Chữa đau thượng vị có thể thực hiện bằng nhiều cách đơn giản mà vẫn đem lại hiệu quả tức thì. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng để chữa đau thượng vị tạm thời hiệu quả ngay lại dễ thực hiện!
☛ Xem trước: Đau rát thượng vị là gì?
Nội dung bài viết
Chườm ấm bụng
Chườm ấm bụng từ lâu đã được coi là một phương pháp để giảm đau thượng vị một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc này sẽ làm giãn các mạch máu, dạ dày giảm co bóp quá mức, từ đó cải thiện được đau thượng vị.
Người bệnh sử dụng túi chườm hoặc chai nước ấm (dưới 70 độ) đặt lên vùng thượng vị và nằm nghỉ khoảng 15-20 phút sẽ thấy giảm đau. Ngoài ra, chườm ấm còn làm giảm các cơn đau khác như đau bụng kinh, rối loạn tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu.
Hít thở đều
Căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây đau thượng vị. Người bệnh có thể thực hiện hít sâu thở đều để giảm cơn đau thượng vị tạm thời.
Điều cần làm là bạn phải giữ nhịp thở đều, hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng để tinh thần được thoải mái, thư giãn, giúp dạ dày giảm co bóp và tiết dịch vị.
Mật ong + nghệ
Mật ong và nghệ được biết đến với khả năng hỗ trợ chữa trị đau thượng vị và các vấn đề về tiêu hóa một cách tự nhiên và hiệu quả. Nghệ có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm nhờ thành phần Curcumin trong nghệ, có khả năng làm giảm viêm, làm dịu vùng thượng vị và giảm đau. Bên cạnh đó, mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, cung cấp các dưỡng chất và enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, mật ong còn có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tổn thương.
Người bệnh sử dụng 10g bột nghệ cùng với 2 thìa mật ong, pha với 100ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2-3 ly để cải thiện tình trạng đau thượng vị.
☛ Tham khảo thêm: Chữa đau thượng vị bằng mật ong
Uống nhiều nước ấm
Việc uống nước ấm giúp làm nóng cơ thể từ bên trong, tạo cảm giác thoải mái và giảm căng thẳng ở vùng bụng. Nước ấm cũng có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sự lưu thông trong hệ tiêu hóa, giúp cơ thể loại bỏ độc tố một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, uống nước ấm cũng giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc dạ dày và thượng vị, làm loãng dịch vị axit dạ dày, chất nhầy trong dạ dày để tiêu hóa thực phẩm và giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
Dùng gừng
Thành phần chính của gừng là Gingerol, có khả năng làm giảm viêm và dịu niêm mạc dạ dày. Gingerol cũng kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa thức ăn, cải thiện cảm giác chướng bụng, đầy hơi.
Gừng cũng có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn đi kèm với đau thượng vị. Sử dụng gừng có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong dạ dày, giảm viêm và làm dịu vùng niêm mạc thượng vị, từ đó giảm cảm giác đau và khó chịu.
Có rất nhiều cách dùng gừng để chữa đau thượng vị tạm thời. Bệnh nhân có thể sử dụng gừng tươi bằng cách thêm vào thức ăn, nấu canh, hoặc pha trà gừng với mật ong để uống.
Ăn bánh mì
Người bệnh bị đau thượng vị nên ăn bánh mỳ để giảm đau thượng vị tạm thời, nhanh chóng. Bánh mỳ có khả năng thấm hấp thụ axit trong dạ dày, giảm kích thích lên niêm mạc
Lưu ý nên lựa chọn bánh mỳ nguyên cám hoặc không chứa các thành phần gây dị ứng với người bệnh để tránh tăng cảm giác đau và kích ứng.
Uống nước dừa
Nước dừa có chứa các chất có khả năng cân bằng pH trong dạ dày, làm giảm viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, nước dừa giúp giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý: Người bệnh không nên uống quá nhiều nước dừa, chỉ nên uống 1 quả/ ngày. Phụ nữ có thai hoặc người bị huyết áp thấp không nên áp dụng phương pháp này.
Dùng lá bạc hà
Trong thành phần lá bạc hà chứa hoạt chất menthol và methyl salicylate có tác dụng làm giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng. Ngoài ra, lá bạc hà còn có tác dụng thư giãn, làm dịu niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản,…
Mỗi này uống một ly trà bạc hà sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng buồn nôn, nôn, nóng rát vùng ngực và cổ.
☛ Xem thêm: Lá cây chữa đau thượng vị dạ dày
Sử dụng thuốc không kê toa
Trong trường hợp người bệnh áp dụng những cách trên mà không đem lại hiện quả thì có thể sử dụng thuốc không kê toa để sử dụng. Một số loại thuốc không kê toa có tác dụng trung hòa axit dịch vị dạ dày, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc như: Phospholugel, Pepsane, Yumangel, Maalox, Gaviscon,… Sau khi uống thuốc, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau thượng vị được cải thiện hơn.
Mặc dù là thuốc không cần phải kê toa những để an toàn, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi sử dụng.
☛ Xem thêm: Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với viên uống Gastosic để cải thiện hiệu quả tình trạng đau thượng vị. Gastosic là sản phẩm chuyên biệt được nghiên cứu riêng cho hệ tiêu hóa người Việt. Sản phẩm tác động theo cơ chế gốc rễ của nguyên nhân gây nóng dạ dày, ợ hơi, ợ chua…Nhờ đó giúp giải quyết được căn nguyên gây bệnh, giảm nhanh các triệu chứng và ngăn tái phát trở lại.
Với sự kết hợp từ 9 loại thảo dược từ thiên nhiên đem lại công dụng vượt trội:
- Trung hòa acid dịch vị dạ dày: Hậu phác, Trần bì
- Phục hồi tái tạo vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản: Cam thảo, Nano Curcumin
- Chống viêm, ức chế HP và các loại vi khuẩn, nấm gây hại đường tiêu hóa khác: Hoàng liên, Ngô thù du, Nano Curcumin
- Tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày: Thương truật, Gừng
- Làm dịu kích thích lên thần kinh dạ dày, thực quản, giảm stress lo âu: Cúc La Mã
Đặc biệt, Gastosic là sản phẩm có chứa tinh nghệ Nano Curcumin (chuyển giao từ Viện Hàn Lâm & KHCN Việt Nam) – là dạng siêu hấp thu của hoạt chất Curcumin, giúp mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị gấp 40 lần so với sản phẩm không chứa Nano Curcumin.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là những mẹo chữa đau thượng vị tạm thời nhanh chóng và hiệu quả. Tuy trên đây không phải cách điều trị dứt điểm nhưng có thể hỗ trợ làm dịu cơn đau thượng vị. Người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện thăm khám để được điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát.