meloxicam,…), Corticoid (Dexamethasone, Betamethasone,…)
- Người có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như thường xuyên bỏ bữa, ăn quá khuya,…
- Căng thẳng, stress quá mức, thiếu cân bằng thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi,…
- Người có vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm túi mật, xuất huyết dạ dày,…
Nhận biết bị đau dạ dày qua triệu chứng!
Dưới đây là một số triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo đau bao tử mà người bệnh không nên bỏ qua:
Đau vùng thượng vị
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất khi mắc bệnh đau bao tử. Người bệnh thường có cảm giác đau vùng bụng phía trên rốn và phía dưới mũi xương ức, cảm giác đau này lúc âm ỉ, lúc dữ dội gây nhiều khó chịu. Đôi khi, cơn đau có thể lan sang hai bên và lan ra sau lưng.
Người bị đau dạ dày do viêm loét dạ dày thường xuất hiện cơn đau thượng vị sau khi ăn no. Cơn đau có thể khởi phát khi thời tiết thay đổi. Nếu tình trạng này kéo dài, cơn đau chuyển thành mạn tính gây đau triền miên cho người bệnh.
Ợ hơi, ợ chua
Đau dạ dày thường đi kèm với ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, cùng với việc dạ dày tăng tiết acid quá mức gây kích thích cơ thắt thực quản, gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực.
Đầy bụng, khó tiêu
Khi dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa kém dần khiến cho thức ăn không được tiêu hóa kịp thời. Đó là lý do người bệnh đau dạ dày thường có cảm giác đầy chướng bụng, bí bách, chán ăn,…
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn cũng là một dấu hiệu thường gặp của bệnh đau bao tử. Buồn nôn và nôn là hệ quả của việc dạ dày không tiêu hóa được thức ăn. Một số trường hợp đau dạ dày nghiêm trọng, người bệnh nôn nhiều, ảnh hưởng đến khẩu vị, tổn thương thực quản, niêm mạc hầu họng, mất nước,…
Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng thường gặp nhất của đau dạ dày mạn tính. Khi đó, lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, gây chảy máu vào trong lòng dạ dày. Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đi ngoài phân đen… Trường hợp xuất huyết cấp tính, người bệnh có thể nôn ra máu tươi, sốc mất máu,…
Thủng dạ dày
Đau dạ dày kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thủng dạ dày. Khi biến chứng này xảy ra, người bệnh có cảm giác đau vùng thượng vị dữ dội, cơ bụng căng cứng, da xanh tái, tứ chi lạnh, toát mồ hôi, tụt huyết áp,…
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm và khó lường nhất của đau dạ dày. Do triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày không điển hình nên hầu hết người bệnh khi phát hiện ung thư dạ dày đều đã ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị thành công thấp.
Cách chẩn đoán đau dạ dày chính xác
Để chẩn đoán đau dạ dày chính xác cũng như xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đau dạ dày, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Qua thăm khám, đặt câu hỏi về tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định cho bệnh nhân các phương pháp chẩn đoán phù hợp như nội soi dạ dày thực quản, chụp X-quang, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm tìm vi khuẩn HP,…
Phương pháp điều trị đau dạ dày
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng trong điều trị đau dạ dày. Qua thăm khám xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau dạ dày người bệnh có thể tham khảo áp dụng:
Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc là phương pháp điều trị đau dạ dày phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh việc lạm dụng thuốc hoặc gặp các tác dụng không mong muốn. Một số nhóm thuốc được được chỉ định trong điều trị đau dạ dày có thể kể đến như:
- Thuốc trung hòa acid dịch vị: Thuốc có chứa Nhôm hydroxit, Magie hydroxit hoặc Natri bicarbonate,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole,…
- Thuốc ức chế histamin H2: Cimetidin, Famotidin,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfat, Bismuth,…
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin,…
Điều chỉnh thói quen, lối sống
Thay đổi thói quen lối sống chính là một biện pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau bao tử, cũng như phòng ngừa cơn đau tái phát trở lại. Một số lưu ý trong thói quen ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh đau dạ dày:
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không ăn khuya.
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, đồ muối chua, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp,…
- Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, ngừng hút thuốc lá.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái.
- Duy trì thói quen vận động thể chất, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Ngưng sử dụng các loại thuốc gây kích ứng dạ dày như NSAID, Corticoid,… trong thời gian điều trị đau dạ dày.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp cách giảm đau dạ dày hiệu quả!
Kết hợp Gastosic – giảm đau dạ dày hiệu quả, an toàn
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, người bệnh đau dạ dày có thể kết hợp sử dụng viên uống Gastosic – giải pháp 100% từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả lâu dài và an toàn cho sức khỏe!
Gastosic là sự kết hợp của Nano Curcumin (tinh chất Nghệ vàng siêu sinh khả dụng được chuyển giao công nghệ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cùng với 8 thảo dược quý trong tự nhiên mang đến 3 tác động chuyên biệt:
- Hỗ trợ giảm đau, chống viêm, đồng thời kích thích quá trình tiêu hóa, đẩy lùi cơn đau dạ dày hiệu quả.
- Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, giảm kích kích thần kinh lên dạ dày thực quản, ngăn ngừa khởi phát cơn đau dạ dày vào ban đêm.
- Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, từ đó giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát dạ dày,…
Ba cơ chế này cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày của người Việt”. Do đó, sản phẩm đem đến hiệu quả vượt trội, lâu bền mà an toàn cho sức khỏe người dùng.
Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và đang được phân phối rộng rãi tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên cả nước.
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN GASTOSIC UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua sản phẩm Gastosic giá niêm yết giao tận nhà TẠI ĐÂY
Câu hỏi thường gặp khi bị bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày có lây không?
Không ít người đặt ra câu hỏi rằng, không biết liệu đau dạ dày có lây không. Thực tế, khả năng lây lan của đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, thường chỉ có đau dạ dày do vi khuẩn HP mới lây nhiễm. Do cấu tạo sinh lý đặc biệt, vi khuẩn HP có thể tồn tại và sinh sống trong điều kiện khắc nghiệt và dễ dàng lây sang người khác qua các con đường khác nhau như miệng – miệng, phân – miệng,…
Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Người bệnh đau dạ dày nên ăn một số thực phẩm sau:
- Chuối: Thành phần của chuối có chứa chất giúp kích thích tiêu hóa, đồng thời trung hòa acid dịch vị giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày
- Mật ong và nghệ: Có tác dụng trung hòa acid, chống viêm, giảm đau hiệu quả khi bị đau dạ dày.
- Sữa chua: Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp hỗ trợ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Nước dừa: Nước dừa có chứa các vitamin khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, đau dạ dày nên kiêng một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm cay nóng: Do chúng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày gây khởi phát các cơn đau trở lại.
- Thực phẩm giàu chất béo: Đồ ăn nhiều chất béo no như đồ chiên rán, xào nấu,… khó tiêu hóa, hấp thu kém dẫn đến đầy bụng, khó tiêu,…
- Đồ muối chua: Đồ muối chua hoặc lên men như dưa muối, cà muối, kim chi,… có nồng độ acid cao gây kích ứng niêm mạc dạ dày khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia: Rượu bia và các chất kích thích làm tăng kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày.
☛ Tham khảo thêm tại: Món ăn tốt cho người đau dạ dày được chuyên gia bật mí!
Phòng ngừa đau dạ dày như thế nào?
Để phòng ngừa đau dạ dày tái phát trở lại, người bệnh cần tự xây dựng cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, uống đủ nước, tăng cường vận động thể chất,… Bên cạnh đó, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng stress kéo dài gây khởi phát cơn đau.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chủ động đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để theo dõi tình trạng sức khỏe, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh đau dạ dày và các biện pháp điều trị, phòng ngừa. Mặc dù đây là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/cac-benh-ly-thuong-gap-cua-dau-da-day-va-bien-phap-dieu-tri-169231211150043897.htm
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis
- https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/4167-abdominal-pain