Viêm loét dạ dày nặng khiến không ít người cảm thấy e ngại, sợ hãi hay thậm chí bị ám ảnh bởi những triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Thế nhưng, điểm nguy hiểm thật sự của viêm loét dạ dày nặng là biến chứng tiềm ẩn phía sau các tổn thương. Vậy, viêm loét dạ dày nặng là gì và chúng “đe dọa” thế nào đến sức khoẻ của người bệnh? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Viêm loét dạ dày nặng là gì?
Viêm loét dạ dày nếu tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các tổn thương viêm – loét nghiêm trọng, có kích thước lớn hoặc ăn sâu vào thành dạ dày thì được coi là nặng. Lúc này, người bệnh không chỉ xuất hiện hàng loạt triệu chứng nặng nề mà còn trực tiếp đối diện với nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Viêm loét dạ dày nặng thường xảy ra trong một số trường hợp như:
- Dạ dày bị tổn thương bởi tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại hoá chất.
- Người bệnh gặp cú sốc lớn về mặt tinh thần trong thời gian dài.
- Viêm loét dạ dày trong thời gian dài nhưng không được điều trị hoặc điều trị không triệt để.
- Người bệnh viêm loét dạ dày có khuẩn HP trong thời gian dài.
Viêm loét dạ dày nặng thường có triệu chứng nặng, thời gian mắc bệnh dài và bệnh tái phát nhiều lần. Người bệnh thường có đặc điểm chung như: không tái khám sau điều trị, tự dùng thuốc theo đơn đã kê trước đó khi triệu chứng tái phát và không có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ.
Vì vậy, đa phần người bệnh đều phát hiện viêm loét dạ dày nặng khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng, sử dụng các loại thuốc trước đó không còn tác dụng. Thậm chí, có trường hợp phát hiện khi đã có biến chứng. Điều này làm giảm hiệu quả điều trị, tốn kém chi phí, dễ để lại di chứng, nghiêm trọng hơn là đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày
Đánh giá mức nguy hiểm khi bị viêm loét dạ dày nặng
Viêm loét dạ dày nặng không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm. Những diễn biến nghiêm trọng của viêm loét dạ dày có thể xảy ra cấp tính hoặc tiến triển âm thầm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, thậm chí đe doạ tính mạng.
Người bệnh viêm loét dạ dày nặng có thể gặp nguy hiểm bởi một số biến chứng sau:
- Xuất huyết dạ dày: Xảy ra khi vết loét ăn sâu vào thành dạ dày làm thủng mạch máu. Nếu làm tổn thương mạch máu lớn, người bệnh có thể bị mất máu nghiêm trọng gây nguy hiểm tính mạng. Trường hợp mạch máu tổn thương có kích thước nhỏ, người bệnh có thể bị thiếu máu mạn tính.
- Thủng dạ dày: Ổ loét có thể xuyên qua thành dạ dày khiến dịch tiêu hoá xâm nhập vào khoang phúc mạc gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng và tổn thương các cơ quan nội tạng khác. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
- Hẹp môn vị: Xuất hiện sau khi các ổ loét lành lại, bị chai xơ làm chít hẹp môn vị, ngăn cản thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Hẹp môn vị kéo dài khiến chức năng dạ dày bị suy yếu, dễ gặp phải các biến chứng như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Ngoài ra, hẹp môn vị cũng gây rối loạn nước, điện giải và khiến cơ thể bị kiềm hóa.
- Ung thư dạ dày: Xảy ra khi các tế bào tại ổ loét liên tục tăng sinh để làm lành tổn thương. Quá trình này lặp lại nhiều lần khiến tế bào bị dị sản hoặc loạn sản, phát triển thành các khối u. Tỷ lệ viêm loét dạ dày tiến triển thành ung thư cao hơn từ 3 – 6 lần ở những người có nhiễm khuẩn HP.
Dấu hiệu cho thấy viêm loét dạ dày nặng
Viêm loét dạ dày nặng có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng lâm sàng. Nhưng để đánh giá chính xác nhất, người bệnh tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ.
Qua triệu chứng
Ở phần lớn người viêm loét dạ dày nặng, các triệu chứng thường gặp như: đau, nóng rát, ợ hơi, ợ chua và chướng bụng thường xuất hiện với tần suất dày hơn, mức độ nặng hơn, đáp ứng ít và chậm với các biện pháp giảm nhẹ. Trường hợp viêm loét dạ dày nặng đã tiến triển thành biến chứng, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Đi ngoài phân đen, cơ thể xanh xao, mệt mỏi thường gặp trong những trường hợp viêm loét dạ dày gây tổn thương mạch máu nhỏ trong thời gian dài.
- Đau dữ dội vùng thượng vị, nôn ra máu, bụng cứng đờ là triệu chứng điển hình khi ổ loét dạ dày làm thủng các mạch máu lớn.
- Đau thượng vị đột ngột, dữ dội và liên tục, sau đó đau lan rộng, bụng co cứng như gỗ có thể là dấu hiệu cho thấy ổ loét làm thủng dạ dày.
- Đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa, dịch nôn có mùi hôi, nôn ra thức ăn từ ngày hôm trước có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng hẹp môn vị.
Ngay khi gặp phải những triệu chứng bất thường trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Top triệu chứng người mắc viêm loét dạ dày
Qua hình ảnh nội soi
Viêm loét dạ dày nặng được xác định thông qua quá trình nội soi dạ dày. Những tổn thương trên niêm mạc thường gặp như:
- Niêm mạc loét trợt (erosion) và xuất huyết tạo thành những đốm nâu trên nền xung huyết đỏ.
- Niêm mạc dạ dày teo đét và xẹp xuống do các tuyến vị dạ dày bị phá huỷ.
- Ổ loét ăn sâu xuống lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ với vách dựng đứng, đáy nhẵn làm lộ ra các mạch máu được bịt lại bằng cục huyết khối.
- Nếu ổ loét xuyên thủng dạ dày, có thể quan sát được các mạc nối gan, tụy bịt lại ở đáy ổ loét (trường hợp thủng bít).
- Ổ loét hoá sẹo gây co kéo khiến các nếp gấp niêm mạc toả ra xung quanh như hình nan hoa gây hẹp môn vị.
- Ổ loét niêm mạc lớn hơn 4cm, bờ cao nham nhở, đáy ổ loét hoại tử, sần sùi hoặc niêm mạc dạ dày xuất hiện dạng chồi sùi giống như nấm (hoặc polyp), niêm mạc dày cứng trong biến chứng ung thư.
Điều trị viêm loét dạ dày nặng bằng cách nào?
Tuỳ thuộc vào triệu chứng, mức độ và nguyên nhân gây viêm loét dạ dày mà phác đồ điều trị của mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Dưới đây là những biện pháp thường được áp dụng:
Điều trị bằng thuốc
Điều trị nội khoa bằng thuốc là biện pháp được ưu tiên áp dụng trong điều trị viêm loét dạ dày nặng. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm:
- Thuốc kháng acid (antacid): Có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giúp giảm triệu chứng đau và nóng rát dạ dày ngay sau khi uống. Hoạt chất thường dùng gồm: nhôm hydroxyd, magie hydroxyd,…
- Thuốc kháng histamin H2: Ức chế dạ dày tiết acid cả lúc no và lúc đói, đặc biệt vào thời điểm ban đêm nên thường được dùng cho người loét dạ dày. Hoạt chất thường gặp như: cimetidine, ranitidine, famotidine,…
- Thuốc ức chế bơm Proton: Là thuốc ức chế tiết acid mạnh nhất, đóng vai trò chính trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày nặng. Hoạt chất thường dùng như: omeprazole, lansoprazole, esomeprazole,…
- Thuốc bảo vệ dạ dày: Tạo lớp màng chọn lọc lên các ổ viêm loét trên bề mặt dạ dày, ngăn acid tiếp tục phá huỷ niêm mạc. Hoạt chất được dùng phổ biến như: bismuth, sucralfat,….
- Kháng sinh: Được chỉ định khi nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do khuẩn HP. Một số kháng sinh thường dùng gồm: amoxicillin, tetracycline, clarithromycin, metronidazole,…
☛ Chi tiết hơn tại: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng!
Kết hợp dinh dưỡng hợp lý
Kiểm soát chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày, góp phần hạn chế tình trạng tăng tiết acid và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, làm lành tổn thương. Những lưu ý cụ thể giúp người bệnh điều chỉnh dinh dưỡng gồm:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm nồng độ acid dạ dày, hạn chế hình thành tổn thương mới.
- Bổ sung đều đặn thực phẩm giàu men vi sinh nhằm thúc đẩy quá trình lành loét, ngăn vi khuẩn HP bám vào niêm mạc dạ dày.
- Ưu tiên thực phẩm giàu flavonoid giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, hỗ trợ vết loét dạ dày nhanh hơn.
- Chú ý cung cấp thực phẩm giàu omega – 3 giúp hạn chế phản ứng viêm, ngăn vết viêm loét tiến triển.
- Tăng cường thực phẩm giàu protein ít béo nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho tế bào tái tạo làm lành vết loét.
- Lựa chọn các món ăn được nấu mềm, chín kỹ hoặc ninh nhừ giúp giảm gánh nặng tiêu hoá cho dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm chứa cafein, đồ uống có cồn, các loại nước uống công nghiệp, thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh gây kích ứng dạ dày, khiến dạ dày tăng tiết acid.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm loét dạ dày nặng cũng cần chú ý xây dựng thói quen ăn uống khoa học, đảm bảo ăn đủ bữa, ăn đúng giờ và ăn với lượng vừa đủ. Việc điều chỉnh thói quen sống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và tránh tâm trạng căng thẳng cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày.
☛ Gợi ý: List món ăn cho người viêm loét dạ dày cực tốt
Sử dụng Gastosic
Gastosic là sản phẩm được Viện Khoa Học Hàn Lâm và Công nghệ nghiên cứu dành riêng cho người viêm loét dạ dày. Thành phần nổi bật của sản phẩm là Curcumin từ củ nghệ đen được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ giúp tăng hiệu quả 10 – 40 lần so với dạng thông thường. Curcumin có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và rút ngắn thời gian làm lành tổn thương trên niêm mạc.
Ngoài ra, Gastosic được kết hợp thêm 9 loại dược liệu quý mang lại tác dụng toàn diện gồm:
- Giảm nhanh triệu chứng: Nhờ bộ đôi Hậu Phác – Trần Bì có tác dụng trung hòa acid dạ dày, cải thiện nhanh cảm giác đau, nóng rát, ợ hơi, ợ chua,…
- Nhanh lành viêm loét: Được tạo ra bởi thành phần Cam Thảo giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn acid và pepsin tấn công lên các vết tổn thương.
- Kháng khuẩn: Nhờ sự kết hợp của Hoàng Liên và Ngô Thù Du giúp chống viêm, chống nấm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Nhờ thành phần Thương Truật, Gừng giúp tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kích thích ăn ngon miệng.
- Giảm stress: Nhờ bổ sung thảo dược Cúc La Mã giúp làm dịu kích thích, giảm tình trạng co bóp dạ dày quá mức.
Viên uống Gastosic được đánh giá cao bởi hàng loạt chuyên gia tiêu hoá hàng đầu như: TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Phó chủ tịch hội tiêu hóa Hà Nội), PGS.TS Nguyễn Thượng Dong (Nguyên Viện Trưởng Viện Dược Liệu), Ths.Bs Trần Ngọc Lưu Phương (Trưởng khoa nội soi bệnh viện Nguyễn Tri Phương), GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch (nguyên trưởng khoa tiêu hóa, TS.BS Vũ Khánh Vân (Nguyên chủ nhiệm khoa A8, Bệnh viện Quân đội 108),…
Hiện nay, Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Sản phẩm được tin tưởng và lựa chọn phân phối tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY