Viêm xung huyết hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, khó điều trị và rất dễ tái phát. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh? Khi bị viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật mọi thông tin cần thiết, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên tắc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Điều trị viêm xung huyết hang vị là một quá trình dài, phối hợp giữa việc sử dụng thuốc và cải thiện chế độ sinh hoạt. Những nguyên tắc cần nắm để tối ưu hóa hiệu quả bao gồm:
- Giảm thiểu yếu tố tấn công: Bao gồm những nguyên nhân gây tăng acid dịch vị như thói quen lạm dụng thuốc, căng thẳng kéo dài, ăn đồ cay nóng, chiên rán… Đối với người nhiễm vi khuẩn H.P, phác đồ điều trị phải có thêm kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
- Tăng cường yếu tố bảo vệ: Bằng cách “làm dày” hệ thống chất nhầy niêm mạc, giúp tế bào tổn thương không bị tấn công bởi acid dạ dày. Đây là một loại thuốc cơ bản, cần được bổ sung trong phác đồ điều trị để bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
- Phát hiện và điều trị bệnh sớm: Ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ của viêm xung huyết hang vị như đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua… thì người bệnh nên được thăm khám kịp thời để điều trị triệt để, tránh tái phát.
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Sử dụng thuốc đúng và đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị cụ thể nên cần kiên nhẫn tuân thủ và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Duy trì lối sống khoa học: Là điều kiện tiên quyết để điều trị và ngăn ngừa tái viêm xung huyết hang vị dạ dày. Cần loại bỏ những thói quen xấu và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày
Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Sử dụng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được các bác sĩ kê đơn, bao gồm:
Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
Omeprazol
Có khả năng ức chế sự bài tiết của dạ dày thông qua sự ức chế hệ H+/K+ ATPase (bơm proton ở tế bào thành của dạ dày), đồng thời có khả năng kìm hãm vi khuẩn H.P. Đây cũng là lựa chọn lâu dài cho bệnh nhân viêm loét hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Khi sử dụng Omeprazol, cần chú ý đến một số tác dụng không mong muốn như phát ban, tăng men gan, phù…
Lansoprazol
Cũng như Omeprazol, Lansoprazol có tác dụng tương tự thông qua việc ngăn chặn kênh H+/K+ ATPase trên tế bào thành dạ dày. Bên cạnh đó, Lansoprazol còn hiệu quả trong việc giảm tiết Pepsin, tuy không mạnh như ức chế tiết acid nhưng cũng mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Khi dùng cần lưu ý đến những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa…
Thuốc kháng Histamin H2
Cimetidin
Cimetidin là một loại thuốc có khả năng ức chế cạnh tranh với Histamin H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm bài tiết và nồng độ acid dịch vị cả khi đói hay kích thích bởi thức ăn. Tuy không ngăn cản được vết loét tái phát nhưng Cimetidin đóng vai trò quan trọng trong việc làm liền tổn thương niêm mạc xung huyết, không cho bệnh tiến triển.
Khi dùng Cimetidin, người bệnh cần biết trước một số tác dụng phụ thường gặp như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ…
Ranitidin
Tương tự Cimetidin, Ranitidin là thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày với khả năng ức chế cạnh tranh Histamin H2 trên tế bào thành, giảm lượng acid dịch vị cả ngày và đêm trong mọi điều kiện. Không chỉ vậy, Ranitidin còn có tác dụng mạnh hơn Cimetidin từ 3 – 13 lần, bảo vệ niêm mạc dạ dày xung huyết, ngăn ngừa tối đa biến chứng chảy máu.
Những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng Ranitidin bao gồm đau đầu, chóng mặt, yếu mệt…
Thuốc trung hòa dịch vị (Antacid)
Phosphalugel
Cơn đau thượng vị do viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì để cải thiện nhanh triệu chứng? Phosphalugel là một loại Nhôm Phosphat dạng keo có tính kiềm, trung hòa acid dịch vị làm giảm đau một cách nhanh chóng cho người bệnh.
Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ bởi Phosphalugel có khả năng làm giảm hấp thu các thuốc khác, táo bón, thậm chí tắc ruột nếu uống quá liều.
Gastropulgite
Gastropulgite là một thuốc kháng acid, được bào chế dưới dạng hỗn dịch gồm:
- Nhôm Hydroxyd đóng vai trò chính là một chất kiềm, giúp trung hòa acid dịch vị, tạo lớp màng keo bảo vệ cho niêm mạc tổn thương.
- Attapulgite Mormoiron có khả năng hấp phụ độc tố, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và hình thành lớp màng bao phủ ngăn chặn sự tấn công của acid dạ dày.
- Kẽm Carbonat sấy khô tác dụng kích thích nhu động ruột, nhuận tràng, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày.
Khi dùng thuốc, cần lưu ý đến một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, táo bón…
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Bismuth là một loại thuốc quen thuộc được sử dụng nhiều trong các phác đồ điều trị viêm dạ dày xung huyết hang vị. Tại dạ dày, tủa Bismuth được tạo thành nhờ phản ứng với acid dịch vị, ngăn ngừa sự tấn công của acid lên niêm mạc tổn thương. Không chỉ vậy, Bismuth còn có tác dụng diệt vi khuẩn H.P, có tỷ lệ lên tới 70 – 90% khi phối hợp với một trong số nhóm thuốc như kháng sinh, PPI, kháng Histamin H2.
Các tác dụng phụ của Bismuth có thể gặp bao gồm làm sẫm màu phân hoặc lưỡi, làm thay đổi màu sắc răng tuy nhiên tình trạng này sẽ hồi phục khi ngừng dùng thuốc, nôn mửa, tiêu chảy, ù tai, giảm thính lực…
Thuốc kháng sinh
Amoxicilin
Amoxicilin là kháng sinh phổ rộng, tiêu diệt được vi khuẩn gram âm đặc biệt là H.Pylori – nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm hang vị xung huyết dạ dày. Đặc biệt, loại kháng sinh này còn rất bền trong môi trường acid, dễ dàng hoạt động ở nơi có độ pH thấp mà không bị biến đổi cấu trúc.
Khi dùng thuốc cần biết đến một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, phát ban muộn thường sau 7 ngày sử dụng.
Metronidazol
Không chỉ nhạy cảm với động vật nguyên sinh, Metronidazol còn có tác dụng lên vi khuẩn kỵ khí đặc biệt là H.Pylori. Bằng cách làm thay đổi cấu trúc DNA của vi khuẩn, kháng sinh làm ngưng trệ quá trình phiên mã, cuối cùng là làm chết vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng đơn độc Metronidazol, hiện tượng kháng thuốc xảy ra khá nhanh, cần phải phối hợp thêm kháng sinh khác trong quá trình điều trị.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị
Tất cả các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày kể trên đều có tác dụng mạnh mẽ lên cơ thể. Bên cạnh đó, hầu hết mọi loại thuốc đều để lại ít nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Để hạn chế tình trạng này, cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý bỏ hay thêm bất cứ loại thuốc nào khác.
- Tuân thủ mọi hướng dẫn dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đúng đủ liều, cách sử dụng, thời hạn sử dụng…
- Báo cáo lại với bác sĩ điều trị khi gặp bất cứ triệu chứng gì nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
- Thăm khám bệnh định kỳ để có được đánh giá khách quan về hiệu quả điều trị, điều chỉnh lại phác đồ cho phù hợp.
- Duy trì nguyên tắc điều trị bệnh hợp lý, xuyên suốt quá trình thậm chí khi đã khỏi bệnh để ngăn ngừa tái phát.
☛ Tham khảo thêm: Dinh dưỡng cho người viêm xung huyết hang vị
Gastosic giải pháp an toàn cho người viêm xung huyết hang vị
Hiểu được nỗi lo lắng của người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày trong thời gian dài, Gastosic đã ra đời sau 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Được sản xuất tại nhà máy dược phẩm công nghệ hàng đầu, xây dựng từ bản “thiết kế tối ưu” cho cơ địa của người Việt, Gastosic đã mang đến hiệu quả toàn diện:
- Trung hòa acid dịch vị dạ dày nhờ Hậu Phác, Trần Bì.
- Tái tạo vết loét, phục hồi tổn thương niêm mạc được biết đến bởi tác dụng của Cam Thảo, Nano Curcumin.
- Chống viêm, ức chế H.P cũng như các loại nấm gây hại, tạo môi trường tốt nhất trong quá trình lành bệnh là tác dụng của Hoàng Liên, Ngô Thù Du, Nano Curcumin.
- Kích thích khả năng tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn là khả năng của Thương Truật, Gừng.
- Làm dịu lo âu, giảm căng thẳng và những áp lực lên dạ dày là công dụng tuyệt vời của Cúc La Mã.
9 loại thảo dược mang đến đa tác động giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày, viêm xung huyết hang vị dạ dày, chấm dứt các triệu chứng của bệnh. Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Trải qua hơn 8 năm có mặt trên thị trường, Gastosic đã nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia hàng đầu và hàng ngàn người tiêu dùng trên toàn quốc. Hiện tại sản phẩm đang được bày bán rộng rãi trên hơn 2000 nhà thuốc trên khắp cả nước!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết trên đây đã phần nào giúp người bệnh trả lời được câu hỏi khi bị viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì. Chắc chắn rằng, thông qua những thông tin hữu ích này, mỗi người sẽ hiểu kỹ càng hơn về loại thuốc mình đang sử dụng, cách để dùng hợp lý và hiệu quả nhất đối với bản thân!