Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là phương pháp đơn giản được nhiều người áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng và các cách chữa bằng lá tía tô cho người trào ngược hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
Tác dụng của lá tía tô với người trào ngược dạ dày
Lá tía tô không còn quá xa lạ đối với người dân Việt, chúng thường được dùng để ăn kèm với các món ăn. Trong Đông y, lá tía tô vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ có công dụng làm lành nhanh niêm mạc, chống viêm, giải độc,… nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, hô hấp,… Còn theo y học hiện đại, trong thành phần của lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất như acid rosmarinic, quercetin, tanin, hydrocarbon, glucosid,… có tác dụng làm lành nhanh các tổn thương, giảm dịch vị trong dạ dày, chống viêm. Đồng thời, hàm lượng vitamin C trong lá tía tô rất cao giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.
Một số tác dụng của lá tía tô đối với người bị trào ngược dạ dày, cụ thể như:
- Giảm viêm và kháng khuẩn: Hợp chất trong lá tía tô có tính chất chống viêm và kháng vi khuẩn, giúp làm giảm viêm loét và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm dạ dày.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Lá tía tô có thể kích thích tiết dịch tiêu hóa, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này có thể giảm bớt triệu chứng khó tiêu, đầy bụng của bệnh trào ngược dạ dày.
- Giảm tình trạng co thắt cơ: Lá tía tô có khả năng làm giãn các cơ trơn, bao gồm cơ thực quản và cơ dạ dày. Điều này có thể giúp giảm tình trạng co thắt cơ và các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị do trào ngược dạ dày gây ra.
- Chống oxi hóa: Các chất chống oxi hóa như axit rosmarinic và flavonoid, có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản khỏi tổn thương do các tác nhân gây viêm từ việc trào ngược acid dạ dày.
☛ Tham khảo thêm: Chứng trào ngược dạ dày thực quản
5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Dưới đây là cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô mà bạn có thể tham khảo và thực hiện dễ dàng tại nhà.
Uống nước lá tía tô
Uống nước tía tô là cách đơn giản nhất để cải thiện triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Cách làm rất đơn giản:
- Chuẩn bị khoảng một nắm lá tía tô tươi.
- Rửa lá tía tô với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, đảm bảo không còn chất bảo quản hoặc thuốc trừ sâu.
- Cho một nồi nước lên bếp rồi đun sôi rồi thêm lá tía tô vào nồi.
- Đun nước tía tô trong khoảng 5-10 phút để cho chất dinh dưỡng hòa với nước. Sau đó, tắt bếp và để nguội.
- Lọc bỏ lá, chắt lấy nước tía tô trong và uống trực tiếp.
- Để có hiệu quả tốt, bạn nên uống một cốc nước tía tô vào buổi sáng trước khi ăn sáng hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Ăn lá tía tô trực tiếp
Cách thực hiện như sau:
- Ngâm và rửa lá tía tô với nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Khi thấy có biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thì bạn chỉ cần lấy vài lá tía tô với chút muối tinh rồi nhai nát và nuốt.
- Thực hiện cách này vài lần để làm giảm triệu chứng.
- Ngoài ra, người bệnh có thể ăn kèm lá tía tô với các món ăn khác như một loại rau sống.
Lá tía tô kết hợp gừng
Lá tía tô có tính chất chống viêm và chống oxi hóa, trong khi đó gừng có khả năng làm dịu và làm giảm viêm. Khi kết hợp lá tía tô và gừng có thể giúp làm giảm viêm và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày như đau thắt ngực, cảm giác đắng miệng và nôn mửa.
Cách thực hiện như sau:
- Lá tía tô đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, gừng cạo vỏ và rửa sạch, thái lát mỏng.
- Đun ấm nước sôi rồi cho tía tô và gừng vào, vặn nhỏ lửa đun khoảng 10-15 phút.
- Lọc bỏ phần bã, lấy nước rồi uống trực tiếp khi còn ấm.
- Thực hiện 2 lần/ ngày, kiên trì liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
Tạo các món ăn khác từ lá tía tô
Bạn có thể sử dụng lá tía tô để chế biến thành những món ăn ngon hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
Cá hấp tía tô
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2-3 miếng cá (loại cá tuỳ ý).
- 8-10 lá tía tô tươi.
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch cá để loại bỏ mùi tanh, rửa sạch lá tía tô để loại bỏ bụi bẩn.
- Chuẩn bị một nồi hấp cách thủy, đặt lá tía tô ở đáy.
- Cho miếng cá vào nồi, rắc thêm chút gia vị và đặt thêm lá tía tô lên miếng cá.
- Đậy nắp kín, hấp cá tía tô trong 20 phút cho đến khi thịt chín mềm.
- Cho cá ra đĩa rồi thưởng thức khi còn ấm.
Canh sườn tía tô
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 300g sườn heo, cắt thành miếng nhỏ.
- 10-15 lá tía tô tươi.
- 1 củ hành tím, 2-3 tép tỏi băm nhuyễn.
Hướng dẫn cách làm:
- Đun một nồi nước sôi, cho thêm sườn heo và trần khoảng 2-3 phút để loại bỏ tạp chất và bọt, rửa lại sườn với nước sạch.
- Tiếp theo, bắc nồi lên bếp rồi thêm hành tím, tỏi băm, sườn heo, gia vị vào và khuấy đều để sườn được thấm.
- Cho nước sạch vào nồi rồi đun khoảng 30-35 phút cho sườn chín mềm.
- Rửa sạch lá tía tô, thái nhỏ rồi cho vào nồi canh.
- Nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị của bạn rồi tắt bếp.
- Múc ra bát rồi thưởng thức với cơm trắng.
Cháo lá tía tô
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 bát gạo.
- 2-3 củ hành tím, băm nhuyễn.
- 5-6 lá tía tô tươi.
- 50g thịt lợn xay.
Hướng dẫn cách làm:
- Vo gạo thật kĩ rồi cho vào nồi, cho lượng nước gấp 2-3 lần so với nấu cơm rồi bật bếp nấu cho đến khi chín.
- Thịt lợn cho vào xào với hành tím, thêm gia vị cho vừa miệng.
- Đợi đến khi cháo chín thì cho thịt lợn vào khuấy đều, đun thêm khoảng 5 phút.
- Rửa sạch lá tía tô, thái nhỏ.
- Cho lá tía tô vào bát rồi múc cháo lên, trộn đều rồi thưởng thức khi còn ấm nóng.
☛ Xem thêm: Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Bài thuốc kếp hợp tía tô cùng các thảo dược khác
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng lá tía tô kết hợp với các thảo dược khác như:
Bài thuốc 1
Bài thuốc này thích hợp cho những người gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ngực đầy trướng.
Chuẩn bị: Đương quy (12g), trần bì (12g), bạch thược (12g), đảng sâm (12g), sinh khương (8g), xuyên khung (8g), đại phúc bì (8g) và tía tô(8g), cam thảo (4g). Cho các nguyên liệu trên vào nồi nước, sắc cho đến khi còn 1/3 lượng nước ban đầu. Chắt lấy nước cốt uống khi còn ấm. Mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Bài thuốc 2
Bài thuốc phù hợp cho những người gặp phải các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tâm hạ đầy trướng, chán ăn, mệt mỏi.
Chuẩn bị: Tang bạch bì (12g), đại phúc bì (12g), phục linh (12g), sinh khương (12g),cát cánh (12g), thảo quả (4g), chích cam thảo (4g) và ngũ vị tử (4g), tía tô (8g). Cho tất cả các thảo dược trên vào ấm rồi đổ nước vào đun. Khi sôi thì bật nhỏ bếp rồi đun cho đến khi còn 1/3 lượng nước ban đầu. Chắt lấy nước cốt cho ra chút muối vào. Uống mỗi ngày 1 thang.
☛ Tham khảo thêm: Bài thuốc đông y trị trào ngược dạ dày
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày
Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình chữa bệnh, bạn cần phải lưu ý một vài điều sau:
- Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô chỉ phù hợp với những người có triệu chứng nhẹ, mới chớm bệnh, có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Đối với trường hợp có những biểu hiện nặng hơn thì cần đế bệnh viện để thăm khám và điều trị.
- Không áp dụng cách chữa này đối với phụ nữ đang mang thai, người có cơ địa nhiều mồ hôi.
- Sử dụng lá tía tô với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,…
- Lá tía tô là dược liệu từ thiên nhiên nên dược tính thấp, hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng để thấy kết quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt để tránh khiến bệnh tiến triển nặng trong thời gian điều trị:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất. Hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, sử dụng các chất kích thích.
- Uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể.
- Ăn các thực phẩm mềm, loãng, dễ tiêu.
- Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Gastosic giải pháp riêng an toàn cho người trào ngược dạ dày
Gastosic là là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có chứa tinh nghệ Nano Curcumin (chuyển giao từ Viện Hàn Lâm & KHCN Việt Nam) với mục tiêu “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt Nam”, mang đến giải pháp toàn diện – lâu bền cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Sản phẩm kết hợp cùng 9 thảo dược chuyên biệt cho bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:
- Cúc La Mã, Thương Truật: Giúp làm dịu kích thích thần kinh lên thực quản dạ dày, ổn định thần kinh, mất ngủ, giảm căng thẳng…
- Hoàng Liên, Nano Curcumin, Cam Thảo: Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn HP dạ dày, làm lành vết loét.
- Hậu Phác, Ngô Thù Du, Gừng, Trần Bì: Hỗ trợ giảm tiết acid, trung hòa acid dịch vị, chống nôn, hỗ trợ tiêu hoá,…
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY