Bạn đang không biết viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Hãy đọc bài biết này để rõ lý do tại sao phải cần phải lựa chọn hoa quả phù hợp và list các loại trái cây nên ăn.
Nội dung bài viết
Tại sao người viêm loét dạ dày cần lựa chọn hoa quả phù hợp?
Hoa quả là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không phải loại nào cũng tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bạn cần chọn hoa quả phù hợp với độ pH, độ nhầy và sự tiêu hóa của dạ dày.
Nếu bạn ăn hoa quả có tính axit cao, đường cao hoặc chất kích thích, sẽ làm tăng tiết axit, kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày, làm bệnh nặng thêm. Bạn nên tránh hoặc ăn ít những loại hoa quả như cam, chanh, quýt, dứa, kiwi, mận, xoài, vải, nhãn…
Nếu bạn ăn hoa quả có tính kiềm, vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, sẽ giúp làm dịu dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa biến chứng. Bạn nên ăn nhiều loại hoa quả như táo, lê, dưa lưới, dưa hấu, nho, lựu, việt quất, bơ…
Nếu bạn bị nhiễm H. pylori, một loại vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày, bạn nên ăn nhiều hoa quả giàu chất chống oxy hóa, vì chúng có thể giúp bảo vệ và kích hoạt hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và giảm viêm loét.
Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung hoa quả để nhận đẩy đủ dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để chữa lành vết loét. Hãy chọn những hoa quả an toàn mà nhiều vitamin và khoáng chất.
Tóm lại, hoa quả có thể ảnh hưởng đến tình trạng của vết loét. Dưới đây là gợi ý cho bạn danh sách những loại quả và những lưu ý riêng.
Viêm loét dạ dày nên ăn quả gì?
Việt Nam là một nước có nhiều loại quả nhiệt đới đa dạng và phong phú. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày, bạn không nên bỏ qua những loại quả có lợi cho sức khỏe chỉ vì sợ một số quả có thể làm bệnh nặng hơn. Hãy lựa chọn hoa quả theo gợi ý dưới đây nhé!
Chuối chín
Chuối có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày và cung cấp chất xơ, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Chuối chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin B, E, C và các chất khác có tác dụng giảm đau, giảm đầy bụng, kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ thành dạ dày và ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do.
Tuy nhiên, với người bị viêm loét dạ dày chỉ nên ăn chuối chín mà không nên ăn chuối xanh hay chuối chưa chín hẳn vì vị chát của chuối xanh sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, có thể khiến bụng cồn cào. Bạn cũng không ăn chuối khi đói và không ăn quá 2 quả một ngày.
Bạn có thể ăn chuối kết hợp với các loại quả khác như món sinh tố hoa quả, chẳng hạn như sinh tố bơ chuối, sữa chua chuối…
Quả táo
Táo cũng là nguồn chất xơ tốt cũng như nhiều vitamin mà viêm loét dạ dày không nên bỏ qua. Trong táo có chứa Pectin – một loại chất xơ hòa tan có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện táo bón, tiêu chảy hoặc khó tiêu do có bệnh lý về dạ dày. Cùng với đó táo cũng cung cấp viatmin C và chất chống oxy hóa rất tốt cho việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý chọn loại táo thiên vị ngọt hơn vị chua. Nên chọn nguồn gốc rõ ràng, hay hoa quả tươi ngon tránh dập nát… Và không nên ăn táo khi quá đói. Nên có thói quen gọt vỏ táo thay vì ăn cả quả để loại vỏ phần khó tiêu hóa nhé.
Bạn có thể lựa chọn ăn táo với những món như sau: nước ép táo, sinh tố chuối táo, hay dùng táo làm salad…
Đu đủ chín
Quả đu đủ chín có vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ nên được dùng để làm món tráng miệng sau bữa ăn chính. Đu đủ chín rất tốt cho sức khỏe như cải thiện tim mạch, chức năng tiêu hóa, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ làn da, hỗ trợ giảm cân, tăng sức đề kháng…
Theo các nghiên cứu hiện đại, trong quả đu đủ có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như protin, chất chống oxy hóa, calo, chất xơ cùng hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, K, kẽm, sắt, canxi… có lợi cho đường tiêu hóa, cụ thể là các vấn đề về dạ dày.
Đặc biệt, khả năng chữa bệnh đau dạ dày của đu đủ đến từ 2 hoạt chất là papain và enzyme chymopapain. Chúng giúp cân bằng chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe dạ dày nhờ khả năng phân hủy các loại protein khó tiêu hóa, từ đó giảm áp lực và phục hồi các tổn thương nhanh hơn.
Hoạt chất lycopene trong đu đủ cũng giúp tăng cường khả năng chống viêm, giảm đau và thúc đẩy cơ chế tự làm lành vết loét niêm mạc của cơ thể, bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, đu đủ chín có độ mềm rất dễ tiêu hóa phù hợp với dạ dày đang bị tổn thương do viêm loét.
Tuy nhiên bạn nên nhớ hãy dùng đu đủ chín không nên ăn đu đủ xanh để có tác dụng ngược lại nhé. Vì hàm lượng papain và nhựa trong đu đủ xanh khá cao, dễ làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Điều này không tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Tương tự với các loại quả khác, bạn nên loại bỏ vỏ và hạt trước khi ăn nhé.
Ngày 1-2 miếng đu đủ chín sẽ rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bạn có thể ăn miếng trực tiếp hay làm sinh tố đu đủ kết hợp với loai quả khác để đổi vị nhé.
Việt quất
Quả việt quất là một loại quả tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho người bị viêm loét dạ dày. Theo các nghiên cứu, quả việt quất chứa proanthocyanidins flavonoid, một hoạt chất có khả năng chống lại vi khuẩn H.pylori, nguyên nhân chính gây ra bệnh.
Quả việt quất cũng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do và giảm đau dạ dày.
Bạn có thể ăn quả việt quất bằng cách bóc vỏ ngoài và thưởng thức hoặc bạn cũng có thể ăn cùng sữa chua hay làm sinh tố, nước ép giống như các loại quả khác.
Dâu tây
Đây cũng là loại trái cây mà khi bị viêm loét dạ dày nên ăn. Dâu tây nằm trong nhóm hoa quả mọng nước có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa polyphenol. Nhờ đó mà, ăn quả này không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn giúp lành vết tổn thương do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.
Ngoài việc ăn dâu tây trực tiếp bạn có thể dùng nước ép dâu tây, sữa dâu tây cũng có tác dụng rất hiệu quả.
Quả bơ
Quả bơ là một nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin và chất kháng khuẩn, có lợi cho sức khỏe và phòng chống nhiều bệnh.
Đặc biệt quả bơ có axit béo omega – 3, có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của vết loét dạ dày.
Bạn có thể ăn quả bơ trực tiếp hoặc làm thành sinh tố, kem bơ để tăng thêm hương vị và hiệu quả. Quả bơ là một loại quả tuyệt vời cho người bị đau dạ dày, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Thanh long
Thanh long là một loại quả nhiệt đới rất phổ biến ở Việt Nam, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho người bị viêm loét dạ dày. Thanh long có chứa oligosaccarit – một loại carbohydrate có tác dụng kích thích, sản sinh và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Quả này cũng rất giàu chất xơ hòa tan và các chất chống oxy hóa, góp phần giảm viêm, trung hòa axit trong dạ dày và tác động tích cực lên quá trình tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy mà thanh long là loại hoa quả mà người bị viêm loét dạ dày nên cần bổ sung.
Cũng như các loại hoa quả khác, bạn có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố…
Quả lựu
Trong list hoa quả dành cho người viêm loét dạ dày có quả lựu. Đây là quả chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa – Punicalagin, giúp làm dịu niêm mạc, giảm đau nóng rát ở thượng vị và cải thiện tiêu hóa. Các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu và chỉ ra rằng ăn quả lựu vừa đủ có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn. Quả lựu còn có tác dụng giảm đường huyết, giảm cholesterol và phòng tránh nhiều bệnh khác. Quả lựu là một loại quả tốt cho sức khỏe, bạn nên thử ăn thường xuyên.
Có một lưu ý nhỏ là bạn nên ăn lựu bỏ hạt hoặc có thể uống nước ép lựu để loại bỏ phần chất xơ từ hạt gây khó tiêu cho dạ dày.
Quả nho
Nho cũng là một loại quả nhiệt đới giàu vitamin và khoáng chất như kali, sắt, canxi, manga, acid folic, vitamin B1, B2, B6, C, K… Đặc biệt, nho – loại quả mọng nước này có chứa polyphenol rất tốt cho tình trạng viêm loét dạ dày.
Nho có nhiều loại với màu sắc khác nhau như nho đen, nho xanh, nho tím… mỗi loại có độ chua ngọt khác nhau… Cũng giống như táo, bạn nên chọn nho có vị thiên ngọt hơn, vì nho chua có thể kích thích tiết dịch vị, trào ngược dạ dày. Nho chín thường sẽ ít vị chua hơn nho xanh. Khi ăn nho, bạn nên bỏ vỏ và hạt, vì chúng khó tiêu và gây khó chịu cho dạ dày đang bị viêm loét.
Quả lê
Lê nằm trong nhóm hoa quả có nhiều chất xơ tốt hòa tan cho dạ dày theo cách giảm lượng axit trong dạ dày đồng thời làm giảm chứng đầy hơi. Chất xơ hòa tan này trong quả lê tạo thành chất nhờn trơn trượt trong dạ dày, hoạt động như một rào cản giữa niêm mạc dạ dày và axit ăn mòn trong dạ dày.
Quả lê cũng chứa flavonoid và chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Bên cạnh đó lê cũng cung cấp nhiều vitamin nhóm B, C, K và các khoáng chất như folate, kali, magie, đồng và mangan, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe.
Bạn nên ăn lê như món tráng miệng hoặc có thể làm salad cũng rất rốt.
Quả ổi
Ổi cũng là một trong những loại quả mà viêm loét dạ dày nên ăn. Thành phần dinh dưỡng của ổi giống như một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin C, A, B6, kali, magie và các chất xơ cho cơ thể. Mặt khác, lượng axit hữu cơ trong ổi rất thấp nên loại quả này hoàn toàn thích hợp cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nói riêng và đường tiêu hóa nói chung.
Tuy nhiên bạn không nên ăn ổi lúc đói, điều này có thể gây cồn bụng do ổi có chứa axit có thể kích thích tiết dịch vị và gây cồn bụng.
Khi sử dụng ổi trong bữa ăn thường ngày, bạn cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, tránh ăn ổi nguyên vỏ và nên loại bỏ hạt vì có thể sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu và táo bón. Cách tốt nhất được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích là dùng nước ép ổi.
Dưa lưới
Dưa lưới là một loại quả ngọt, không chứa nhiều axit, thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày. Dưa lưới có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng và nhiều nước. Loại quả này còn cung cấp nhiều chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa. Bạn có thể ăn dưa lưới trực tiếp hoặc kết hợp với sữa chua để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
☛ Tham khảo thêm tại: 15++ Món ăn cho người viêm loét dạ dày
Bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn quả gì?
Bên cạnh những loại quả nên ăn, viêm loét dạ dày cũng cần lưu ý tránh hoặc ăn ít các loại quả sau:
Họ nhà cam: chanh, cam, quýt, bưởi
Đây là các loại quả thuộc nhóm thực phẩm có tính axit cao. Nếu đang bị viêm loét dạ dày bạn hạn chế ăn nhưng loại quả này. Nếu ăn chỉ nên chọn loại cam ngọt, quýt đường và ăn cầm chừng. Tuyệt đối không nên uống nước ép các loại quả này, vì nước ép thường tiêu thụ với lượng lớn hơn so với việc bạn chỉ nên ăn 1 ít.
Dứa
Quả dứa có nhiều dinh dưỡng nhưng lại không có lợi cho người bị bệnh viêm loét dạ dày. Vì trong dứa có nhiều acid và các enzyme có thể làm tiêu protein không có lợi cho việc điều trị các triệu chứng của đau dạ dày, làm gia tăng tình trạng viêm loét dạ dày. Bạn nên hạn chế ăn dứa, nếu ăn chỉ nên ăn dứa chín với lượng vừa phải.
Cà chua
Cà chua cũng nằm trong nhóm thực phẩm có tính axit cao. Vị chua của nó có thể khiến bạn bị trào ngược axit nhiều hơn. Điều này cũng khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.
Quả hồng
Vị chát đặc trưng của quả hồng chính là chất tannin. Bạn sẽ nhận rõ vị này khi ăn hồng xanh hoặc độ chín chưa tới. Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày, dễ khiến bị đầy bụng, khó tiêu, cồn cào, khó chịu…
Do đó khi bị viêm loét dạ dày bạn nên hạn chế ăn hồng. Nếu ăn bạn chỉ nên ăn hồng đảm bảo đã chín và ăn một chút thôi nhé.
Hoa quả chua: cóc, xoài, me
Bện canh họ nhà cam, người có vấn đề về dạ dày cần kiêng cử các loại trái cây chứa nhiều axit như me, cóc, dứa, xoài, mận, khế chua… Các loại trái cây này có thể kích thích lên ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh.
Hoa quả nóng: sầu riêng, mít, nhãn vải
Không phải là không nên ăn mà nên hạn chế ăn những loại quả này nếu bạn bị viêm loét dạ dày. Các loại trái cây có tính nóng như sầu riêng, mít, nhãn, vải… có thể gây chướng bụng, khó tiêu, ợ chua và làm tăng áp lực lên dạ dày.
Nếu yêu thích các loại trái cây có tính nóng này, bạn chỉ nên bổ sung với mức độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ngoài ra, nên dùng kết hợp các loại trái cây này với sữa chua và các thực phẩm có tính mát như sữa chua, đu đủ chín, hạt chia, nha đam…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm loét dạ dày kiêng gì?
Lưu ý cho người viêm loét dạ dày ăn hoa quả
Khi chọn ăn hoa quả, người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý những điều sau:
- Chú ý chọn những quả tươi ngon không đập nát, quả vừa chín tới, không quá xanh, hay chín quá…
- Nên mua hoa quả ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, và cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nên ưu tiên mùa nào quả nấy để tránh được chất bảo quản, chất kích thích.
- Loại bỏ những phần khó tiêu của quả: hạt ổi, vỏ táo, hạt lựu…
- Chọn quả không quá chua, chọn quả mềm dễ tiêu hóa, chọn quả giàu chất xơ, và ưu tiên quả có nhiều chất chống oxy hóa.
- Tránh các loại quả qua ướp vị kiểu: xoài dầm chua cay, hoa quả dầm muối ớt, ô mai chua mặn ngọt, hoa quả sấy khô tẩm đường…
- Nên ăn hoa quả sau khi ăn cơm tầm 30 phút- 1 tiếng, tránh ăn lúc đói.
Tóm lại bạn cũng không nên quá khắt khe trong việc lựa chọn hoa quả khi bị viêm loét dạ dày mà làm mất nguồn bổ sung vitamin phong phú này. Điều quan trọng là hãy để ý hay ghi lại những phản ứng không tốt của bạn với một số loại hoa quả và tránh cho lần sau. Hay đôi khi chỉ là cách bạn ăn chưa đúng thời điểm hay chưa sơ chế kỹ mà ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của dạ dày vốn đang bị tổn thương của bạn.
Bên cạnh lựa chọn hoa quả tốt cho người bị viêm loét dạ dày, bạn nên kết hợp sử dụng viên uống Gastosic nhằm kiểm soát tốt tình trạng viêm loét dạ dày. Sản phẩm Gastosic được chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Thành phần chính của Gastosic là Curumin trong củ nghệ được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, Gastosic cho tác động vượt trội và toàn diện hơn hẳn nhờ kết hợp thêm 9 loại thảo dược quý gồm:
- Hậu Phác, Trần Bì
- Cam thảo
- Hoàng Liên, Ngô Thù Du
- Thương Truật, Gừng
- Cúc La Mã
Đây đều là những thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết loét cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra.
Gastosic được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được phân phối tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Chúc bạn sức khỏe!