Bệnh trào ngược dịch mật làm tăng mức độ, nguy cơ tổn thương thực quản, barret thực quản, ung thư thực quản. Một vài gợi ý nhỏ cho bệnh trào ngược dịch mật
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày dịch mật là hiện tượng van môn vị đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày, rồi từ đó trào ngược lên thực quản khi van tâm vị mở. Hiện tượng này kéo dài dễ gây trợt loét thực quản. Bệnh trào ngược dịch mật rất hiếm khi xảy ra ở người khỏe mạnh, đa phần xuất hiện ở nhóm bệnh nhân đã bị trào ngược dạ dày – thực quản.
Mật là một chất lỏng màu xanh – vàng, được sản xuất tại gan và dữ trữ trong túi mật. Vai trò của dịch mật là để tiêu hóa chất béo và loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết cũng như một số độc tố ra khỏi cơ thể. Mật được đổ vào phần đầu ruột non cùng với các dịch tiêu hóa khác dưới sự kích thích của chất béo. Do một nguyên nhân nào đó, van môn vị (ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) bị tổn thương, đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản.
Nguyên nhân bệnh trào ngược dịch mật
Một số nguyên nhân gây ra trào ngược dịch mật có thể là:
Biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày: Hầu hết các trường hợp van môn vị hoạt động không ổn định là biến chứng sau phẫu thuật dạ dày, bao gồm cả cắt dạ dày và phẫu thuật dạ dày để giảm cân.
Loét dạ dày tá tràng: Một vết loét trong dạ dày có thể làm trương lực cơ của van môn vị yếu hơn bình thường, dẫn đến trào ngược dịch mật. Thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày cũng có thể làm tăng áp lực, gây yếu cả cơ tâm vị và môn vị, khiến dịch mật có thể trào lên đến tận thực quản.
Phẫu thuật túi mật: Các bác sĩ đã ghi nhận được sự gia tăng trào ngược dịch mật ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật, ví dụ như viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật. Tuy nhiên nguyên nhân vẫn chưa được giải thích cụ thể.
Các triệu chứng trào ngược dịch mật
Các triệu chứng của trào ngược dịch mật khó phân biệt với trào ngược acid dạ dày. Rất nhiều khi hai bệnh này xảy ra cùng một lúc. Nhưng do trào ngược acid phổ biến hơn nên bệnh trào ngược dịch mật thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với acid trào ngược, dẫn tới điều trị không đúng.
- Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật như:Thường xuyên ợ nóng, đi kèm theo cảm giác đắng miệng: Ợ nóng trong trào ngược dịch mật và trào ngược acid khá giống nhau, nó cùng là cảm giác nóng rát ở ngực. Tuy nhiên trào ngược dịch mật thường làm cho bệnh nhân có cảm giác đau cồn cào phần bụng trên, kèm theo vị đắng trong miệng.
- Buồn nôn hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh vàng
- Ho hay khàn giọng do dịch mật dâng lên và “đốt” niêm mạc cổ họng.
- Giảm cân ngoài ý muốn
Trào ngược dịch mật nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Không giống như trào ngược acid có thể giảm khi thay đổi chế độ ăn hoặc lối sống sao cho khoa học, hai biện pháp này không có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh trào ngược dịch mật. Khi dịch mật trào ngược lên, nó đồng thời làm tổn thương cả niêm mạc dạ dày và niêm mạc thực quản, có thể dẫn đến viêm, viêm loét, chảy máu hay ung thư dạ dày.
Ở tỉ lệ lớn bệnh nhân có cả trào ngược dịch mật và trào ngược acid thì sự kết hợp đặc biệt nguy hiểm, làm tăng mức độ và nguy cơ tổn thương thực quản, thực quản Barrett và ung thư thực quản.
Điều trị trào ngược dịch mật
Thay đổi lối sống là cần thiết nếu bạn có cả trào ngược dịch mật và acid
Tuy thay đổi lối sống không giúp cải thiện bệnh trào ngược dịch mật, nhưng bù lại các thuốc điều trị trào ngược dịch mật cũng sẽ làm giảm trào ngược acid. Nếu có đồng thời hai bệnh này, việc áp dụng lối sống lạnh mạnh có thể cải thiện một số triệu chứng.
Thay đổi chế độ ăn uống: Chia nhỏ bữa ăn được khuyến cáo để giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới và van môn vị. Sau khi ăn, điều quan trọng là phải chờ ít nhất 2-3 giờ trước khi nằm xuống để chắc chắn rằng dạ dày đã được làm rỗng. Nhiều loại thực phẩm đã được tìm thấy để làm trầm trọng thêm axit trào ngược và trào ngược dịch mật vì làm gia tăng sản xuất acid dạ dày và giảm trường lực cơ thắt thực quản dưới, cho phép axit và mật tràn lên thực quản. Các loại thực phẩm này bao gồm các loại thực phẩm giàu chất béo, caffeine, giấm, hành tây, sô cô la, cam quýt, đồ uống có ga, cà chua, các loại thực phẩm nhiều gia vị, và bạc hà.
Hạn chế hoặc tránh uống rượu: Uống rượu kích thích thực quản và làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới, nguyên nhân nền cơ thể trào ngược axit.
Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng sản xuất acid dạ dày và khô đi nước bọt, niêm mạc thực quản sẽ dễ bị tổn thương do mật hồi lưu và acid dạ dày.
Thư giãn: Bệnh nhân dưới áp lực tinh thần sẽ tiêu hóa chậm hơn, có thể làm nặng triệu chứng trào ngược.
Lựa chọn một chiếc giường nghiêng: Nâng cao đầu giường khoảng 4-6 inches có thể ngăn chặn các triệu chứng trào ngược. Điều này có thể có hiệu quả do trọng lực sẽ hỗ trợ trong việc ngăn chặn mật chảy ngược trở lại qua đường tiêu hóa.
Giảm cân: khi giảm cân, lượng chất béo ép vào dạ dày và ruột non sẽ ít đi, do vậy hiện tượng trào ngược dịch mật và acid sẽ bớt hơn.
Thuốc điều trị trào ngược dịch mật
Nhiều loại thuốc được sử dụng để quản lý trào ngược dịch mật cũng được sử dụng để điều trị trào ngược axit, tuy nhiên tính đặc hiệu của các thuốc này không cao.
Thuốc giảm cholesterol: như Questran® và Colestid® giúp cơ thể loại bỏ mật.
Cisapride: cisaprid (Propulsid®) đã được chứng minh để loại bỏ hoặc làm giảm đáng kể trào ngược dịch mật ở trẻ em. Tuy nhiên sản phẩm này đã được loại bỏ khỏi thị trường Hoa Kỳ do tác dụng phụ.
Thuốc ức chế bơm proton: ức chế bơm proton (Protonix®, Prilosec®, Prevacid®, AcipHex®, và Nexium®) là những thuốc theo toa được sử dụng để điều trị trào ngược acid, vì chúng làm giảm sản xuất acid dạ dày. Tuy nhiên hiện nay các bác sĩ vẫn còn tranh cãi về việc liệu các thuốc ức chế bơm proton giúp giảm trào ngược dịch mật hay làm trào ngược dịch mật tồi tệ hơn.
Phương pháp điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng, nếu không có cách gì khác làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng của trào ngược dịch mật hoặc khi có những dấu hiệu của ung thư thực quản.
Phẫu thuật Roux-en-Y: đây là một kỹ thuật nối ống mật và hỗng tràng. Như vậy mật thay vì đổ vào tá tràng như ban đầu, sẽ được đổ vào hỗng tràng (là phần sau của tá tràng), giúp giảm bớt triệu chứng trào ngược dịch mật. Tỉ lệ điều trị thành công bằng phương pháp này là 50-90%.
Phẫu thuật antireflux: Phần dạ dày gần thực quản được bao bọc và sau đó may quanh cơ thắt thực quản dưới. Thủ tục này củng cố các cơ vòng thực quản dưới, ngăn ngừa sự chảy ngược axit và mật vào thực quản. Thủ tục này được sử dụng thường xuyên hơn ở những bệnh nhân trào ngược axit.
Trào ngược dạ dày dịch mật là một căn bệnh nguy hiểm vì vậy khi có những dấu hiệu bệnh như trên người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc có thể gọi về tổng đài 1800 1796 (miễn phí cước gọi trong giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể.