Viêm loét hành tá tràng được điều trị như nào? Bài viết này trình bày chi tiết về điều trị loét hành tá tràng với các mức độ và nguyên nhân khác nhau. Cùng đọc để rõ những chỉ định của bác sĩ nhé.
Nội dung bài viết
Viêm loét hành tá tràng có chữa được không?
Loét tá tràng là một phần của tình trạng bệnh rộng hơn được phân loại là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh này đề cập đến vị trí dễ bị viêm loét – hành tá tràng – phần đầu tiên của tá tràng có cấu tạo hơi phình to như củ hành tây. (☛ Tìm hiểu thêm: Hành tá tràng nằm ở vị trí nào ?)
Hành tá tràng là điểm tiếp nhận đầu tiên thức ăn chuyển từ dạ dày xuống ruột non để tiêu hóa. Tại đây, hành tá tràng phải tiếp xúc trực tiếp với dịch vị dạ dày, có nồng độ axit cao, dễ bị gây kích ứng và tổn thương niêm mạc hành tá tràng.
Loét xảy ra do tổn thương bề mặt niêm mạc hành tá tràng lan ra ngoài lớp bề mặt. Tổn thương này lại tiếp tục bị axit dạ dày và các enzym tiêu hóa ăn mòn. Điều này dẫn đến vết loét hở và liên tục bị kích thích bởi axit. Nếu không được điều trị, chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu tại vết loét (xuất huyết hành tá tràng). Theo thời gian, vết loét này sâu hơn có thể phát triển thành lỗ rò thủng hoặc viêm sưng làm tắc nghẽn đường ra của dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn và ợ nóng. Trường hợp nặng hơn có thể nôn ra máu, đi tiêu phân đen.
Viêm loét hành tá tràng có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị sớm. Điều trị bệnh tùy thuộc biểu hiện của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán hoặc tiến triển của bệnh. Với từng trường hợp sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Để biết được chữa viêm loét hành tá tràng như nào đọc tiếp nội dung bên dưới để rõ hơn nhé.
☛ Tìm hiểu thêm: Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
Nguyên tắc điều trị loét hành tá tràng
Điều trị viêm loét hành tá tràng dựa trên mức độ bệnh được ghi nhận tại thời điểm chẩn đoán. Những bệnh nhân có biến chứng, bao gồm thủng hoặc chảy máu, có thể cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng tiết để giúp giảm lượng axit tiếp xúc với vùng bị loét và từ đó giúp giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Đối với những bệnh nhân có tiền sử sử dụng NSAID, bước đầu tiên là khuyên bệnh nhân tránh sử dụng NSAID vì đây không chỉ là nguyên nhân có thể xảy ra mà còn là nguyên nhân khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Việc cai thuốc lá và rượu cũng được khuyến khích vì những điều này cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Thuốc chống tiết bao gồm thuốc đối kháng thụ thể H2 cũng như thuốc ức chế bơm proton. Thời gian điều trị rất khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng hiện tại, mức độ nghi ngờ tuân thủ điều trị cũng như nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân không cần điều trị kháng tiết dài hạn sau khi điều trị H. pylori, sau khi xác nhận đã tiệt trừ và nếu họ vẫn không có triệu chứng. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm H. pylori phải được điều trị ba thuốc (hai loại kháng sinh và một thuốc ức chế bơm proton) và phải xác nhận loại trừ vi khuẩn này.
Cùng xem cụ thể phác đồ điều trị loét hành tá tràng theo bộ y tế ở mục tiếp theo.
Phác đồ điều trị loét hành tá tràng bộ y tế
Sau khi đã thực hiện các chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng nhằm xác định đúng bệnh đúng nguyên nhân thì sẽ áp theo phác đồ điều trị theo nguyên nhân gây viêm loét. Có 2 dạng loét dạ dày phổ biến cần được xem xét là loét do dương tính với HP và loét do dùng thuốc NSAID, đồng thời cần theo dõi ngăn ngừa cũng như điều trị các biến chứng liên quan đến loét.
Điều trị viêm loét hành tá tràng do sử dụng thuốc NSAID
Một trong những nguyên nhân gây loét hành tá tràng là do dùng thuốc kháng viêm NSAIDs (Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs).
Prostaglandin đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển niêm mạc bảo vệ ở đường tiêu hóa, bao gồm niêm mạc dạ dày và ruột non. Quá trình sinh tổng hợp của chúng được xúc tác bởi enzyme cyclooxygenase (COX), tồn tại ở hai dạng đồng phân là COX-1 và COX-2.
NSAID thể hiện tác dụng điều trị bằng cách ức chế con đường COX-1 và COX-2. Việc sử dụng lặp lại các NSAID làm giảm đáng kể và kéo dài lượng prostaglandin dẫn đến dễ bị tổn thương niêm mạc. Nó được cho là một trong những yếu tố sinh lý bệnh chính dẫn đến sự phát triển của loét tá tràng. Các nguyên nhân thứ phát khác gây loét tá tràng có thể hoạt động thông qua các cơ chế cơ bản khác nhau. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng thường là tổn thương niêm mạc tái phát khiến mô bị loét hoặc tăng lượng axit mà niêm mạc tiếp xúc, từ đó gây tổn thương mô.
Cụ thể phác đồ cho trường hợp này như sau:
- Nếu không bị nhiễm H. pylori và đang sử dụng thuốc chống viêm, bạn sẽ cần phải ngừng dùng thuốc hoặc thay thế loại thuốc khác. Việc cân nhắc thay thế hay ngừng dùng thuốc kháng viêm liên quan đến bệnh đang trị cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc ức chế COX-2 thường được sử dụng thay cho NSAID không chọn lọc để giảm nguy cơ loét và biến chứng. Tuy nhiên cần cân nhắc liều lượng phù hợp.
- Cần phải dùng kết hợp thuốc giảm sản xuất axit trong dạ dày.
Điều trị viêm loét hành tá tràng có nhiễm HP
Vi khuẩn H.pylori xâm nhập và viêm dai dẳng dẫn đến lớp bề mặt niêm mạc bị suy yếu khiến dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Một lý thuyết thứ cấp xem xét khả năng H. pylori cũng có thể làm tăng sản xuất axit thông qua các cơ chế gây viêm, làm trầm trọng thêm tổn thương ban đầu do nhiễm trùng và tổn thương ban đầu do axit gây ra.
Nếu vết loét là do H pylori gây ra, phương pháp điều trị thông thường là điều trị ba lần. Cụ thể liên quan đến việc dùng 2 loại thuốc kháng sinh diệt khuẩn HP và thuốc giảm axit.
- Điều trị lần đầu: có thể lựa chọn 1 trong 3 phác đồ. Cụ thể: phác đồ nối tiếp, phác đồ 4 thuốc có Bismuth và phác đồ 4 thuốc không có Bismuth.
- Điều trị lần 2: Đây là phác đồ được thực hiện sau khi đã thất bại 1 lần: sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth nếu trước đó chưa điều trị với phác đồ này. Hoặc nếu đã sử dụng phác đồ 4 thuốc này ở phác đồ điều trị đầu tiên nhưng thất bại, thì chọn phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin.
- Điều cứu vãn: Đây là phác đồ được thực hiện sau khi đã thất bại 2 lần. Lúc này cần nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp.
Cụ thể chi tiết các phác đồ như sau:
- Phác đồ 3 thuốc: Nhóm thuốc PPI, nhóm thuốc kháng sinh: Amoxicilline và Clarithromycin. Phác đồ 3 thuốc được áp dụng từ 7-14 ngày
- Phác đồ 3 thuốc có chứa Levofloxacin: Nhóm thuốc PPI, nhóm thuốc kháng sinh: Amoxicillin và Levofloxacin
- Phác đồ nối tiếp: Phác đồ này chia thành 2 giai đoạn nối tiếp nhau kéo dài 10 ngày, cụ thể:
- 5 ngày đầu: Nhóm thuốc PPI, thuốc kháng sinh: Amoxicillin.
- 5 ngày sau: Nhóm thuốc PPI, thuốc kháng sinh: Clarithromycin + Tinidazole.
- Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: Nhóm thuốc PPI, nhóm thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Clarithromycin và Metronidazol hoặc dùng Tinidazole.
- Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: gồm có: Nhóm thuốc PPI, nhóm thuốc kháng sinh: Metronidazol, Tetracyclin và Bismuth.
Điều trị viêm loét hành tá tràng kèm biến chứng – loét phức tạp
Các biến chứng của loét hành tá tràng tương đối hiếm gặp nhưng có thể rất nghiêm trọng nếu xảy ra.
Chảy máu trong – Xuất huyết hành tá tràng
Trường hợp này có thể xảy ra khi vết loét phát triển ở vị trí mạch máu. Với loét hành tá tràng, đặc biệt nghiêm trọng khi vị trí loét ở thành sau. Vị trí này gần động mạch chủ của dạ dày – tá tràng, cần phải phát hiện sớm tránh chảy máu vì nếu cháy màu sẽ dẫn đến chảy máu ồ ạt khó cầm.
Dấu hiệu rõ rệt với trường hợp này là:
- Với chảy máu chậm, rỉ máu có thể gây mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt và tim đập nhanh.
- Với chảy máu nhanh và nghiêm trọng có thể khiến bạn nôn ra máu hoặc đi đại tiện có màu đen, dính và giống như nhựa đường.
Những trường hợp này cần phải được cấp cứu cầm máu càng sớm càng tốt. Nội soi dạ dày sẽ được sử dụng để xác định nguyên nhân gây chảy máu và cầm máu. Một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật để sửa chữa mạch máu bị ảnh hưởng. Truyền máu cũng có thể cần thiết để thay thế lượng máu bạn đã mất.
☛ Tham khảo chi tiết: Xuất huyết hành tá tràng
Biến chứng loét thủng
Một biến chứng hiếm gặp hơn là vết loét bị nứt rò tạo vết thủng trên thành niêm mạc hành tá tràng. Điều này có thể rất nghiêm trọng vì nó tạo điều kiện cho vi khuẩn sống trong dạ dày thoát ra ngoài và lây nhiễm vào niêm mạc bụng- còn được gọi là viêm phúc mạc.
Với trường hợp này, nhiễm trùng có thể nhanh chóng lan vào máu (nhiễm trùng huyết) trước khi lan sang các cơ quan khác. Điều này có nguy cơ gây suy đa cơ quan và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm phúc mạc là đau bụng đột ngột và ngày càng nặng hơn. Cần chú ý phân biệt triệu chứng lâm sàng kết hợp với nội soi dạ dày để điều trị kịp thời.
Đây là một cấp cứu y tế cần phải nhập viện ngay lập tức. Trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật.
Tắc nghẽn đường ra dạ dày
Trong một số trường hợp, vết loét hành tá tràng bị viêm (sưng) hoặc có sẹo có thể ngăn cản thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa. Điều này được gọi là tắc nghẽn đường ra dạ dày.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Nôn mửa lặp đi lặp lại, với lượng nôn mửa lớn có chứa thức ăn khó tiêu
- Cảm giác đầy hơi hoặc đầy bụng dai dẳng
- Cảm thấy rất no sau khi ăn ít thức ăn hơn bình thường
- Giảm cân không chủ ý
Nội soi dạ dày có thể được sử dụng để xác nhận sự tắc nghẽn. Nếu tắc nghẽn là do viêm, có thể sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc đối kháng thụ thể H2 để giảm nồng độ axit dạ dày cho đến khi tình trạng sưng tấy giảm bớt.
Nếu tắc nghẽn do mô sẹo gây ra, có thể cần phải phẫu thuật để điều trị, mặc dù đôi khi có thể điều trị bằng cách đưa một quả bóng nhỏ qua ống nội soi và bơm phồng lên để mở rộng vị trí tắc nghẽn.
Đọc tiếp nội dung bên dưới để rõ hơn những lưu ý trong việc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng nhé.
Những lưu ý giúp chữa viêm loét hành tá tràng đạt hiệu quả
Để quá trình chữa viêm loét hành tá tràng đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý đến các điểm sau:
Tuân thủ phác đồ điều trị
Khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và kê đơn thuốc phù hợp. Cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Bạn nên uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian, không ngừng thuốc khi chưa hết liệu trình. Tuyệt đối không tự ý thay đổi hoặc dùng thêm các loại thuốc khác.
Thực hiện tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ.
Thay đổi lối sống
Một trong những chỉ định của bác sĩ cần phải thực hiện nữa là thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống như tránh ăn cay, nóng, chua, uống rượu, hút thuốc, căng thẳng, và hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
Cần kết hợp thay đổi này song song với quá trình điều trị và kéo dài ngay cả khi đã điều trị thành công.
Cụ thể của việc thay đổi lối sống bao gồm:
- Bỏ rượu bia, thuốc lá, cafe
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm cần tham khảo ý kiến bác sĩ
- Nên ăn uống đủ chất, cân bằng, tránh các thực phẩm cay, nóng, chua, mặn, nhiều dầu mỡ
- Nên ăn nhỏ, ăn nhiều bữa, không ăn quá no, không ăn quá đói và không ăn trước khi đi ngủ
- Thường xuyên rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh bị nhiễm vi khuẩn HP
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch và nấu chín trước khi ăn
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Kiểm soát căng thẳng bằng sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý
Tham khảo thêm Gastosic hỗ trợ điều trị ngăn ngừa tái phát
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, thay đổi lối sống, bạn nên tham khảo thêm sản phẩm gastosic để hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như ngăn ngửa tái phát viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Viên uống Gastosic là thành quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người viêm loét dạ dày tá tràng. Sản phẩm giúp giảm nhẹ triệu chứng, ức chế vi khuẩn HP, thúc đẩy quá trình lành loét, nhờ đó phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Viên uống Gastosic là sự kết hợp của Nano Curcumin (chiết xuất nghệ vàng siêu sinh khả dụng) và 8 loại thảo dược quý gồm có Cam thảo, Hoàng liên, Trần bì, Ngô thù du, Cúc La Mã, Thương truật, Gừng và Hậu phác mang đến 3 tác động:
- Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, hạn chế các kích thích thần kinh lên dạ dày – thực quản, từ đó ngăn ngừa cơn đau dạ dày tái phát do căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ.
- Hỗ trợ chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, qua đó làm giảm đau rát, giảm đầy bụng khó tiêu.
- Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau dạ dày,…
Với cơ chế tác dụng đa chiều cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày của người Việt”. Đặc biệt, Gastosic có chứa Nano Curcumin được chuyển giao công nghệ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, với khả năng hấp thu lên đến 99%, đem đến hiệu quả tác dụng gấp 40 lần so với công thức sử dụng chiết xuất nghệ thông thường
Hiện nay, Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Sản phẩm được tin tưởng và lựa chọn phân phối tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee Ở ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki Ở ĐÂY
Bài viết là thông tin về chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng theo khuyến cáo của Bộ y tế. Lưu ý, các thông tin bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hay điều trị y khoa. Bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557390/
- https://www.healthline.com/health/duodenal-ulcer
- https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/complications/