Định nghĩa bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược từng đợt hay thường xuyên của dịch dạ dày lên vùng thực quản. Các dịch trong dạ dày kích thích bất lợi với niêm mạc thực quản gồm acid HCl, pepsin, dịch mật,… gây nên các triệu chứng cho người bệnh.
Tìm hiểu về cơ chế bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Cơ thể có một cơ chế bảo vệ chống trào ngược. Hoạt động trào ngược có yếu tố quan trọng tác động là cơ thắt dưới thực quản.
Thông thường, cơ thắt dưới thực quản giãn mở khi bạn nuốt, sau đó lại co trở lại và ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, trương lực cơ bị giảm, dịch dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản. Thực quản lúc này có bicarbonate, nước bọt có tính kiềm giúp trung hòa acid dịch vị, làm giảm kích thích bất lợi lên niêm mạc thực quản. Nhu động thực quản đưa dịch trào ngược trở lại dạ dày.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản bắt đầu trở thành một hiện tượng bệnh lý khi cơ thắt dưới thực quản làm việc không tốt cùng với các rối loạn như: rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt,… Khi này, cơ chế chống trào ngược không còn được tốt như trước, tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản xảy ra thường xuyên hơn, niêm mạc thực quản không được bảo vệ kỹ càng như trước, dần dần tổn thương.
Những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Stress
Các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có quan hệ mật thiết với trạng thái thần kinh. Tuy nhiên, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng stress, lo âu, căng thẳng thần kinh, sinh hoạt bất hợp lý,… lại thường chủ quan và bị bỏ qua.
Stress là nguồn gốc của rất nhiều bệnh. Stress cũng những thói quen sinh hoạt không hợp lý là một trong những tác nhân gây trào ngược dạ dày – thực quản và khiến bệnh tăng cường triệu chứng.
Stress quá mức hay kéo dài kích thích các dây thần kinh huy động cortisol, hạn chế phản ứng bảo vệ dạ dày, tăng tiết HCl và pepsin là các yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thói quen ăn uống, sinh hoạt cùng với stress là hai nguyên nhân phổ biến của các bệnh dạ dày.
Các thói quen ăn uống không không khoa học như: ăn quá no, ăn thực phẩm chứa hàm lượng acid khi đói, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… khiến cơ thể tăng tiết acid HCl và tăng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Một số nguyên nhân khác gây bệnh trào ngược: hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
Viêm loét dạ dày, tá tràng sâu
Các tổn thương tại dạ dày đã có sẵn có thể là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Các vết loét khi tiếp xúc với thức ăn khiến tăng tiết acid dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược lên thực quản.
Việc hiểu biết rõ về bệnh trào ngược dạ dày thực quản cùng với các nguyên nhân, giúp người bệnh có cái nhìn đúng đắn và lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý.