Hiện nay trong Tây y, có khá nhiều loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản. Thế nhưng, bệnh nhân và gia đình vẫn còn lo ngại về độ an toàn nếu sử dụng thuốc tây trong thời gian dài điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày trong từng giai đoạn của bệnh.
1. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản. Bệnh còn được gọi là viêm thực quản trào ngược và có các triệu chứng khá giống nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm thanh quản… Những triệu chứng rõ nét nhất của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn kèm theo tình trạng khó nuốt.
2. Những lưu ý giúp người bệnh điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, muốn điều trị được tận gốc bệnh và nhanh nhất, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:
- Hạn chế thu nạp các đồ ăn đồ uống có chứa chất kích thích khiến dạ dày tiết axit như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga,… Bạn cũng không nên uống nhiều nước khi ăn.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Không vận động hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn. Nếu có thì nên cách bữa ăn 23 giờ.
- Gối ngủ nên để cao khoảng 15cm hoặc khi ngủ để đầu nghiêng 30 độ so với giường, không nên để đầu nằm thấp hơn chân hoặc bụng khiến thân bị dốc về phía đầu.
- Nên tráng mặc áo ngực quá chặt sẽ tạo áp lực lên xoang bụn.
>> Bạn có thể xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì ?
3. Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả
Trường hợp bệnh nhân chớm bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể tự uống các thuốc như metoclopramide, domperidone, cisapride hoặc thuốc antacid, acid alginic để điều trị mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tốt nhất là nên đến thăm khám bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Các loại thuốc như: omeprazole, lansoprazole hoặc rabeprazole được dùng để ức chế tiết axit và giảm hoạt động bơm proton trong dạ dày sẽ được dùng theo chỉ định của bác sỹ để chữa trị cho các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp những loại thuốc này với thuốc khác.
Thuốc Esomeprazole (nexium) có tác dụng tốt giúp ức chế bơm proton. Loại thuốc này hay được các bác sĩ kê đơn nhất cho các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên chi phí điều trị bằng thuốc này khá đắt và cần thận trọng, khuyến cáo khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú .
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản dễ tái phát nếu bạn ngưng uống thuốc nên người bệnh cần đặc biệt lưa ý trong chế độ ăn uống sinh hoạt và thường xuyên thăm khám làm các xét nghiệm khi cần thiết. Chưa kể, việc sử dụng thuốc tây trị trào ngược dạ dày trong thời gian dài sẽ rất dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và dẫn đến việc nhờn thuốc. Khi này, người bệnh có thể tham khảo một số các loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản khác theo Đông y hoặc thuốc Nam.